Khái niệm bản sắc dân tộc của văn học

Một phần của tài liệu Quan niệm về văn học của nguyễn huy tưởng ( qua nhật ký và thực tiễn sáng tác) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 84 - 86)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1.Khái niệm bản sắc dân tộc của văn học

Theo Lại Nguyên Ân: “Bản sắc dân tộc, hay Tính dân tộc là những thuật ngữ gần nh tơng đơng nhau, biểu thị một số thuộc tính dân tộc học văn hoá nhất định. Tính (hoặc bản sắc) dân tộc của văn học - trỏ những đặc tính mà một

nền văn học dân tộc có đợc do sự liên hệ mật thiết của nó với đời sống văn hoá - lịch sử của chính dân tộc ấy.

Văn học, nghệ thuật là một trong những phơng diện hoạt động sống về tinh thần của cộng đồng dân tộc trong quá trình lịch sử, gắn bó với đời sống lịch sử của dân tộc. Lịch sử của nó gắn với lịch sử dân tộc và là một bộ phận của lịch sử dân tộc. Riêng về văn học, khác với một số loại hình nghệ thuật khác, văn học dân tộc gắn với chất liệu của nó là ngôn ngữ dân tộc (hoặc ngôn ngữ văn học chung của cái khu vực mà dân tộc là một bộ phận ở những giai đoạn lịch sử nhất định); văn học là một bộ phận hợp thành quan trọng của văn hóa ngôn từ dân tộc. Lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của các nền văn học dân tộc đều gắn (ở mức độ khác nhau) với quá trình hình thành, sinh tồn, phát triển của xã hội dân tộc.

Bản sắc dân tộc của văn học thể hiện ở ngôn ngữ dân tộc (bản ngữ), tức là cái chất liệu đặc thù, phân biệt một nền văn hoá ngôn từ này với những nền văn hoá ngôn từ khác. Sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ (bản ngữ) là bộ phận văn học bộc lộ rõ nhất những tiềm năng văn hoá (nhất là những kí ức lịch sử dân tộc đã in sâu vào bản ngữ) và khả năng nghệ thuật của ngôn ngữ dân tộc, bảo toàn, phát triển và làm giàu cho nó. Bản sắc dân tộc cũng có thể đợc bộc lộ ở hệ thống thể tài, thể loại, vốn có diện mạo lịch sử và tiến trình phát triển cụ thể ở từng nền văn học. Bản sắc dân tộc đợc bộc lộ khá rõ ở nội dung đời sống dân tộc đợc văn học miêu tả và thể hiện: màu sắc dân tộc ở thiên nhiên và cảnh quan đất nớc; những nét độc đáo ở các giá trị và định hớng giá trị vốn tiêu biểu cho dân tộc; những nét độc đáo về cách nhìn, cách cảm của dân tộc; tóm lại là tâm lý và tính cách dân tộc đợc thể hiện trong văn học...

Bản sắc dân tộc ở văn hoá nói chung, ở văn học nói riêng không phải là một đại lợng nhất thành bất biến, cũng không có sẵn từ khởi thủy. Con đờng hình thành của nó không theo lối tự sinh, biệt lập. Trái lại, bản sắc cũng đợc hình thành từ giao lu, tiếp nhận, cộng sinh, tạp giao, đồng hoá với các nhân tố văn hoá, văn học từ bên ngoài dân tộc, từ đó sinh thành, phát triển, tạo ra bản sắc. Những đổi mới trên cơ sở tiếp nhận ảnh hởng từ các yếu tố ngoại lai, một

khi đã có thành tựu, lại mang vào văn hoá, văn học dân tộc những phẩm chất mới, những truyền thống mới, phát triển và đổi mới nó. Sự phát triển văn học, nhất là văn học hiện đại, gắn liền với thành tựu của những cá tính sáng tác kiệt xuất, chính họ với những thành tựu ấy, góp phần quyết định vào việc duy trì, phát triển, làm giàu bản sắc dân tộc cho văn học” [3, 12].

Trong Bộ giáo trình Lý luận văn học (Nhà xuất bản Giáo Dục, tái bản lần thứ hai, năm 2002), Giáo s Phơng Lựu (chủ biên) cùng tập thể tác giả đã khẳng

Một phần của tài liệu Quan niệm về văn học của nguyễn huy tưởng ( qua nhật ký và thực tiễn sáng tác) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 84 - 86)