Thư viện trường học thân thiện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thư viện ở các trường trung học phổ thong công lập trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 34)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Thư viện trường học thân thiện

Chỉ thị số 40/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. Mỗi nhà trường phải là một môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng yêu cầu xã hội để giáo dục thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện.

Thư viện trường học thân thiện được hiểu với nghĩa mở về các hình thức tổ chức phong phú và đa dạng để đáp ứng các hoàn cảnh, đáp ứng yếu tố vùng miền, điều kiện cơ sở vật chất khác nhau. Thư viện với các tài liệu học tập và môi trường học tập thân thiện hướng tới mục tiêu đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ em. Thư viện trường học thân thiện là một không gian học tập mở

với các đặc điểm:

- Tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thông tin, xây dựng thói quen đọc sách cho các em;

- Khuyến khích các em tích cực tham gia các hoạt động của thư viện; - Đếnvới bạn đọc thư viện một cách linh hoạt, hiệu quả;

- Phát triển mối quan hệ thân ái, cởi mở, tích cực giữa cán bộ thư viện và học sinh, giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh, giáo viên và giáo viên, cán bộ thư viện và giáo viên;

- Tăng cường sự tham gia xây dựng thư viện của các cấp lãnh đạo, giáo viên, cha mẹ học sinh và thành viên cộng đồng.

Thư viện trường học thân thiện theo hướng tiếp cận mô hình trường học thân thiện lấy quyền trẻ em là nền tảng cho mọi hoạt động:

-Thư viện trường học thân thiện góp phần đáp ứng quyền tiếp cận thông tin bổ ích của các em trong nhà trường nhằm đảm bảo các em được hưởng một nền giáo dục phù hợp (Điều 17, điều 28, điều 29, điều 31 – Quyền trẻ em)

-Góp phần thực hiện quyền tham gia của trẻ em trong các hoạt động trong thư viện (Điều 12, điều 13, điều 14 – Quyền trẻ em)

-Đảm bảo quyền phát triển với môi trường học tập tích cực, tạo điều kiện cho các em có cơ hội khám phá mọi tiềm năng của mình (Điều 20, điều 23, điều 27 – Quyền trẻ em) [20]

Thư viện là trung tâm sinh hoạt văn hóa và hoạt động khoa học cho toàn trường. Đối với giáo viên, thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Đối với học sinh, thư viện góp phần tích cực vào việc thay đổi thói quen tự học, tự nghiên cứu. Tóm lại, thư viện trường học thân thiện là một thư viện mở, thân thiện với môi trường và bạn đọc thư viện nhằm phát huy hiệu quả cao nhất của thư viện trong hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường.

Kết luận chương 1

Alvin Toffler – Nhà dự báo người Mỹ nổi tiếng trong bộ ba tác phẩm sốc tương lai, Làn sóng thứ baThăng trầm quyền lực, khi phân tích sự chuyển đổi xã hội từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp và văn minh tin học đã nêu rõ bước phát triển tất yếu và những đặc

trưng cơ bản của quá trình nhận thức lại, tư duy lại hiện thực và hình dung tương lai trong các lĩnh vực sản suất, dịch vụ và quản lý xã hội trong đó có giáo dục. Trong bối cảnh đó, tư duy và tầm nhìn chiến lược không chỉ mang tính sống còn đối với từng quốc gia – dân tộc mà ngay cả đối với từng tổ chức, từng cá nhân trong đời sống xã hội hiện đại. Chúng ta đã và sẽ chứng kiến “những đột phá hào hứng nhất của thế kỷ XXI sẽ xảy ra không phải do kỹ thuật mà do sự truyền bá quan niệm - Làm người nghĩa là gì ?”. Hay nói cách khác, không phải kỹ thuật – công nghệ hiện đại mà chính Con người – đối tượng và sản phẩm của nền giáo dục hiện đại sẽ tạo ra những đột phá hào hứng nhất trong thế kỷ XXI. Những chuyển đổi các mặt của đời sống xã hội hiện đại đã và đang đặt ra cho giáo dục vai trò và sứ mạng mới chưa từng có trong lịch sử với bốn trụ cột lớn của nền giáo dục hiện đại: Học để hiểu biết và sáng tạo, học để làm, học để chung sống và học để làm người (UNESCO). Giáo dục là sự nghiệp của mọi người, vì mọi người. Giáo dục cho tất cả mọi người. Xây dựng một xã hội học tập với tinh thần học tập suốt đời là mục tiêu trước mắt và lâu dài... Bậc học THPT là một bậc học quan trọng trong việc hình thành nhân cách và các kỹ năng sống cho thế hệ trẻ, vì vậy, tổ chức dạy – học và giáo dục trong trường THPT cần phải có sự trợ giúp của cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nhất là thư viện. Thư viện là nơi cung cấp nguồn tài liệu tham khảo phục vụ dạy và học, là nơi giải trí lành mạnh cho học sinh sau giờ học trên lớp, là không gian học tập chung cho học sinh để các em làm quen với việc tự học - kỹ năng cơ bản để học tập suốt đời... Các hoạt động thư viện là cơ hội cho học sinh rèn luyện các khả năng tìm kiếm thông tin, khả năng thuyết trình, làm việc nhóm, là cơ hội gặp gỡ giao lưu... Thư viện là một bộ phận thiết yếu trong nhà trường. Mỗi trường phổ thông cần thiết phải xây dựng thư viện thân thiện trong nhà trường thân thiện.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thư viện ở các trường trung học phổ thong công lập trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w