Quan niệm về thơ

Một phần của tài liệu Quan niệm về văn học của nguyễn huy tưởng ( qua nhật ký và thực tiễn sáng tác) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 99 - 106)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Quan niệm về thơ

Thơ là hình thái văn học đầu tiên của loài ngời. Trong lịch sử văn học các dân tộc trong một giai đoạn tơng đối dài, các tác phẩm văn học đợc sáng tác bằng thơ. Do đó, thơ là thể loại đợc các nhà thơ và các nhà lý luận phê bình tìm hiểu rất sớm và rất nhiều. Trong Từ điển văn học (bộ mới),

nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nam đã khẳng định: “Thơ là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống với những cảm xúc chất chứa, cô đọng, những tâm trạng dạt dào, những tởng tợng mạnh mẽ, trong ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh, và nhất là có nhịp điệu” [18, 1685]... T tởng, tình cảm, tâm trạng, cảm xúc trong thơ không thể hiện một cách bộc trực, trần trụi mà thờng hòa tan biến hóa trong những hình tợng nhiều tìm tòi sáng tạo mới lạ, gợi ra cho ngời đọc những liên tởng thú vị. Có đợc điều đó là có tứ thơ. Tứ thơ mang đặc điểm của cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của nhà thơ. Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ, bằng ý cảnh của tứ thơ mà bằng cả âm thanh nhịp điệu... Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng đặc điểm nổi bật của thơ là ngôn từ có nhịp điệu. Từ yêu cầu nhịp điệu bài thơ thờng đợc tổ chức thành từng dòng, từng khổ... Cách trình bày, in ấn bài thơ là điều dễ nhận nhất để phân biệt với văn xuôi... Nghiên cứu thơ có tầm quan trọng đặc biệt trong việc kế thừa di sản văn hóa dân tộc và cũng đợc xem nh sự rèn luyện cơ bản để tìm hiểu văn học [18, 1686].

Chúng ta đều biết rằng, Nguyễn Huy Tởng khởi nghiệp văn chơng bắt đầu bằng hành trình đến với thơ. Từ những năm 1933, ông đã có chùm thơ gồm 6 bài đăng trên Tạp chí Nam phong, số 191, ông còn có một tập thơ đã hoàn thành bản thảo chỉ chờ đợc xuất bản đó là Nhất điểm linh đài. Nhng mỗi ngời đều có sở trờng và sở đoản của mình, đó là tất yếu. Cái chính là phải hiểu rõ bản thân mình: “Các vị danh nhân, ai cũng có sở đoản, nhng ai cũng có ít ra là một cái sở trờng. Trừ những vị thánh hiền, là những ngời hoàn toàn, còn ai cũng có một chỗ sở trờng thôi. Nh Victor Hugo là một bậc đại thi sĩ, biết bao nhiêu là tính xấu, Corneille thì rụt rè e lệ, Michel Ange thì nhu nhợc, Voltaire thì đố kị. Vậy mà đều là những bậc kỳ tài trong thiên hạ. Victor Hugo ít cảm tình mà rất nhiều cảm giác, Voltaire ít có t tởng cao xa mà nhiều thị kiến, Michel Ange nhu nhợc mà chăm làm, Corneille rụt rè mà có khí cốt hào hùng. Muốn đạt, chỉ cần phát triển một bề, đem sở trờng bù cho sở đoản, phát triển cái sở trờng cho hoàn toàn, thì một cái sở trờng của mình có thể xán lạn mà làm mờ mọi cái sở đoản” (Nhật kí ngày 29/4/1935). Nguyễn Huy Tởng đã không trở thành nhà thơ nh ý định ban đầu, mà thực tế, hiểu rõ sở trờng và sở đoản của mình, ông đã trở thành một nhà văn. Nhng cái buổi ban đầu khó khăn tìm đờng ấy đã giúp ông hiểu nhiều điều về thơ. Nhật ký của ông đã ghi lại nhiều suy nghĩ về việc làm thơ, quan niệm của ông về thơ và về ngời thi sĩ, giúp cho chúng ta có đợc một cái nhìn khá sâu sắc về thơ.

“Thơ nghĩa là gì? Thơ có ích cho ngời ta không?”. Đây là câu hỏi mà nhà văn nêu ra trong nhật ký từ những ngày đầu trăn trở tìm đờng đến với thơ (Ngày 12/10/1933). Đây cũng là điều mà nhiều thi nhân, cả những ngời nghiên cứu về thơ từng trăn trở. Mỗi ngời, bằng kinh nghiệm, bằng cảm nhận và hiểu biết của mình đều đi tìm câu trả lời. Còn Nguyễn Huy Tởng thì cho rằng: “Thơ phải có nghĩa lý về tôn giáo, phải trang nghiêm cung kính, phải thánh thót thâm trầm, t tởng phải cho siêu việt, lời nói phải cho thanh nhã, đã gọi là thơ không thể có chút gì thô tục lẩn vào đợc. Thơ là thanh khiết, thơ là trang nghiêm, thơ là văn vẻ. Bỏ ba cái ấy đi, thơ mất hẳn giá trị vậy” (Nhật kí ngày 12/10/1933). Nh thế thơ vừa có chất, lại vừa phải có hồn. Thơ là những gì tinh tuý nhất của cuộc

sống, của tâm hồn thi sĩ. Điều này gần với quan niệm “Thơ là cái nhụy của cuộc sống” vậy.

Về mặt hình thức thơ: Ngay từ năm 1932, Nguyễn Huy Tởng đã suy nghĩ và nêu ra yêu cầu cho thơ “Thơ phải gọn gàng. Một câu thơ là tóm lại mời câu văn. Câu văn cũng nh hòn đá, mà thơ là cái hòn đá giũa mài chỉ còn lại cái tinh hoa sáng sủa” (Nhật kí ngày 1/12/1932). Nh vậy, ngôn ngữ thơ phải chắt lọc, phải tinh tuý. Nhà văn lấy hình ảnh “hòn đá” để ví với câu văn, còn “hòn đá đã đợc giũa mài chỉ còn lại cái tinh hoa sáng sủa” để so sánh với thơ làm cho ngời ta thấy rõ sự khác biệt giữa thơ với văn xuôi và thấy rõ đặc trng của ngôn ngữ thơ. Đây cũng chính là yêu cầu về tính hàm súc, cô đọng của ngôn ngữ thơ mà cổ nhân thờng nói là “ý tại ngôn ngoại”. Từ yêu cầu chung, nhà văn nêu ra yêu cầu cụ thể: “Câu thơ phải diễn những ý tởng thâm trầm và siêu việt... Thơ phải đa ngời ta vào những thế giới tinh thần” (Nhật kí ngày 27/3/1932). Đây là tất yếu bởi thơ là sản phẩm của những rung động trong tâm hồn, mà phải là những rung động mạnh mẽ nhất, mãnh liệt nhất. Từ đó thơ “đa ngời ta vào thế giới tinh thần” đúng nh cách nói hình ảnh: “Thơ là điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu”.

Từ việc tìm hiểu khái niệm về thơ, đặc điểm hình thức của thơ, Nguyễn Huy Tởng đi vào tìm hiểu bản chất của thơ. Đến với thơ, ông cũng thống nhất với quan điểm: thơ thuộc phạm trù cái đẹp. “Thơ ví nh một vị thần, gồm hết cả sự tốt đẹp ở đời, khiến ngời đáng yêu đáng mến”. Từ trong thơ, ngời ta sẽ tìm thấy tất cả sự tốt đẹp của cuộc đời. Cái đẹp đạt đến mức độ hoàn mĩ, đợc ví nh một vị thần. Nh vậy là Nguyễn Huy Tởng đã khẳng định bản chất mỹ học của thơ. Điều này, xa kia đã đợc các thi nhân nói đến. Hoàng Đức Lơng từng cho rằng: “Đối với văn thơ, cổ nhân ví nh gỏi nem, ví nh gấm vóc. Gỏi nem là vị ngon nhất trên đời, gấm vóc là màu rất đẹp trên đời. Phàm ngời có miệng, có mắt, ai cũng quý trọng mà không vứt bỏ, khinh thờng. Đến nh thơ thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt thờng mà xem, miệng tầm thờng mà nếm đợc. Chỉ có thi nhân là có thể xem mà biết đợc sắc đẹp, ăn mà biết đợc vị ngon ấy thôi” [2]. Đến các nhà Thơ mới - cùng thời

những năm 1932 - 1945, khi Nguyễn Huy Tởng đến với thơ - cũng phát biểu nhiều về quan niệm “thơ thuộc phạm trù cái đẹp”. Thế Lữ từng xem mình nh “một khách tình si” của cái đẹp:

Tôi chỉ là một khách tình si

Ham vẻ đẹp có muôn hình muôn thể

(Cây đàn muôn điệu)

Còn với Hàn Mặc Tử, “Thơ là sự ham muốn vô biên những nguồn khoái lạc trong trắng của một cõi trời cách biệt, là những tiếng ca của tình cảm, của t- ởng tợng, của mơ màng”. Ông từng ví:

Thơ trong trắng nh một khối băng tâm Luôn luôn reo trong hồn, trong mạch máu

(Thánh nữ đồng trinh Maria) Vì cảm nhận thơ là biểu tợng của cái đẹp mà khi đến với thơ, Nguyễn Huy Tởng cho rằng mình phải là một tín đồ của thơ: “Mình phải ra sức mà phụng sự vị thần ấy cho thành tín, chớ lại muốn tự cao mà định phơng châm, đặt phép tắc cho thơ, thời thực là điên cuồng ngông ngáo”.

Cùng với đó, Nguyễn Huy Tởng còn đề cập đến bản chất thần bí của thơ ca: “Xa kia thời cái mô phạm của thơ giản dị lắm, khác nào nh một bức phác họa có mấy nét mà gồm đợc hết hồn tính dân tộc. Ngày nay cuộc đời phiền phức, đến bậc đại thi hào cũng chửa sáng tạo ra đợc cái mô phạm hoàn toàn, chẳng qua là ghi lại đợc vài cái dáng điệu, ít nhiều nét riêng mà thôi. Song dù vẽ cả toàn bức, dù phác hoạ từng phần, Thơ bao giờ cũng là một cuộc thám hiểm về tơng lai. Thơ là sự hình dung tởng tợng ra một cái kiểu ngời về tơng lai này, và ngời đó không phải là bậc thiên thần ở trên trời rơi xuống vẫn nhớ tiếc cõi trời, theo nh lời ngạn ngữ, mà ngời chính là một bậc sắp thành thần mà còn đơng tởng tợng nơi thiên quốc vậy” (Nhật kí ngày 21/3/1932). Chúng ta đều biết rằng “mục tiêu của nghệ thuật là phát hiện cái còn ẩn giấu bên trong các sự vật”, điều mà Nguyễn Huy Tởng cho rằng đó là “cuộc thám hiểm về tơng lai”, là sự hình dung tởng tợng. Đúng vậy, “Thơ là nghệ thuật bậc nhất của trí tởng t- ợng”. Vì vậy mà đến với thơ là ngời ta đến với thế giới thần bí mà Nguyễn Huy

Tởng gọi đó là cách diễn tả “u ám”: “Thơ có hai cách diễn tả: Một cách u ám, một cách rõ ràng. Cách u ám thời chỉ có cảm giác mơ màng về cõi thơ, hình nh đoán mà biết, chứ không phải tiếp mà hay, cho đến khi diễn ra nó mung lung phiếu diễu, nh mờ nh tỏ, nh gần nh xa, nh kính hoa thủy nguyệt, nh hạc lệ phong thanh. Cách này nó khêu, nó gợi, nó giục, nó xui cái tình tứ của ngời ta, mà không giải rõ, không nói tờng, không in sâu, không vẽ đậm; các nhà thi nhân ấy chính là những tay âm nhạc, dùng chữ nh tiếng đàn, để truyền ra một cái âm hởng sâu xa trong tâm hồn ngời ta” (Nhật kí ngày 21/3/1932). Khẳng định điều này là nhà văn đề cập đến một mặt bản chất của thơ: Sự thần bí. Điều này không khó hiểu, bởi vì chúng ta đều biết rằng “nghệ thuật có sức mạnh gợi ý, gợi tình khiến chủ thể thởng thức có thể tự mình đi sâu vào những mặt tiềm ẩn của đời sống, tự khám phá nó và tạo nên một sự bừng tỉnh trỗi dậy từ bên trong để làm cho tâm hồn con ngời tiến vào sáu cõi h... mà lựa chọn cách sống sao cho tốt hơn, cao đẹp hơn, nhân văn hơn” [26, 186]. Tác dụng này Nguyễn Huy Tởng đã nói cụ thể: “Cách này nó khêu, nó gợi, nó giục, nó xui cái tình tứ của ngời ta, mà không giải rõ, không nói tờng, không in sâu, không vẽ đậm”. Cùng quan điểm này, về sau, nhà thơ Chế Lan Viên đã khẳng định: “Mỹ thuật (có thể hiểu chung là nghệ thuật, thơ ca) tức là thần bí. Sự linh thiêng cần phải đẹp mới dậy nổi những sóng bể khát thèm, cái đẹp không linh thiêng sao có thể đè nén những núi non khiếp sợ. Tự muôn xa, thơ, nhạc đã hiển thành thần nữ” [81, 49].

Đến các nhà thơ của Xuân Thu nhã tập thì sự thần bí của thơ đợc khẳng định mạnh mẽ hơn: “Thơ là cái gì huyền ảo, tinh khiết, thâm thuý, cao siêu, cái hình ảnh sự khắc khoải bất diệt của muôn vật: cõi vô cùng”. Từ đây, họ cho rằng “Thơ không cần lúc nào cũng rõ nghĩa, vì nó không chủ động trong địa hạt ý nghĩa; không phải lúc nào cũng sáng sủa vì nó không phải phát biểu cái phần sáng sủa của tâm linh, nó giữ phần sâu kín, nó giữ phần sâu sắc; không phải lúc nào cũng theo lý luận, vì nó chịu sức chi phối của những luật vô hình” [4, 37]. Từ việc đi tìm bản chất của thơ, Nguyễn Huy Tởng nghĩ đến tác dụng của thơ: “Thơ mà làm cho ngời ta sinh hoạt đợc du khoái, chấn loát đợc tinh thần, mở

mang cuộc đời đợc rộng rãi, thơ ấy mới là thơ chính đáng, còn ngoại giả đều là lời phù phiếm h ngụy cả” (Nhật kí ngày 21/3/1932 - Trích lục bài Thơ là gì của ông Paul Géraldy)

Cũng trong nhật ký, Nguyễn Huy Tởng còn nói lên quan niệm của mình về thi sĩ - ngời sáng tạo thơ. Ông ví von rất giàu hình ảnh: “Thi sĩ chỉ nh con họa mi, cần cái tiếng hát trong, câu ca thánh thót, thi điệu dồi dào. Còn cái vỏ ngoài là phú quý vinh hoa thảy đều coi nh giấc mộng” (Nhật kí ngày 5/11/1933). Thi sĩ trớc hết là một con ngời nh mọi ngời nhng phải có gì tinh túy hơn “ Ngời thi sĩ thần là ngời lọt từ lòng dân ra. Ngời thi sĩ bá là ngời lọt từ trí dân ra”(Nhật kí ngày Thứ Bảy, 16/1/1932). Nhà thơ phải có phẩm chất và tài năng nghệ sĩ “Ngời thi sĩ muốn xứng cái thiên chức của mình, trớc hết phải có tấm lòng thanh khiết, sau phải cảm đến mọi lẽ giời đất, sau mới cần đến câu t tởng thâm trầm, và sau dốt là cần một câu văn sáng sủa, gọn ghẽ và êm tai” (Nhật kí ngày 10/4/1932). Ông tỏ ra tâm đắc với quan điểm cho rằng: “Nhà thi nhân trớc hết phải nghiền ngẫm những cái căn duyên thâm trầm trong tâm tính ngời ta (việc này ai chịu khó cũng có thể làm đợc), rồi sau quy nạp thành một cái lý tởng cao thâm mà diễn xuất nó ra lời thơ đích đáng để làm cái phơng châm hành động cho ngời đời (việc này thời không phải ai cũng có t cách làm đợc và chính là chức vụ riêng của ngời làm thơ)” (Nhật kí ngày 21/3/1932 - Trích lục bài Thơ là gì của ông Paul Geraldy).

Nếu ở trên ta khẳng định Nguyễn Huy Tởng coi trọng vấn đề vốn sống đối với nhà văn thì trong việc làm thơ, ông cũng nhấn mạnh: Nhà thơ phải gắn bó với cuộc đời: “Ngời thi sĩ phải hiểu việc đời một cách sâu xa, và phải đoán sự đời một cách siêu việt. Ngời thi sĩ không bao giờ đợc ở xa đời. Bao giờ cũng đứng làm môi giới cho loài ngời cùng tạo vật” (Nhật kí ngày 11/3/1932).

Ngày đầu đặt chân đến làng văn, bản thân Nguyễn Huy Tởng đã từng cho ra đời một số tác phẩm thơ. Nhật ký của ông đã ghi lại những khoảnh khắc ấy: “Nhiều bài thơ của tôi từ 1935 đến nay, tôi chép lại thành tập. Tôi vui sớng. Nhng chiều hôm nay, tôi chán nản một cách lạ lùng. Vì tôi thấy rằng thơ của tôi không có chút thi vị nào.

Tôi viết bài thơ:

Đời nh suối nớc trời cho Em nh một kẻ khát khô vô cùng

Suối dù đục, suối dù trong Thì em cũng uống. Hơn không có gì.

Tôi thích mãi, cho là hay. Dù đời đẹp hay xấu, tôi vẫn yêu đời, chỉ có h không là đáng sợ thôi. Nhng bây giờ thì tôi thấy câu thơ ấy nghĩa xoàng, vì nếu nớc đục, nớc trong, không luận cái hay, cái đẹp, ta cũng cứ thích chả hóa ta dễ dãi lắm ru?” (Nhật kí ngày 10/1/1939). Từ kinh nghiệm ít ỏi về cách làm thơ, Nguyễn Huy Tởng đã bày tỏ những suy nghĩ về con đờng sáng tạo thơ của ngời thi sĩ. Ông cho rằng ngời thi sĩ khi “cảm đến cái đẹp của giời, hiểu đợc các lẽ của đời thì tự khắc nảy ra thơ” (Nhật kí ngày 3/3/1932). Balzac, một nhà văn hiện thực xuất sắc với bộ Tấn trò đời, đã cho rằng “Thơ là sự sung mãn của tình cảm mãnh liệt”. Nguyễn Huy Tởng cũng khẳng định thơ phải là những rung động tự nhiên mãnh liệt nhất “Khi thất tình kích thích đến ta thì bật nẩy ra thơ. Thơ ấy có hại đến ai đâu. Đã không có hại, lại còn có lợi, vì nó tả một cái tình của một phần tử trong nhân loại” (Nhật kí ngày 13/9/1932). Ông nhận ra: “Xem thơ Baudelaire, thấy lời thơ đẹp, t tởng hơn ngời, và đầy cảm xúc. Thơ chỉ có thể hay khi mình viết bằng máu của mình. Mỗi bài thơ của Baudelaire chỉ là một trạng thái linh hồn đã từng đau khổ và đã từng sống thực. Không phải là thơ nặn bằng trí tởng tợng nhạt nhẽo” (Nhật kí ngày 12/3/1940). Nếu có ngời đã khẳng định “Thơ là nghệ thuật bậc nhất của trí tởng tợng” thì Nguyễn Huy T-

Một phần của tài liệu Quan niệm về văn học của nguyễn huy tưởng ( qua nhật ký và thực tiễn sáng tác) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 99 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w