Giải pháp về hoạt động marketing ngân hàng:

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu cho hệ thống NHTMCP tại TP HCM khi việt nam gia nhập WTO (Trang 90 - 95)

KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

3.2.4.9.Giải pháp về hoạt động marketing ngân hàng:

Các NHTM Việt Nam ngày càng nhận thức rõ nét hơn về vai trị Marketing trong nâng cao sức mạnh cạnh tranh, một cơng cụ quan trọng giúp các ngân hàng tồn tại và phát triển cũng như xây dựng thương hiệu ngân hàng.

Trước hết cần hiểu “Marketing ngân hàng là gì?” Cĩ thể hiểu Marketing ngân hàng là tổng thể các biện pháp và giải pháp cụ thể của một ngân hàng, một chi nhánh ngân hàng thực hiện nhằm khơng ngừng mở rộng và thu hút khách hàng, tăng quy mơ cung ứng các sản phẩm và dịch vụ, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Hay Marketing ngân hàng là tồn bộ các hoạt động của một ngân hàng, một chi nhánh ngân hàng được gắn kết phù hợp, cĩ hiệu quả với nhau, với mơi trường kinh doanh trong khuơn khổ pháp luật quốc tế, theo

định hướng thu hút và mở rộng khách hàng, mở rộng thị phần trên thị trường, nhằm thỏa mãn nhu cầu tối đa của khách hàng, mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.

Như vậy, Marketing ngân hàng cĩ nội dung là nâng cao hiệu quả cạnh tranh, thu hút và mở rộng khách hàng, khơng ngừng nâng cao lợi nhuận, phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đây cũng là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu ngân hàng.

Để thực hiện tốt hoạt động Marketing, cĩ thể thực hiện một số giải pháp chiến lược sau: Cần coi trọng khâu hoạch định chiến lược kinh doanh. Trên cơ sở phác thảo sơ nét chiến lược kinh doanh cho từng ngân hàng, cần xác định và tập trung nguồn lực vào các chiến lược ưu tiên được chọn lọc trên cơ sở: cĩ khả năng tạo sự tăng trưởng cho ngân hàng về lợi nhuận, thị phần, cĩ lợi thế cạnh tranh tốt nhất, dễ dàng trong việc phân bổ nguồn lực và kiểm sốt quá trình thực thi chiến lược.

Thiết lập cơ sở cho việc cải tổ hoạt động Marketing: Nhanh chĩng thành lập phịng Marketing trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng. Để cĩ thể ứng dụng Marketing hiệu quả trước hết cần phải cĩ sự chuyên nghiệp trong cơ cấu kinh doanh, đĩ là thành lập phịng Marketing và tiến hành tuyển chọn, đào tạo nhân sự theo đúng nghĩa, cĩ đủ tư duy, và kỹ năng marketing; cơng việc được miêu tả rõ ràng và cĩ quyền ra quyết định trong chức trách của mình. Cơng việc của phịng Marketing bao gồm: (1) Nghiên cứu marketing, dự báo thị trường; (2) Thiết lập và tổ chức thực hiện chiến lược marketing; (3) Cố vấn cho giới quản trị cấp cao trong hoạch định chiến lược kinh doanh; (4) phối hợp với các bộ phận kinh doanh khác để thiết kế sản phẩm, dịch vụ, tham gia định giá mạng lưới phân phối và thực hiện các nỗ lực kinh doanh.

Hình thành ngân sách cho hoạt động Marketing: Sau khi thành lập và xây dựng cơ cấu cho hoạt động của bộ phận marketing, cần phải xây dựng ngân quỹđể bộ phận marketing cĩ thểđi vào hoạt động hiệu quả. Đơi khi bộ phận marketing cần một ngân sách rất lớn, do đĩ trong lâu dài hàng và hàng năm trong kế hoạch tài chính phải dự đốn và dự tốn ngân sách cho hoạt động marketing.

Mạnh dạn đầu tư và cĩ kế hoạch chi tiết đầu tư cho Marketing: Chi tiết hĩa kinh phí đầu tư cho hoạt động Marketing cho các hoạt động cụ thể, như chi phí cho hội nghị khách hàng, chi phí cho tiện nghi nơi giao dịch với khách hàng, chi phí cho đào tạo kiến thức Marketing cho nhân viên, chi phí cho quảng cáo…

Một là thực hiện chiến lược quảng bá hình ảnh thương hiệu của ngân hàng một cách lâu dài, bài bản, phù hợp với thơng lệ quốc tế:

Thường xuyên đưa các biểu tượng, logo hay hình ảnh của ngân hàng xuất hiện trên các phương tiện thơng tin đại chúng. Cĩ nhiều cách để thương hiệu của ngân hàng đến được với các khách hàng tiềm năng qua các kênh thơng tin đại chúng như truyền hình, đài báo, các chương trình khuyến mãi, các chiến dịch tài trợ… nhưng hiệu quả cao nhất là thơng tin báo chí, xếp sau là truyền hình và thơng tin giữa những người thân trong gia đình…

Hai là, tổ chức các chương trình quảng cáo cụ thể nhân dịp tung ra các sản phẩm và dịch vụ mới của ngân hàng:

Thường xuyên tung ra các chiến dịch huy động vốn, chiến dịch phát triển dịch vụ thẻ, sản phẩm mới về cho vay… kèm theo đĩ là các chương trình quảng cáo cụ thể. Các chương trình quảng cáo nên kết hợp hài hịa giữa giới thiệu nội dung, tiện ích mang lại cho khách hàng trên báo in, trên băng rơn tại điểm giao dịch tại ngân hàng, trên đài phát thanh, trên đài truyền hình và các tờ rơi, tờ bướm đựợc phát cho khách hàng.

+ Nội dung quảng cáo khơng chỉ nhấn mạnh đến các tiện ích mà kèm theo khuyến mại, tặng quà, trao giải thưởng cho khách hàng; cĩ chú ý đến đối tượng khách hàng cụ thể. + Nội dung quảng cáo đa dạng, hiện đại. Cĩ thể thuê các cơng ty quảng cáo chuyên nghiệp thiết kế mẫu maket, tư vấn và cung cấp dịch vụ cĩ liên quan.

Ba là, tổ chức hội nghị khách hàng:

Chọn địa điểm tổ chức là những nơi sang trọng: khách sạn lớn, khách sạn quốc tế, phịng họp cĩ trang thiết bị tốt… để thơng qua đĩ giới thiệu cho các khách hàng truyền thống, khách hàng mới và khách hàng tiềm năng những kết quả kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua, chiến lược kinh doanh thời gian tới, sản phẩm và dịch vụ mới, cám ơn khách hàng và tặng quà khách hàng.

Hoạt động Marketing này sẽ làm cho ngân hàng và khách hàng gắn bĩ hơn, thân thiện hơn và đương nhiên đem lại hiệu quả thiết thực hơn.

Bốn là, tổ chức tiếp thị trực tiếp:

Đĩ là hoạt động gặp gỡ, làm việc tiếp xúc trực tiếp giữa lãnh đạo ngân hàng với lãnh đạo doanh nghiệp, giữa cán bộ marketing hay cán bộ nghiệp vụ của ngân hàng với cán bộ của doanh nghiệp. Hình thức tiếp xúc trực tiếp cũng cĩ thẻ thơng qua các hoạt động giao lưu thể thao giữa lãnh đạo hai bên hay cán bộ nhân viên hai bên. Nên thường thực hiện hoạt

động này với các khách hàng tiềm năng, cĩ số dư tiền gửi lớn, ổn định, cĩ doanh số thanh tốn xuất nhập khẩu lớn, hay các dự án lớn và cĩ hiệu quả.

Việc tổ chức tiếp thị trực tiếp cũng cĩ thể thực hiện dưới hình thức cán bộ ngân hàng đến giới thiệu sản phẩm cho vay tiêu dùng, dịch vụ chi trả lương qua hệ thống ATM… trực tiếp tại doanh nghiệp, cơ quan, thơng qua hội nghị chuyên mơn, đồn thể của doanh nghiệp hay cơ quan đĩ.

Mục đích của hoạt động Marketing này thường là nhằm giữ chân khách hàng cũ hoặc tranh thủ thu hút khách hàng mới.

Qua thực tiễn nghiên cứu cĩ thể thấy, một số NHTMCP trên địa bàn thành phốđạt được thành cơng đáng ghi nhận trong lĩnh vực này.

Năm là, tổ chức Marketing thống nhất trong hệ thống NHTMCP và phân cấp cho chi nhánh cơ sở:

Mỗi NHTMCP đều cĩ các chi nhánh và đơn vị trực thuộc theo hệ thống. Hoạt động marketing nên được tổ chức triển khai từ hội sở chính đến các chi nhánh theo hệ thống cĩ tính thống nhất chung. Một chi nhánh triển khai cũng là tổ chức marketing cho tồn hệ thống ngân hàng đĩ trên địa bàn.

Sáu là, sử dụng cơng cụ Internet:

Internet ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi trong đời sống hiện tại, được xem là một phương tiện truyền thông khá tốt đối với ngân hàng. Ngòai việc xây dựng một trang web có giao diện đẹp, với đầy đủ thông tin được cập nhật thường xuyên thì bộ phận thông tin phải xây dựng các chương trình tiếp thị, giới thiệu ngân hàng với khách hàng qua mạng internet như gửi thư email giới thiệu ngân hàng, lập đường dẫn hoặc liên kết với các trang web khác, khai thác tối đa hiệu quả từ họat động công nghệ thông tin mang lại.

Ngịai ra, sẽ cịn nhiều việc phải làm để hồn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của các NHTMCP Tp.HCM để phục vụ đắc lực cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho các ngân hàng.

KẾT LUẬN

Con đường tất yếu để Việt Nam cĩ thể phát triển kinh tế, hướng đến “dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh” là phải tham gia, hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, phải “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cũng vậy, phải từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập, hạn chế các khĩ khăn thách thức, tận dụng thời cơđể vươn lên phát triển thành ngân hàng tầm cỡ khu vực trong 05-10 năm tới.

Xuất phát từ thực tiễn, luận văn đã đi sâu nghiên cứu những tác động khi Việt Nam gia nhập WTO, vai trị của thương hiệu ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh khi Việt Nam gia nhập WTO cũng như thực trạng hoạt động và quá trình xây dựng thương hiệu của hệ thống NHTMCP tại Tp.HCM. Trên cơ sở đĩ, luận văn cũng đã đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu cho hệ thống NHTMCP tại Tp.HCM khi Việt Nam gia nhập WTO.

Mặc dù đã cĩ nhiều cố gắng nhưng thời gian hạn hẹp, kiến thức, kinh nghiệm cịn nhiều hạn chế nên luận văn khĩ tránh khỏi thiếu sốt, sai lầm. Kính mong nhận được sự đĩng gĩp ý kiến của Quý Thầy, Cơ và đồng nghiệp để đề tài cĩ thể hồn thiện hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu cho hệ thống NHTMCP tại TP HCM khi việt nam gia nhập WTO (Trang 90 - 95)