Chăn nuôi gia súc lớn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện địa lí địa bàn cư trú và đề xuất giải pháp tổng thể phát triển kinh tế xã hội của người mã liềng ở hà tĩnh (Trang 59 - 61)

- Tuyên truyền, giáo dục

b.Chăn nuôi gia súc lớn

Chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò để lấy phân bón cho đồng ruộng và tận dụng nguồn thức ăn từ trồng trọt.

4.2.2. Giải pháp tổng thể phát triển xã hội

4.2.2.1. Bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá dân tộc

Phát triển kinh tế- xã hội luôn phải đi liền với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Trong mối quan hệ hai chiều đó, bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá dân tộc có ý nghĩa tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội.

Có hai biện pháp để bảo tồn văn hoá: một là giữ lại nguyên mẫu một hiện vật hay hiện tợng nào đó bằng cách mô tả, giới thiệu trên sách báo, băng hình, cất giữ hiện vật gốc trong bảo tàng... Đó là cách bảo tồn “tĩnh”. Hai là bảo tồn văn

hoá trong bản thân đời sống của dân tộc. Đó là cách bảo tồn “động”. Cách bảo tồn này luôn luôn chịu sự tác động của môi trờng tự nhiên và xã hội. Vì vậy, bản sắc văn hoá dân tộc đợc tiếp tục vận động, biến đổi và phát triển. Chính bằng con đ- ờng bảo tồn văn hoá trong đời sống mà bản sắc văn hoá dân tộc mới thực sự đợc phát huy và trở thành nhân tố của sự phát triển.

Từ quan điểm trên, căn cứ vào đặc điểm tộc ngời Mã Liềng, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá tộc ngời Mã Liềng ở tỉnh Hà Tĩnh nh sau:

- Tiến hành nghiên cứu bản sắc văn hóa của tộc ngời Mã Liềng. Công việc này là của các nhà chuyên môn, có sự chỉ đạo và phối kết hợp của các cấp quản lý, các đoàn thể... ở địa phơng.

- Tuyên truyền, giải thích, giáo dục rộng rãi cho các tầng lớp ngời về những đặc trng văn hoá của từng dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Việc tuyên truyền, giáo dục phải đợc tiến hành thờng xuyên, bằng nhiều phơng tiện, nhiều hình thức sinh động, có sức thuyết phục cao. Đây là công việc hết sức cần thiết, vừa giúp đồng bào dân tộc hiểu sâu sắc giá trị văn hoá của dân tộc mình, vừa để các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, xích lại gần nhau, đoàn kết, tơng trợ lẫn nhau cùng phát triển.

- Tập hợp các hiện vật văn hoá và lu giữ chúng trong bảo tàng; su tầm các câu chuyện dân gian, các điệu hát, múa dân tộc, các phong tục tập quán...và nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc trong sự đối chiếu, so sánh với các dân tộc khác.

- Đa nội dung bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc vào các chơng trình phát triển miền núi và dân tộc của địa phơng. Các chơng trình đó phải lấy con ng- ời dân tộc, văn hoá dân tộc làm một trong những mục tiêu phát triển, và là động lực để thúc đẩy sự phát triển.

- Tạo môi trờng thuận lợi cho sự duy trì, phát huy, phát triển những truyền thống văn hoá tốt đẹp. Phải có môi trờng sống phù hợp cho từng dân tộc. Đối với ngời Mã Liềng đó là rừng, núi, sông, suói, đất đai canh tác...Phải có môi trờng xã

hội lành mạnh nh làng bản, các quan hệ cộng đồng, các nguyên tắc cho mọi quan hệ xã hội cổ truyền. Cần khuyến khích xây dựng nhà sàn, đảm bảo thoáng mát, hợp vệ sinh, phù hợp với khí hậu miền núi và thói quen sinh hoạt của ngời ở vùng cao. Tổ chức, hớng dẫn định canh định c ở những nơi thích hợp nh: đầu các con sông con suối, ven rừng, thuận tiện giao thông... Khuyến khích đồng bào mặc trang phục truyền thống trong những ngày lễ hội của dân tộc mình.

Để tăng thêm tính cố kết cộng đồng và sự phong phú trong đời sống tinh thần của đồng bào, nên xây dựng tại mỗi bản 1 nhà văn hoá để bà con sinh hoạt, hội họp. Nên xây nhà theo kiểu nhà sàn. Trởng bản chịu trách nhiệm quy định thời gian, nội dung sinh hoạt và kiểm tra việc tham gia của dân bản.

- Hàng năm, Sở Văn hoá Hà Tĩnh nên tổ chức một đội Văn nghệ xung kích lên biểu diễn và giao lu với toàn dân bản Rào Tre. Nên phối hợp với Sở văn hoá các Tỉnh để tổ chức các chơng trình biểu diễn văn nghệ dân tộc và khuyến khích ngời Mã Liềng tham gia biểu diễn. Đó chính là cách bảo tồn văn hoá "động", bảo tồn để phát huy.

4.2.2.2. Phát triển Giáo dục- Đào tạo

Đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu vì nhân tố quyết định để phát triển kinh tế- xã hội chính là nhân tố con ngời.

Về vấn đề này, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp nh sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện địa lí địa bàn cư trú và đề xuất giải pháp tổng thể phát triển kinh tế xã hội của người mã liềng ở hà tĩnh (Trang 59 - 61)