Quan niệm về kịch

Một phần của tài liệu Quan niệm về văn học của nguyễn huy tưởng ( qua nhật ký và thực tiễn sáng tác) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 106 - 113)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Quan niệm về kịch

Trong nền văn học phơng Tây nói riêng và văn học thế giới nói chung, kịch là một trong những thành tựu văn học đến sớm hơn so với thành tựu thuộc các thể loại khác. ở nớc ta, kịch lại ra đời muộn hơn. Do đó, những công trình nghiên cứu về thể loại này, đến thời điểm Nguyễn Huy Tởng sống

và sáng tác, cũng cha có nhiều. Trớc đó có học giả Phạm Quỳnh (1892 - 1945), ngời đợc xem là một trong những đại diện đi đầu trong việc nghiên cứu các thể loại văn học trên tinh thần học tập phơng pháp phê bình của phơng Tây đã nghiên cứu về kịch. Ông định nghĩa: “Diễn kịch tiếng Pháp là drame (genren dramatique), nghĩa đen là hoạt động. Diễn kịch là một lối văn chơng bày diễn ra một việc gì hoặc có thực, hoặc đặt ra, bằng những vai ngời hành động và nói năng hiển nhiên nh thật” [11, 687]. Theo ông, kịch bản văn học tự nó là một tác phẩm độc lập và hoàn chỉnh, cũng có cốt truyện, hệ thống nhân vật nh trong tác phẩm tự sự, nhng do chịu sự quy định của nghệ thuật sân khấu, kịch chủ yếu diễn ra bằng hành động, sự kiện diễn ra nh cuộc đời thực nhng do hạn chế về thời gian, không gian, số lợng nhân vật nên kịch có những đặc trng riêng biệt về cốt truyện, bố cục, nhân vật, hành động...

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã khẳng định trong Từ điển văn học: “Kịch là một trong ba loại hình văn học (bên cạnh tự sự và trữ tình). Kịch vừa thuộc về sân khấu, vừa thuộc về văn học; nó là cơ sở đầu tiên của vở diễn, vừa đợc cảm thụ bằng việc đọc. Kịch đợc hình thành trên cơ sở sự tiến triển của các diễn xớng mang tính sân khấu... Cơ sở của kịch là những mâu thuẫn xã hội, lịch sử, hoặc những xung đột muôn thuở của con ngời nói chung. Nét chủ đạo ở kịch là kịch tính - một đặc tính tinh thần của con ngời do các tình huống gây nên, khi những điều thiêng liêng, cốt thiết không đợc thực hiện hoặc bị đe dọa... Cơ sở chung cho kết cấu của kịch là việc phân chia tác phẩm thành các hồi và cảnh, bằng cách đó mỗi thời điểm (đợc miêu tả ở mỗi hồi) nối tiếp với các thời điểm khác; thời gian đợc miêu tả (thời gian thực tại) ứng với thời gian cảm thụ (thời gian nghệ thuật)... Ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ để diễn xớng trong không gian rộng của sân khấu, là ngôn ngữ có trù tính đến hiệu quả đối với công chúng, tức là dạng ngôn ngữ mang tính sân khấu. Sân khấu kịch cần đến những tình huống để nhân vật phát ngôn trớc công chúng, cần đến các biện pháp phóng đại kiểu sân khấu, từng lời từng câu đều cần đợc nhân vật kịch nói to, rõ ràng, mạch lạc hơn so với tình thế đợc miêu tả...” [18, 740].

Là ngời đợc đánh giá là “đã có công thúc đẩy và xây dựng nền kịch nói của nớc nhà phát triển trên một chặng đờng mới” [57, 375], Nguyễn Huy Tởng đã có những thành công trong việc viết kịch. ở nớc ta bấy giờ, kịch là một thể loại khá mới mẻ, cha có nhiều ngời tập trung sáng tác và cũng cha có nhiều thành công. Bởi vậy mà những vở kịch của Nguyễn Huy Tởng là những quả chín thơm ngọt đầu mùa. Cùng với quá trình sáng tác, trong những trang nhật ký và ghi chép, ông cũng để lại trực tiếp hoặc gián tiếp, không ít những suy nghĩ về kịch - về các tác giả, tác phẩm của thế giới cũng nh trong nớc, về các vở kịch của chính mình trong quá trình sáng tác từng vở kịch hoặc sau mỗi vở kịch.

Trớc hết Nguyễn Huy Tởng nói lên quan niệm của mình về phơng pháp viết một tác phẩm kịch. Ông cho rằng: “Làm kịch lấy tâm lý mà cảm động ngời ta thì khó, nhng dùng những cách sỗ sàng nh chém giết nhau trên sân khấu để cảm động ngời ta thì thật dễ. Ngời bác sĩ cũng nh những hạng dới, mà nhà thi sĩ chính là hạng trên” (Nhật ký ngày 7/10/1931). Ông suy nghĩ về cách sử dụng ngôn ngữ trong kịch: “Viết xong hồi II vở Chó sủa. Chỉ mới tạm thôi. Còn phải sửa nhiều. Vẫn còn nhiều kể lể. Nhân vật mới chỉ phụ thuộc vào động tác, cha sống. Cha có cá tính rõ rệt. Mới chỉ là những ý chứ cha phải là tình cảm. Xem lại: lời văn còn lủng củng, đối thoại còn vụng về. Thi nói: Cha nặng. Xuân Diệu nói: Đã đi vào cái filon (có mạch), cần đào sâu nữa. Ta quyết thành công trong vở kịch này. Phải làm một cái gì lớn” (Nhật kí ngày 21/5/1949). Nh vậy, ở đây ta thấy nhà văn đã quan tâm đến ngôn ngữ kịch và nhận thấy “vẫn còn nhiều kể lể”, “lời văn còn lủng củng, đối thoại còn vụng về”. Cũng ở một trang nhật ký khác, nhà văn đề cập đến yêu cầu của ngôn ngữ kịch mà ông gọi là lời văn: “Cần phải travailler (trau chuốt) tác phẩm, lời văn” (Nhật kí ngày 5/8/1951). Ngôn ngữ trong kịch chính là lời thoại của nhân vật. Lời thoại phải tự nhiên, mang tính khẩu ngữ nhiều hơn nhng “cần phải trau chuốt”. Trong bài Viết kịch và tổ chức sáng tác tập thể, Nguyễn Huy Tởng phát biểu “Khác với tiểu thuyết có thể dùng lối văn kể chuyện, tả

tình, tả cảnh... kịch chỉ có thể dùng một lối văn là văn nói, văn đối thoại. Nghĩa là kịch chỉ có một cách trình bày sự việc là để cho các nhân vật nói lên. Ngôn ngữ của nhân vật kịch phải có khả năng vẽ ra đợc con ngời với tất cả tính chất giai cấp, nghề nghiệp, xã hội... tạo ra đợc cảnh ngộ và thể hiện đ- ợc sự tiến triển động tác... Lời của kịch phải rất tự nhiên. Nó tự nhiên nhất khi nhân vật nào nói lời của chính nhân vật ấy”. Cũng trong nhật ký, suy nghĩ về kịch, Nguyễn Huy Tởng còn đề cập đến một trong những đặc điểm của kịch là phải phản ánh trung thực đời sống, gần gũi với đời sống mà ông gọi là “thân mật”: “Ta không thể nào tiến đến đợc cái gì mạnh, sâu. May ra đến đợc một cái gì thân mật. Lời văn thân mật, nhân vật thân mật. Hãy sợ những cái gì tuồng. Kịch lớn nhất vẫn là cái gì thân mật. Đừng có phóng đại và bi thảm hoá. Tự nhiên mà đi” (Nhật kí ngày 14/11/1948). Nói nh thế có nghĩa là không chỉ có thơ, văn mà kịch cũng phải gần gũi với đời thờng, phải phản ánh trung thực đời sống, đó là cái thiết yếu của kịch. Cái gần gũi, thân mật thể hiện trong nhân vật kịch, trong ngôn ngữ kịch “Lời văn thân mật, nhân vật thân mật”. Gần với quan điểm về phơng pháp viết kịch của Nguyễn Huy Tởng, Đỗ Đức Hiểu khi bàn về kịch cũng có kết luận: “Kịch là một sáng tạo lớn của nghệ sĩ Việt Nam những năm 1920 - 1945 (cũng nh thơ và tiểu thuyết). Sân khấu Việt Nam đổi mới, thêm phong phú. Tiếp thu kịch phơng Tây (chủ yếu kịch Pháp), kịch nói bằng văn xuôi của đời thờng (tất nhiên nó là “ngôn từ thứ hai”): kịch đợc cấu trúc chặt chẽ với những hồi, những cảnh liên kết với nhau dới nhiều dạng phức hợp; kịch kể một câu chuyện bằng những đối thoại, những tình huống luôn luôn biến động, tạo thành hành động kịch... Chủ yếu nhất, đó là tính lý trí, tính khoa học, đầu óc lôgíc, tính dân chủ, kết hợp với trí tởng tợng phong phú và mãnh liệt” [57, 441].

Cũng trong nhật ký, Nguyễn Huy Tởng còn trăn trở về cách xây dựng nhân vật kịch. Sau khi sáng tác, ông xem lại và nhận ra “Nhân vật mới chỉ phụ thuộc vào động tác, cha sống. Cha có cá tính rõ rệt. Mới chỉ là những ý chứ cha phải là tình cảm”. Ông vạch ra những hạn chế để thấy rằng, với thể loại này, cần phải khắc phục những hạn chế ấy mới hoàn chỉnh đợc. Khi ông

nói “cá tính” chính là nói tới tính cách nhân vật. Do hạn chế về thời gian, không gian sân khấu nên tính cách nhân vật kịch không đợc miêu tả, khắc họa tỉ mỉ nh nhân vật trong tiểu thuyết. Tính cách trong kịch, do đó phải nổi bật, phải “rõ rệt”. Nhân vật phải “sống”, tức là phải cụ thể, sinh động, phải gần gũi với cuộc đời thực, phải sống nh con ngời thật ngoài đời. Quan điểm này sau nhiều năm viết, ông mới bộc lộ trong nhật ký chứ thực ra ông đã thể hiện trong sáng tác từ trớc đó, khi ông viết Vũ Nh Tô. Đây là một vở kịch thành công của nhà văn ở cả phơng diện nội dung t tởng và nghệ thuật, khẳng định tên tuổi của Nguyễn Huy Tởng - một nhà văn viết kịch. Sau này khi vở kịch đợc dàn dựng trên sân khấu, nhà nghiên cứu Phan Trọng Thởng đã nhận thấy: “Thông thờng, trong quá trình dàn dựng, các nghệ sĩ sân khấu vẫn bằng mẫn cảm của mình tìm trong kịch bản những tình huống, những cơ hội để có thể khai thác, gửi gắm những ý tởng của mình. Song với vở Vũ Nh Tô, sự sáng tạo thêm, sự gửi gắm của nghệ sĩ làm vở, nếu có cũng không phải là điều đáng kể. Theo cố vấn nghệ thuật Nguyễn Đình Nghi cho biết thì nỗ lực hàng đầu của đạo diễn và diễn viên là làm thế nào cho sát nguyên tác” [57, 444]. Khi đến với công chúng thì đây là một vở kịch đợc đánh giá là đặc sắc tại Hội diễn Sân khấu toàn quốc năm 1995. Trong vở kịch này, Vũ Nh Tô là nhân vật trung tâm. Tuy đợc xây dựng lại từ một nguyên mẫu lịch sử, nhng bằng tài năng và tâm huyết của mình, Nguyễn Huy Tởng đã làm cho nhân vật hiện lên rất “sống”, với tính cách cụ thể, khác hẳn nhân vật đã có. Trong sử, Vũ Nh Tô là một anh đốc công đáng ghét, đáng nguyền rủa. Nhng trong tác phẩm của Nguyễn Huy Tởng, Vũ Nh Tô lại là một nghệ sĩ có tài, mang nhiều phẩm chất của ngời nghệ sĩ chân chính, coi nghệ thuật là lẽ sống ở đời, không màng danh lợi, sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời cho nghệ thuật. Lần đầu tiên xuất hiện trực tiếp trớc nhà vua, Vũ “đeo gông, chân tay mang nặng xiềng xích” nhng vẫn khảng khái với những lời nói hiên ngang, với triết lý về sự sống và cái chết, về “kẻ sĩ”, về cách đối xử với nhân tài “kính sĩ mới đắc sĩ”... Trớc cờng quyền tối cao, Vũ không hề khiếp sợ. Vũ khảng khái kiên quyết không mang tài năng sức lực ra phụng sự bạo lực. Vũ đã sống và lao động nghệ thuật với một hoài bão, một lý tởng lớn là mang tài

năng phụng sự đất nớc, xây công trình điểm tô cho đất nớc, lu lại ngàn sau cho hậu thế. Đây là nhân vật đợc xây dựng với một bút pháp lãng mạn, đợc lý tởng hoá.

Không chỉ trăn trở về hình thức của tác phẩm kịch, Nguyễn Huy Tởng còn nêu lên suy nghĩ về chức năng của kịch: “Kịch: một cán bộ vô danh, chỉ biết có tranh đấu. Trái với một ngời xu nịnh và tìm mọi cách để nhoi lên” (Nhật kí ngày 17/5/1948). Cũng nh truyện hoặc thơ, tác phẩm kịch phải mang tinh thần tranh đấu, nhng tinh thần ấy trong kịch rõ ràng, mạnh mẽ hơn. Nói khác đi, tinh thần đấu tranh là một nhiệm vụ của kịch. Kịch phải đấu tranh với những sai trái để bảo vệ lẽ phải. Sau một tác phẩm kịch vừa hoàn thành, nhà văn trăn trở: “Xem lại kịch Nhân dân ta. Băn khoăn nỗi thiếu t tởng... Không phải chỉ là vấn đề đẹp. Còn là vấn đề làm bùng cháy tâm hồn, soi sáng đờng đi. Thiếu suy nghĩ quá. Phải gạt xa những bài, những sáng tác vụn vặt, viết hờ hững, sự vụ. Mỗi bài, mỗi sáng tác phải là một tiếng vang, một viên đạn, một ngọn lửa, một niềm tin. Làm cho ngời đọc, ngời xem nhận thấy rõ mình. Vợt khỏi cái giai đoạn trình bày. Tới cái giai đoạn ý thức” (Nhật kí ngày 5/8/1951). Đọc những dòng nhật ký này, ngời ta còn thấy cả dòng nhiệt huyết đang sục sôi. Từ dòng nhiệt huyết ấy, nhà văn đã viết những tác phẩm “bùng cháy tâm hồn, soi sáng đờng đi”, xứng đáng là “một ngọn lửa, một niềm tin”. Sau này, nhiều ngời cho rằng sáng tác của Nguyễn Huy Tởng, đặc biệt là kịch và tiểu thuyết, giàu tính sử thi. Nhà văn “thiên về ca ngợi, thiên về cái hùng tráng, huy hoàng, thiên về cái cao cả. Bắc Sơn, Những ngời ở lại... đều là những tác phẩm đầy chất tráng ca" [57, 191]. Ngoài ra, ông còn nhận thấy vai trò của hài kịch. Ông bày tỏ mong muốn sáng tác hài kịch: “Tôi thán phục Moliere, kẻ đã hiến cho thế gian những trận cời ròn rã, đã cho thế gian một bài thuốc trờng sinh. Tôi muốn làm một vở hài kịch cực kỳ linh động, hiến cho thế gian một chuỗi cời không bao giờ hết đợc” (Nhật ký ngày 22/11/1938). Vì hài kịch tác động đến đời sống tinh thần con ngời, đó là “một thứ văn nhẹ nhõm, nhảy nhót, trong trẻo và khiến cho ngời ta xem mà vui, mà bật buồn cời” (Nhật ký ngày 1/12/1938).

Trong thực tiễn sáng tác, ngoài vở kịch đầu tay là Vũ Nh Tô, Nguyễn Huy Tởng tiếp tục thành công ở nhiều vở kịch cách mạng, trong đó tiêu biểu là Bắc Sơn. Những năm đầu thế kỷ XX, khi mà kịch Việt Nam hiện đại còn mờ nhạt, với Bắc Sơn, nhà văn đã thắp lên một điểm sáng trên kịch trờng. Vở kịch thành công không chỉ bởi nó ra đời trong một trào lu văn học còn non trẻ mà đã nở rộ nh hoa mùa xuân, phản ánh một hiện tợng quyết liệt của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, mà hơn thế, nó còn đợc đón nhận bởi sự khá “tròn trịa về mặt hình thức từ trớc tới nay”. Đặc biệt trong những ngày đầu Cách mạng vừa mới thành công,

Bắc Sơn quả là “một tiếng vang, một viên đạn, một ngọn lửa, một niềm tin”. Vở kịch đợc ra mắt độc giả năm 1946 (Nhà xuất bản Văn hoá cứu quốc), đồng thời cũng ra mắt khán giả Thủ đô Hà Nội lần đầu tiên vào ngày 06/4/1946 tại Nhà Hát Lớn thành phố. Không khí của đêm biểu diễn ấy và hình ảnh của chính tác giả đợc tái hiện trong hồi nhớ của bà Trịnh Thị Uyên - ngời vợ của nhà văn - sau này: “Màn vừa mở, tiếng nhạc trầm hùng của nhạc sỹ Văn Cao vừa tấu lên, anh ấy lại nắm lấy tay tôi... tôi quay sang và hiểu rằng nhà tôi đang hết sức xúc động... Đây là lần đầu tiên một vở kịch của anh ấy đợc trình diễn trên sân khấu của nhà hát quốc gia... Đến khi khán giả đã bị cuốn hút vào hành động kịch, chăm chú nhìn lên sân khấu thì anh ấy lại quay ngang quay ngửa, nhìn hết phía này sang phía khác, cố gắng đoán đọc nét mặt của ngời xem... Vở kịch đã đi đến đoạn kết. Màn vừa hạ xuống, cả nhà hát bùng lên tiếng hoan hô vang dậy.

ánh sáng đợc thiết lập trở lại ánh lên trên những gơng mặt hoan hỉ của khán giả. Riêng anh ấy thì vẫn ngồi lặng đi nh bị thôi miên bởi cảnh tợng tng bừng của những đợt sóng vỗ tay không dứt. Có lẽ trong cả nhà hát hôm ấy, duy nhất chỉ có anh ấy là không vỗ tay cho vở kịch của mình” [57, 553]. Ngay sau đó, nhiều tác giả đã đăng hàng loạt những bài báo để phê bình vở kịch. Về mặt nghệ thuật, Bắc Sơn đợc đánh giá là “kết cấu tơng đối chặt chẽ, liên tục, phù hợp với sự phát triển khách quan của mâu thuẫn... vợt xa lối kết cấu của một số nhà viết kịch trớc Cách mạng tháng Tám” [57, 498]. Dù vẫn còn tồn tại những hạn chế ở mặt này, mặt khác nhng các báo chí đơng thời đều ca ngợi Bắc Sơn:

“Kịch Bắc Sơn cũng là vở kịch trội nhất của mùa kịch” [57, 509]. “Ra đời trong những ngày đầu khó khăn của cách mạng, vở kịch Bắc Sơn đã mang một tính chiến đấu rõ rệt” [57, 487].“Bắc Sơn đã đào huyệt cho một thời gian của những vở kịch tuyên truyền hạng ba xu, mở ra một nền kịch mới”. Nguyễn Huy Tởng đã “cứu đợc cả một mùa kịch vừa qua... đã cho chúng ta một tin tởng ở tơng lai kịch trờng nớc nhà... Bắc Sơn đã cảnh tỉnh cho những ai còn nghi ngờ kịch cách

Một phần của tài liệu Quan niệm về văn học của nguyễn huy tưởng ( qua nhật ký và thực tiễn sáng tác) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 106 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w