2. Khuyến nghị
2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục như Bộ Giáo dục – Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cùng các ngành hữu quan cần có những trợ giúp hiệu quả cho công tác thư viện trường THPT. Một số khuyến nghị như sau.
* Các cấp quản lý cần rà soát lại toàn bộ văn bản quy định về thư viện trường học để bổ sung, điều chỉnh và ban hành thêm văn bản mới phù hợp với tình hình thực tế hiện nay – kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức. Đặc biệt lưu ý, quan tâm đến chế độ chính sách đãi ngộ đối với người làm công tác thư viện trường học, mang lại những công cụ pháp lý hiệu quả, thuận lợi cho các trường THPT tổ chức, xây dựng và phát triển thư viện trường.
* Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản quy định hiệu trưởng nhà trường trước khi được bổ nhiệm phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Việc này nhằm bảo đảm hiệu trưởng có những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc thực thi nhiệm vụ quản lý nhà trường của mình.
* Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng một bộ phận tham mưu về công tác thư viện trường phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả quản lý toàn diện giáo dục phổ thông.
* Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh thực sự giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các hiệu trưởng trường THPT trong việc quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên (trong đó có cán bộ thư viện), quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ của nhà trường. Từ đó tạo điều kiện cho hiệu trưởng quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền một cách chủ động, sáng tạo, linh hoạt và hiệu quả.
2.2. Đối với hiệu trưởng các trường THPT công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Có thể nói hiệu trưởng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm và thực thi quản lý toàn diện mọi hoạt động của nhà trường, trong đó có quản lý thư viện. Nâng cao chất lượng hoạt động thư viện là một trong những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường THPT. Để thực hiện tốt điều này, một số khuyến nghị với hiệu trưởng như sau.
* Hiệu trưởng nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của thư viện trong nhà trường. Từ đó có kế hoạch quản lý thư viện nhằm xây dựng và phát triển thư viện cùng với những bước phát triển của nhà trường.
* Hiệu trưởng thường xuyên tự học, tự rèn luyện nâng cao hiểu biết và các kỹ năng làm việc của người quản lý nhà trường; chủ động, tích cực trong việc suy nghĩ, tìm tòi những giải pháp mới, hiệu quả hơn để giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền (Trong đó có vấn đề quản lý thư viện) mà không bị lệ thuộc vào lối suy nghĩ cũ, cách làm cũ, từ đó nâng cao năng lực quản lý nhà trường nói chung, quản lý thư viện nói riêng.
* Hiệu trưởng có giải pháp xây dựng tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, gắn bó, tin cậy lẫn nhau; chú trọng xây dựng môi trường làm việc dân chủ, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cá nhân; thực hiện công bằng về chế độ ưu đãi và hợp tác, cùng nhau làm việc vì sự phát triển của nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo & Bộ Nội vụ, Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV, Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Vol.1, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo ,Công văn số 11185/GDTH ngày 17/12/2004,
Hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2003, Ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 61/1998/QĐ/BGDĐT ngày
06/11/1998, Quy chế tổ chức hoạt động thư viện trường phổ thông.
6. Bộ Nội vụ, Thông tư số 27/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005, Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
7. Bộ Tài chính & Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 30/TT-LB ngày 26/7/1990, Hướng dẫn quản lý vốn sự nghiệp đầu tư cho giáo dục phổ thông. 8. Bộ Văn hóa - Thông tin, Công văn số 1597/BVHTT ngày 7/5/2007 Về
việc áp dụng chuẩn nghiệp vụ trong các thư viện Việt Nam
9. Bộ Văn hóa Thông tin, Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT ngày 04/5/2007, Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
10. Bộ Văn hoá Thông tin, Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT ngày 21/02/2006 Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hóa – thông tin.
11. Bùi Minh Hiền (Chủ biên) (2006), Quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
12.Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục.
13. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Pháp lệnh Thư viện, Ủy ban thường vụ Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/12/2000.
14. Đại Từ điển Tiếng Việt (1998),NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 15. Đặng Thành Hưng (2010), “Đặc điểm quản lý giáo dục và quản lý
trường học trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Quản lý giáo dục, số 17.
16. Hội đồng Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 72/2002/NĐ-CP ngày 06/8/2002 Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thư viện.
17. Hội đồng Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quyết định số 243/CP ngày 28/6/1979, Tổ chức bộ máy biên chế của các trường phổ thông.
18. Lê Ngọc Oánh (2010), “Thư viện trường học, S.O.S.”, Thư viện công nghệ thông tin (Phụ trương bản tin trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP HCM).
19. Lê Văn Viết (2006), “Một số vấn đề thiết lập hình thức mượn, chia sẻ tài liệu, thông tin giữa các thư viện Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo Thư viện Việt Nam: hội nhập và phát triển.
20.Liên Hiệp Quốc (1989), Công ước về quyền trẻ em.
21. Ngô Ngọc Chi (2006), “Hoạt động thư viện Việt Nam trên đường hội nhập”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 1.
22. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Tuyển tập tác phẩm Tự giáo dục Tự học Tự
nghiên cứu, 2 tập, ĐH Sư phạm Hà Nội – TT Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây.
23. Nguyễn Hữu Giới (2011), “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thư viện trường học”, Sách Giáo dục và thư viện trường học, số 34.
24. Nguyễn Hữu Hùng (2006), “Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực thông tin số hóa tại Việt Nam”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, số 1.
25. Nguyễn Lộc (2010), Lý luận về quản lý. Hà Nội, NXB Đại học Sư phạm Hà nội.
26.Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Hà Nội.
27. Nguyễn Thị Huệ (2004), “Thư viện điện tử trường Đại học Tổng hợp Amsterdam và vấn đề xây dựng thư viện điện tử Việt Nam”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, số 3.
28. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2011), “Phân tích chức năng của hiệu trưởng trường THPT Việt Nam và những vấn đề đặt ra cho công tác bồi dưỡng hiệu trưởng”, Tạp chí Giáo dục, số 274.
29. Phạm Hồng Thái (2007), “Vai trò của thư viện trong việc đổi mới phương pháp dạy và học”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 13.
30. Phạm Quang Huân (2006), “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thư viện trong trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 8.
31. Quí Long và Kim Thư sưu tầm và hệ thống hoá (2009), Cẩm nang hướng dẫn nghiệp vụ công tác thư viện, NXB Lao động, Hà Nội.
32. SEAMEO Innotech (2007), Khẳng định vai trò lãnh đạo và chức năng quản lý chuyên môn của hiệu trưởng (Trích và lược dịch từ Excellence in School Leadership for Southeast Asia), Trung tâm đào tạo khu vực của SEAMEO tại Việt Nam.
33. Tạ Văn Doanh (Chủ biên) (2010), 35 năm giáo dục & đào tạo TP Hồ Chí Minh những đỉnh cao phát triển, NXB Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh. 34. Trường cán bộ Quản lý Giáo dục TP Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình
35. Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo (2011), Tài liệu tổng kết năm học 2010 – 2011 & phương hướng nhiệm vụ năm học 2011 – 2012.
36. Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh (2012), Thành phố Hồ Chí Minh 35 năm xây dựng và phát triển (1975-2010), NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
37. “Acquisition of basic library materials” (1990), The basic of librianship, London.
38. Barbara J. Ford (2004), Đối tác và người cộng tác: Cán bộ thư viện phải làm việc với giảng viên như thế nào để hỗ trợ nghiên cứu và giảng dạy. Đại học Illinois tại Urbana Champaign, Hoa Kỳ.
39. Evans G.E (1987), Developing library and information centre collection,
Littlrton.
40. M. S. Roth (2011), Why liberal arts master
http://edition.cnn.com/2011/OPINION/05/21/roth.liberal.education/ind ex.html?iref=allsearch.
Bài viết của tác giả liên quan đến luận văn
1. Chu Phương Diệp (2009), “Thư viện trường phổ thông tham gia công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh”, Hội thảo khoa học trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP Hồ Chí Minh.
2. Chu Phương Diệp (2010), “Thư viện trong trường học thân thiện tham gia giáo dục toàn diện học sinh”, Góp phần xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, NXB Giáo dục Việt Nam, TP Hồ Chí Minh.
3. Chu Phương Diệp (2010), “Thư viện trường phổ thông giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tự học”, Hội thảo khoa học trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP Hồ Chí Minh.
4. Chu Phương Diệp (2011), “Hoạt động phối hợp của thư viện với tổ trưởng chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong trường trung học”, Hội thảo khoa học trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP Hồ Chí Minh.
5. Chu Phương Diệp (2011), “Quản lý và tổ chức thư viện trường phổ thông theo xu thế lãnh đạo và quản lý sự thay đổi nhà trường”, Hội thảo khoa học trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP Hồ Chí Minh.
6. Chu Phương Diệp (2012), “Hướng đến thư viện với không gian học tập chung cho cán bộ quản lý giáo dục”, Hội thảo khoa học trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP Hồ Chí Minh.
7. Chu Phương Diệp (2012), “Suy nghĩ về công tác quản lý của người hiệu trưởng trường phổ thông hiện nay”, Hội thảo khoa học trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP Hồ Chí Minh.