Phương pháp khảo sát và đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thư viện ở các trường trung học phổ thong công lập trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 43)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Phương pháp khảo sát và đánh giá thực trạng

* Địa bàn và đối tượng khảo sát

Để có cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý thư viện ở trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành khảo sát công tác quản lý thư viện trong nhà trường.

Các đối tượng khảo sát bao gồm cán bộ quản lý nhà trường (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang theo học lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT tại trường Cán bộ Quản lý Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh và một số cán bộ thư viện, giáo viên, học sinh một số trường THPT công lập trên địa bàn quận I (nội thành), quận Bình Tân (Vùng ven) và huyện Bình Chánh (ngoại thành). Như vậy đặc điểm đối tượng khảo sát là đa dạng và ở các vị trí khác khau trên địa bàn thành phố nên ý kiến của họ phản ánh khá toàn diện về thực trạng.

* Nội dung khảo sát

Chúng tôi khảo sát thực trạng thư viện và công tác quản lý thư viện với các nội dung cần tìm hiểu thể hiện trên phiếu hỏi ý kiến. Hai mẫu phiếu hỏi ý kiến để khảo sát thực trạng:

- Phiếu hỏi ý kiến về thực trạng thư viện và công tác quản lý thư viện trường THPT công lập (Dành cho cán bộ quản lý, cán bộ thư viện, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên) – Phụ lục 1.

- Phiếu hỏi ý kiến bạn đọc thư viện trường THPT (Dành cho cán bộ, giáo viên và học sinh) – Phụ lục 2.

Kết hợp với khảo sát bằng phiếu hỏi, chúng tôi đã tiến hành quan sát, trao đổi, phỏng vấn các đối tượng nêu trên và tham khảo tài liệu liên quan để thu thập thông tin làm cơ sở kết luận, đánh giá thực trạng công tác quản lý thư viện trường THPT phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

* Phương pháp xử lý phiếu hỏi ý kiến

Sử dụng phần mềm thống kê SPSS để tính tỷ lệ phần trăm và các hệ số tương quan nhằm đánh giá thực trạng và so sánh tương quan ý kiến của các nhóm đối tượng để thấy được bản chất của các vấn đề cần tìm hiểu.

2.2.2. Kết quả khảo sát

* Các nội dung thống kê, phân tích kết quả khảo sát

Số phiếu hỏi ý kiến về thực trạng thư viện và công tác quản lý thư viện thu được là 208 phiếu. Số phiếu hỏi ý kiến bạn đọc thư viện thu được là 320 phiếu. Kết quả khảo sát được thống kê, phân tích theo các nội dung như sau:

- Nhận thức của cán bộ quản lý và các đối tượng khác trong nhà trường (cán bộ thư viện, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên) về tầm quan trọng của công tác quản lý thư viện trong nhà trường (Bảng 2.1).

- Đánh giá tính khả thi của kế hoạch thư viện trong nhà trường (Bảng 2.2). - Mức độ những khó khăn của hiệu trưởng (hoặc phó hiệu trưởng) trong việc quản lý thư viện (Bảng 2.3).

- Mức độ thực hiện được các công việc quản lý thư viện trường năm học 2010- 2011 vừa qua (Bảng 2.4).

- Mức độ hài lòng của bạn đọc đối với thư viện trường (Bảng 2.5).

- Thói quen đến thư viện trường của các đối tượng bạn đọc (cán bộ, giáo viên và học sinh) (Bảng 2.6).

...- Đối chiếu hiệu quả của công tác quản lý thư viện và xếp loại thư viện trường đạt được trong năm học 2010-2011 để thấy được vai trò của quản lý đối với chất lượng thư viện (Bảng 2.7).

* Thống kê,phân tích kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý thư viện ở trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thể hiện từ bảng 2.1 đến 2.7 như sau.

Bảng 2.1

Nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý thư viện trường THPT

Đối tượng Tỷ lệ Mức độ đánh giá

quan trọng quan trọng trọng quan trọng quan trọng Hiệu trưởng, Tổng 8 16 12 % 22,2% 44,5% 33,3%

Tổ trưởng chuyên môn Tổng 26 24 4

% 48,1% 44,5% 7,4%

Giáo viên chủ nhiệm Tổng 15 19 6

% 37,5% 47,5% 15,0%

Giáo viên Tổng 19 18 8 1

% 41,3% 39,1% 17,4% 2,2% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cán bộ thư viện Tổng 29 6 2

% 79,5% 15,1% 5,4%

Bảng 2.1 cho thấy nhận thức của cán bộ quản lý (Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng) cũng như của các đối tượng khác trong nhà trường như cán bộ thư viện, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên phần lớn cho rằng công tác quản lý thư viện ở trường THPT là rất quan trọng và khá quan trọng (chiếm tỷ lệ cao nhất). Không có đối tượng nào cho rằng công tác quản lý thư viện trường là không quan trọng. Chỉ có 2,2% số người được hỏi ý kiến là đối tượng giáo viên cho rằng công tác quản lý thư viện ở trường THPT là ít quan trọng. Đáng chú ý, ở đối tượng cán bộ thư viện cho rằng công tác quản lý thư viện ở trường THPT là rất quan trọng, chiếm tỷ lệ cao nhất là 79,5% trong khi ở đối tượng hiệu trưởng và phó hiệu trưởng tỷ lệ này là 22,2%. Qua quan sát thực tế, trò chuyện với cán bộ thư viện và kết quả khảo sát này, chúng tôi nhận thấy những người trực tiếp làm công tác thư viện trong nhà trường có nhiều mong đợi, kỳ vọng ở công tác quản lý để thư viện phát triển tốt hơn. Để đáp ứng sự kỳ vọng này, vấn đề đặt ra là cán bộ quản lý nhà trường cần phải làm thế nào để đáp ứng sự kỳ vọng ấy.

Đánh giá tính khả thi của kế hoạch thư viện trường

Kế hoạch thư viện trường Tổng số người trả lời Tỷ lệ %

Kế hoạch có tính khả thi cao 90 45,5 %

Kế hoạch tạm chấp nhận được 77 39,4%

Kế hoạch chỉ mang tính hình thức 30 15,1%

Tổng: 197 100%

Có 11/208 phiếu trả lời trường không có kế hoạch thư viện, chiếm tỷ lệ 5,5%. 197 phiếu còn lại đánh giá tính khả thi của kế hoạch, trong đó có 15,1% cho rằng kế hoạch chỉ mang tính hình thức. Như vậy, còn lại hơn 80% kế hoạch thư viện chấp nhận được và mang tính khả thi cao. Kết quả khảo sát cho thấy thư viện các trường có kế hoạch mang tính khả thi cao thường được xếp loại thư viện tiên tiến hoặc thư viện xuất sắc.

Tính kế hoạch là đặc trưng của quản lý; có kế hoạch là nguyên tắc của quản lý; quản lý bằng kế hoạch là phương pháp chủ đạo của quản lý. Thực tế cho thấy, nơi nào có kế hoạch thư viện mang tính khả thi cao thì nơi đó hiệu quả công tác thư viện thường được đánh giá tốt hơn khi kế hoạch chỉ mang tính hình thức.

Kế hoạch thư viện còn là căn cứ đối chiếu để kiểm tra, đánh giá công tác thư viện, từ đó có những kết luận chính xác để hiệu trưởng khen thưởng, động viên cán bộ thư viện làm việc tốt hoặc điều chỉnh tổ chức kịp thời, rút kinh nghiệm công tác quản lý thư viện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thư viện. Cần thiết phải đưa nội dung kế hoạch thư viện vào kế hoạch năm học của nhà trường và kế hoạch công tác của hiệu trưởng.

Bảng 2.3

Những khó khăn của hiệu trưởng (hoặc phó hiệu trưởng) trong việc quản lý thư viện

(Đánh giá mức độ khó khăn tương ứng với các điểm từ 1 đến 5: 1=Không khó khăn, 2= Ít khó khăn, 3= Khó khăn, 4= Khá khó khăn, 5= Rất khó khăn)

Nội dung Mức độ khó khăn Thứ bậc

1 2 3 4 5

Chế độ chính sách cho cán bộ thư viện chưa phù hợp, chưa tạo động lực cho cán bộ thư viện

2,2% 8,8% 13,3% 11,3% 64,4% 1 Cán bộ thư viện thiếu chuyên

môn nghiệp vụ thư viện 6,6% 13,0% 18,0% 4,4% 58,0% 2 Thiếu kinh phí cho các hoạt

động thư viện 11,4% 13,2% 6,6% 15,5% 53,3%

3 Thiếu sự hợp tác, tài trợ của

các tổ chức, lực lượng ngoài nhà trường (Các tổ chức chính trị - xã hội, kinh tế, mạnh thường quân, tổ chức quốc tế…) với thư viện trường

13,6% 17,5% 6,6% 11,0% 51,3% 4

Hiệu trưởng chưa khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ thư viện thi cán bộ thư viện giỏi

20,5% 6,4% 10,8% 11,2% 51,1% 5 Hiệu trưởng chưa động viên,

khen thưởng kịp thời các cá nhân có thành tích đóng góp cho sự phát triển của thư viện

3,3% 22,2% 11,2% 13,3% 50,0% 6 Hiệu trưởng chưa coi trọng

công tác thư viện trường học 4,5% 16,5% 11,1% 23,5% 44,4% 7 Một số tiêu chí đánh giá để

công nhận các danh hiệu thư viện chưa thật hợp lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12,0% 11,0% 15,5% 17,4% 44,1% 8 Nhà trường chưa quan tâm

thích đáng đến cán bộ thư viện 42,0% 22,0% 16,4% 15,4% 42,0% 9 Thiếu thời gian cho công tác

quản lý thư viện 7,1% 6,9% 14,0% 32,0% 40,0% 10

Nội dung Mức độ khó khăn Thứ

bậc

Thư viện trường chưa hấp dẫn

được học sinh đến thư viện 2,2% 19,4% 27,6% 11,3% 39,5% 11 Chưa chỉ đạo công tác thư

viện kịp thời 16,1% 25,0% 11,0% 19,4% 28,5% 12 Cán bộ thư viện thiếu kiến

thức sư phạm 22,0% 13,2% 19,3% 17,5% 28,0% 13

Chưa tổ chức các hoạt động thư viện hỗ trợ dạy học và giáo dục học sinh

14,8% 19,5% 9,4% 29,0% 27,3% 14 Chưa lập kế hoạch năm học

của thư viện 20,5% 23,0% 24,5% 13,0% 19,0% 15

Hiệu trưởng chưa khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ thư viện nâng cao trình độ nghiệp vụ thư viện và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

20,8% 22,2% 19,3% 19,7% 18,0% 16

Học sinh chưa có thói quen đến học tập, giải trí ở thư viện trường

9,5% 19,7% 27% 26,0% 17,8% 17 Biên chế cán bộ thư viện quá ít

chưa đáp ứng công tác thư viện 12,0% 30,0% 15,5% 25,0% 17,5% 18 Thiếu sự hợp tác của các tổ

chức, lực lượng trong nhà trường (Công đoàn, đoàn thanh niên, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm) với thư viện

4,2% 34,4% 27% 17% 17,4% 19

Thiếu sự quan tâm, chỉ đạo phù hợp về công tác thư viện trường học của Bộ Giáo dục và Đào tạo

7,1% 10,9% 34,0% 32,0% 16,0% 20 Thiếu thời gian để kiểm tra,

đánh giá, rút kinh nghiệm công tác thư viện

14,2% 20,2% 22,0% 27,0% 15,7% 21

Nội dung Mức độ khó khăn Thứ

bậc

Thiếu sự quan tâm, chỉ đạo phù hợp về công tác thư viện trường học của Sở Giáo dục và Đào tạo

19,7% 26,0% 26,0% 13,3% 15,0% 22 Cán bộ thư viện thiếu tâm

huyết với công việc, thiếu sáng tạo

16,1% 27,5% 25,0% 19,4% 12,0% 23 Thiếu kinh nghiệm quản lý

công tác thư viện 19,3% 17,5% 27,0% 25,4% 10,8% 24 Chưa tạo điều kiện ứng dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công nghệ thông tin vào công tác thư viện

31,5% 4,2% 30,3% 27,0% 7,0% 25 Thiếu kiến thức quản lý công

tác thư viện 19,5% 8,6% 27,0% 39,9% 5,0% 26

Bảng 2.3 cho thấy có rất nhiều khó khăn trong việc quản lý thư viện trường THPT của người Hiệu trưởng. Kết quả khảo sát các khó khăn xếp theo thứ bậc từ 1 đến 26. Những khó khăn bậc nhất là chế độ chính sách cho cán bộ thư viện chưa phù hợp, chưa tạo động lực cho cán bộ thư viện; cán bộ thư viện thiếu chuyên môn nghiệp vụ thư viện; thiếu kinh phí cho các hoạt động thư viện và thiếu sự hợp tác, tài trợ của các tổ chức, lực lượng ngoài nhà trường (Các tổ chức chính trị - xã hội, kinh tế, mạnh thường quân, tổ chức quốc tế…) với thư viện trường. Những khó khăn trong nhà trường, khó khăn ngoài nhà trường, khó khăn về chế độ chính sách, khó khăn từ người cán bộ thư viện, khó khăn từ chính người quản lý nhà trường là những trở ngại, những rào cản ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thư viện trường. Có những hệ quả của khó khăn này dẫn đến khó khăn tiếp theo. Vì vậy, cần phải nhận thức được những khó khăn cũng như mức độ khó khăn đó để có giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động thư viện.

Bảng 2.4

(Đánh giá mức độ thực hiện tương ứng với các điểm từ 0 đến 5: 0= Chưa thực hiện, 1= Thực hiện ở mức độ kém, 2= Thực hiện ở mức độ yếu, 3= Thực hiện

ở mức độ trung bình, 4= Thực hiện ở mức độ khá, 5= Thực hiện ở mức độ tốt)

Nội dung Mức độ thực hiện Thứ

bậc

0 1 2 3 4 5

Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện trường học

1,0% 6,6% 13,0% 18,0% 8,4% 53,0% 1 Tổ chức các hoạt động

thư viện phù hợp với nội dung dạy học và kế hoạch năm học

3,5% 11,4% 13,2% 6,6% 14,0% 51,3% 2 Sử dụng các nguồn

kinh phí cho hoạt động thư viện, mua sắm trang thiết bị thư viện, mua sách báo tạp chí mới

3,0% 13,6% 17,5% 6,6% 11,0% 48,3% 3

Khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ thư viện thi cán bộ thư viện giỏi

2,5% 22,0% 6,4% 10,8% 11,2% 47,1% 4 Kiểm tra, đánh giá,

điều chỉnh công tác thư viện trường

5,0% 3,3% 22,2% 11,2% 13,3% 45,0% 5 Chỉ đạo thực hiện kế

hoạch năm học của thư viện 10,0% 4,5% 11,5% 11,1% 18,5% 44,4% 6 Động viên, khen thưởng kịp thời các cá nhân có thành tích đóng góp cho sự phát triển của thư viện

30,0% 2,0% 1,0% 5,5% 17,4% 44,1% 7

Nội dung Mức độ thực hiện Thứ

bậc

Khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ thư viện nâng cao trình độ nghiệp vụ thư viện và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

10,0% 42,0% 22,0% 16,4% 15,4% 32,0% 8

Lập kế hoạch năm học

của thư viện trường 5,0% 7,1% 6,9% 19,0% 32,0% 30,0% 9 Chỉ đạo cán bộ thư

viện phối hợp với tổ trưởng bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Công đoàn, Đoàn Thanh niên để tổ chức các hoạt động thư viện hỗ trợ cho hoạt động dạy học và giáo dục học sinh 25,0% 2,2% 19,4% 27,6% 11,3% 15,5% 10 Tìm kiếm, vận động các tổ chức ngoài nhà trường hợp tác, tài trợ cho thư viện trường

8,5% 16,1% 25,0% 21,0% 19,4% 10,0% 11 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.4 cho thấy trong các công việc quản lý thư viện của năm học 2010 – 2011, việc chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện đã được thực hiện tốt nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp khi công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực của đời sống nói chung, giáo dục nói riêng. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện là một yếu tố góp phần mạnh mẽ vào sự đổi mới hoạt động thư viện, mang lại những tiện ích nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ thư viện để phục vụ bạn đọc tốt hơn. Thư viện không chỉ là kho sách lặng lẽ mà còn là nguồn thông tin trực tuyến vô tận từ nhiều nơi trong nước và quốc tế. Bạn đọc đến thư viện ngoài kho sách báo còn tra tìm thông tin từ máy tính được kết nối Internet. Sổ sách, dữ liệu thư viện được sự trợ giúp của máy tính trở nên khoa học hơn, thuận tiện hơn cho người cán bộ thư

viện thực hiện các công tác quản lý và phục vụ bạn đọc của mình cũng như thống kê, báo cáo. Tất cả những điều đó là nhờ ứng dụng công nghệ thông tin vào thư viện mà đỉnh cao là hình thức thư viện điện tử. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, hiện nay 25% trường THPT ở thành phố Hồ Chí Minh đã có thư viện điện tử.

Năm học vừa qua, các trường THPT ở thành phố cũng có nhiều cố gắng trong quản lý, tổ chức các hoạt động thư viện phù hợp với nội dung dạy học và kế hoạch năm học cũng như sử dụng các nguồn kinh phí cho hoạt động thư viện. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông, kinh phí mua sắm trang thiết bị thư viện, mua sách báo tạp chí mới từ nguồn ngân sách tài chính cho phép là tối thiểu từ 6% đến 19% ngân sách giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát có 34,1% cho rằng việc sử dụng các nguồn kinh phí cho hoạt động thư viện còn ở mức yếu, kém và chưa được thực hiện. Điều này là một rào cản công tác thư viện phát

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thư viện ở các trường trung học phổ thong công lập trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 43)