Hoạt động đốt rừng làm rẫy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện địa lí địa bàn cư trú và đề xuất giải pháp tổng thể phát triển kinh tế xã hội của người mã liềng ở hà tĩnh (Trang 41 - 42)

1 996 30 Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Hiến cán bộ khuyến nông khuyến lâm thời đó

3.3.1.1. Hoạt động đốt rừng làm rẫy

Hoạt động đốt rừng làm rẫy gằn liền với đời sống du canh du c của đồng bào Mã Liềng. Từ khi ngời Mã Liềng thực hiện định canh định c, hoạt động này có chiều hớng giảm và trong một thời gian dài, diện tích rẫy của đồng bào khá ổn định.

Cách thức chọn rẫy của ngời Mã Liềng ở hai điểm tụ c cũng không giống nhau. Ngời Mã Liềng ở bản Rào Tre chọn những vạt rừng thoai thoải cách nhà khoảng 2-3 km để phát rẫy.

Quy trình sản xuất nơng rẫy của ngời Mã Liềng cũng giống các nhóm khác thuộc dân tộc Chứt, đó là đều phải qua các khâu: chọn đất, phát, cốt, đốt, trồng, và thu hoạch.

Vào cuối tháng T âm lịch, chủ nhà chọn ngày tốt (thờng là các ngày chẵn) đi tìm đất làm rẫy. Đất chọn làm rẫy là đất thịt, nhiều mùn, thờng là đất ở các khu rừng già. Khi chọn đợc đất, chủ nhà phát một đám nhỏ, cắm chéo hai thân cây hoặc phát một vòng để làm dấu, với ý thông báo đám đất đã có chủ.

Đầu tháng 5 bắt đầu công việc phát rẫy và đến cuối tháng thì kết thúc để kịp đốt, cốt, trồng. Dụng cụ phát rẫy là rựa (Móôcgá) còn lực lợng lao động là mọi

thành viên lớn trong gia đình, không phân biệt nam, nữ. Phát rẫy đợc tiến hành từ dới lên. Khi các cây nhỏ, dây rừng, cỏ đợc phát sách, đồng bào bắt đầu cốt. Đây là công việc nặng nhọc và đòi hỏi kĩ thuật, sức khỏe vì vậy nam giới đảm nhận toàn bộ khâu này. Dụng cụ để cốt là rìu, rựa.

ảnh 3: Hoạt động nơng rẫy của ngời M Liềngã

Sau khi để khô các loại cây, cỏ đã phát, cốt, đến cuối tháng Sáu, đồng bào bắt đầu đốt rẫy. Yêu cầu của công việc là phải đốt cháy hết các loại cây đã phát, cốt và đảm bảo không để cháy tràn lan sang khu vực khác. Vì vậy đông bào thờng quy định thời gian để đốt. Lúc đốt phải chú ý hớng gió, và dọn những cây khô vào trong rẫy, cách bờ rẫy khoảng 2 mét.

Sau khi đốt, đồng bào bắt đầu dọn rẫy. Đầu mùa rẫy, đồng bào thờng trỉa lúa. Vì sử dụng lần đầu nên đất có độ mùn lớn, cây lúa tốt, cho thu hoach tơng đối cao. Đến vụ thứ hai, rẫy này đợc phát dọn lại và trồng ngô. Đây là cây trồng chủ yếu thứ hai trong vụ tiếp theo. Sau đó, đồng bào tiếp tục trồng sắn, vì lúc này đất đã bạc màu. Cây sắn là cây dễ trồng, không đòi hỏi đất đai tốt và có thể trồng ở rẫy này trong 4 năm. Nh vậy, một cái rẫy, ngời Mã Liềng sản xuất và thu hoạch trong 6 năm. Sau đó, họ bỏ hoá và đi tìm đám rừng khác để tạo ra rẫy mới.

Hiện nay, sắn vẫn là cây lơng thực chủ yếu để giải quyết cái ăn cho đồng bào. Nhìn chung, năng suất sản lợng sắn thấp. Sắn là cây không có khả năng giữ đất, nên trồng sắn trên đất rừng sẽ gây tình trạng đất bị xói mòn và bạc màu.

Cùng với việc thực hiện định canh định c, diện tích rẫy của đồng bào đã thu hẹp lại. Hiện nay, ngời Mã Liềng chủ yếu trồng lúa, trồng màu ở vùng đất mới khai phá gần nhà.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện địa lí địa bàn cư trú và đề xuất giải pháp tổng thể phát triển kinh tế xã hội của người mã liềng ở hà tĩnh (Trang 41 - 42)

w