Một số kĩ năng cơ bản khi giải bài tập hĩa học dành cho học sinh lớp

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng cơ bản để giải bài tập hóa học 8 cho học sinh ở trường THCS luận văn thạc sỹ hóa học (Trang 29 - 33)

- Phương pháp chung để giải bài tốn tính theo PTHH cho học sinh lớp 8:

2.2.2. Một số kĩ năng cơ bản khi giải bài tập hĩa học dành cho học sinh lớp

Hĩa học là một khoa học vừa lí thuyết, vừa thực nghiệm, hĩa học cĩ nhiều khả năng phát triển những năng lực nhận thức cho học sinh. Việc nghiên cứu các vấn đề lí thuyết cơ bản của chương trình như các khái niệm nguyên tử, phân tử, phản ứng hĩa

học, ... cĩ ý nghĩa to lớn trong việc phát triển tư duy, năng lực nhận thức cho học sinh. Bài tập hĩa học là một phần khá quan trọng trong việc gĩp phần phát triển năng lực tư duy, năng lực nhận thức ở học sinh, bài tập hĩa học vừa giúp các em củng cố lại các kiến thức vừa học, vừa cĩ thể giúp các em mở rộng kiến thức (như các bài tập thực nghiệm), vừa giúp các em kiểm tra lại kiến thức của mình.

Để giải được các dạng bài tập khác nhau từ mức độ đơn giản đến phức tạp, địi hỏi học sinh phải cĩ hệ thống những kĩ năng cơ bản như sau:

Kĩ năng 1: Viết đúng kí hiệu hĩa học của nguyên tố

Đây là kĩ năng cơ bản nhất cần phải cĩ khi học sinh học mơn hĩa học ở bất cứ cấp học, bậc học nào. Học sinh cĩ viết đúng kí hiệu hĩa học của nguyên tố thì học sinh mới cĩ thể thực hiện các yêu cầu tiếp theo của quá trình chiếm lĩnh kiến thức hĩa học. Thực tế cho thấy rằng, nếu như học sinh khơng cĩ được kĩ năng này thì mọi vấn đề hĩa học tiếp theo sau học sinh sẽ rất khĩ tiếp thu và thậm chí là khơng thể nào tiếp thu được. Khi đĩ học sinh sẽ cảm thấy mơn hĩa học quá rắc rối, thậm chí là mơn học “cực kì khĩ hiểu”, dẫn đến khơng thích, khơng muốn học mơn này.

Để giúp học sinh nắm vững kĩ năng này, địi hỏi giáo viên phải cĩ sự đầu tư rất nhiều ngay từ các tiết dạy mở đầu của mơn Hĩa học. Tạo khơng khí thoải mái khi tiếp xúc với mơn học, từ đĩ khơi dậy niềm hứng thú, say mê bộ mơn. Biết đề ra các bài tập cân đối, vừa sức với các đối tượng học sinh nhằm tạo động lực cho học sinh tiếp tục tìm tịi, khám phá kiến thức từ mơn hĩa học qua các tiết học, qua các loại sách bài tập, sách tham khảo, ...

Đối với kĩ năng này, điều thật sự cần thiết là học sinh phải ghi nhớ “Một số nguyên tố hĩa học” ở bảng 1, trang 42 (SGK Hĩa học 8, Tác giả Lê Xuân Trọng – Tổng chủ biên (2004), NXBGD). Khi học sinh ghi nhớ được thơng tin về một số nguyên tố này thì việc áp dụng vào giải các bài tập hĩa học rất dễ dàng. Khi học sinh đã ghi nhớ thơng tin trong bảng này, học sinh cĩ thể vận dụng chúng vào việc giải quyết các yêu cầu của bài học hoặc bài tập, dần dần kĩ năng viết đúng kí hiệu hĩa học của nguyên tố được hình thành và phát triển.

Để ghi nhớ thơng tin về các nguyên tố trong bảng 1 khơng phải là vấn đề đơn giản, vì các tên nguyên tố khá mới lạ, các kí hiệu hĩa học (KHHH) dễ bị nhầm lẫn, nguyên tử khối (NTK), hĩa trị lại càng rắc rối hơn. Nhằm giúp các em ghi nhớ các thơng tin này, giáo viên cĩ thể soạn ra một số bài tập cho các em thực hiện trên lớp và ngay cả khi về nhà như với các dạng như sau:

Ví dụ 2: Hãy viết KHHH và cho biết NTK của các nguyên tố hĩa học sau: a) Hiđro, cacbon, nitơ, oxi, photpho, lưu huỳnh, clo, brom.

b) Natri, magie, nhơm, kali, canxi, mangan, sắt, đồng, kẽm, bạc, bari.

Ví dụ 3: Hãy cho biết tên và KHHH của các nguyên tố hĩa học cĩ NTK như sau: a) 1, 12, 14, 16, 23, 24, 27, 32.

b) 35.5, 39, 40, 55, 56, 64,65, 80.

Định hướng cách giải: HS phải dựa vào các thơng tin về tên nguyên tố, KHHH và nguyên tử khối của một số nguyên tố hĩa học ở bảng 1, trang 42 (SGK Hĩa học 8) để giải quyết yêu cầu của đề bài.

Giải Ví dụ 2: a) H (NTK: 1); C (NTK: 12); N (NTK: 14); O (NTK: 16); P (NTK: 31); S (NTK: 32); Cl (NTK: 35,5); Br (NTK: 80) b) Na (NTK: 23); Mg (NTK: 24); Al (NTK: 27); K (NTK: 39); Ca (NTK: 40); Mn (NTK: 55); Fe (NTK: 56); Cu (NTK: 64); Zn (NTK: 65); Ag (NTK: 108); Ba (NTK: 137). Ví dụ 3:

a) Hiđro (H), cacbon (C), nitơ (N), oxi (O),

natri (Na), magie (Mg), nhơm (Al), lưu huỳnh

(S)

b) Clo (Cl), kali (K), canxi (Ca), mangan (Mn),

Với các bài tập dạng này khá đơn giản, giáo viên cần cho các em làm lặp lại nhiều lần, cĩ chú ý hốn đổi các nguyên tố thành nhiều nhĩm khác nhau để các em làm cho quen và dần dần sẽ ghi nhớ, khắc sâu các thơng tin cơ bản về một số nguyên tố hĩa học thường gặp ở chương trình hĩa học lớp 8. Từ đĩ, các thao tác giải bài tập dạng này sẽ trở nên quen thuộc và từ đĩ sẽ hình thành và rèn được kĩ năng viết đúng KHHH của nguyên tố, nguyên tử, phân tử của chất. Khi đã cĩ được kĩ năng viết đúng KHHH của nguyên tố thì khi học về nguyên tử, phân tử học sinh sẽ dễ dàng viết được cơng thức của nguyên tử hoặc phân tử.

Kĩ năng 2: Viết đúng cơng thức nguyên tử, phân tử

Kĩ năng “Viết đúng cơng thức nguyên tử, phân tử” là một trong những kĩ năng cơ bản quan trọng nhất khi học mơn hĩa học 8 – mở đầu về hĩa học. Khi học sinh đã cĩ được kĩ năng viết đúng kí hiệu hĩa học của nguyên tố thì các bài học tiếp theo về nguyên tử, phân tử học sinh sẽ dễ dàng hiểu và biểu diễn đúng kí hiệu của nguyên tử, phân tử của các đơn chất và một số hợp chất đơn giản quen thuộc. Cũng thơng qua đĩ, học sinh được làm quen với cách tính nguyên tử khối, phân tử khối của các chất để dễ dàng thực hiện các phép tính tốn trong hĩa học sau này. Từ đĩ, học sinh sẽ rèn được kĩ năng “Viết đúng cơng thức nguyên tử, phân tử” làm nền tảng cho việc học mơn hĩa học tiếp theo sau.

Ví dụ 4: Hãy dùng chữ số và KHHH để diễn đạt các ý sau: a) Nguyên tố oxi, nguyên tố sắt, nguyên tố kẽm.

b) Ba nguyên tử natri, bốn nguyên tử nhơm, năm nguyên tử nitơ. c) Hai phân tử hiđro, ba phân tử kẽm, bốn phân tử clo.

Ví dụ 5: Các cách viết 2 Ca, 3 Cl2, 4 N2, 5 Fe lần lượt cĩ ý nghĩa gì?

Ví dụ 6: Hãy tính phân tử khối của các phân tử sau: CO2, CH4, H2O, NaCl.

Định hướng cách giải: HS dựa vào kiến thức về KHHH của nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tử, cách biểu diễn nguyên tử, phân tử (ở các trạng thái rắn, lỏng, khí) để học sinh giải các bài tập dạng này.

Giải

a) O Fe Zn

b) 3 Na 4 Al 5 N

c) 2 H2 3 Zn 4 Cl2

Ví dụ 5:

- Cách viết 2 Ca cĩ ý chỉ 2 nguyên tử canxi. - Cách viết 3 Cl2 cĩ ý chỉ 3 phân tử khí clo. - Cách viết 4 N2 cĩ ý chỉ 4 phân tử khí nitơ. - Cách viết 5 Fe cĩ ý chỉ 5 nguyên tử sắt.

Ví dụ 6:

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng cơ bản để giải bài tập hóa học 8 cho học sinh ở trường THCS luận văn thạc sỹ hóa học (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w