Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thư viện ở các trường trung học phổ thong công lập trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 72)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Cơ sở thực tiễn

Mối liên hệ giữa việc học và cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học cho thấy vai trò, tác dụng tích cực của thư viện trong nhà trường phổ thông. Trong khi thực trạng quản lý thư viện còn có những bất cập. Từ đó đặt ra vấn đề phải đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thư viện trường THPT.

Học là sự biến đổi các tri thức bên ngoài thành các tri thức của người học. Đó là sự tri thức hóa của bản thân. Trong thế giới tự nhiên, chỉ có loài người mới biết học, biết tổ chức và phát triển sự học: Từ bắt chước, truyền khẩu đến ký hiệu, văn tự, sách vờ, trường lớp… rồi đa dạng hóa các loại hình học tập như ngày nay. Chính sự phát triển của việc học đã làm nên tiến bộ xã hội. Nhờ kiến thức tích lũy và khám phá tri thức, xã hội loài người đã trải qua các thời đại từ hái lượm, đến đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, cơ khí, điện tử… đến công nghệ thông tin, thời đại tri thức như hiện nay. Tri thức được coi trọng hàng đầu, là tiềm năng, là sức mạnh của mỗi quốc gia vì từ đó con người tăng thêm sự hiểu biết, tạo ra nhiều của cải vật chất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Theo tổ chức Giáo dục – Văn hóa – Khoa học Liên Hợp Quốc (UNESCO), học để biết cách học, học để làm, học để làm người, để sáng tạo và học để biết sống hòa hợp với nhau và với giới tự nhiên. Trong nhà trường phổ thông, ngoài giờ lên lớp, thư viện là môi trường tốt nhất cho việc tự học. Thư viện là một bộ phận cơ sở vật chất, thiết bị trường học hỗ trợ tích cực cho việc dạy và học đạt kết quả tốt, trong đó sách là một trong những công cụ thiết yếu và cơ bản của quá trình sư phạm

* Cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học

Kinh nghiệm thực tiễn các trường THPT đã cho thấy rằng cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học chỉ phát huy tốt vai trò trong dạy học và giáo dục khi được quản lý tốt. Để thực hiện được điều đó, người quản lý cần nhận thức rõ và nắm vững các yêu cầu sau:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về lĩnh vực quản lý chung và quản lý chuyên ngành giáo dục.

- Các chức năng và nội dung quản lý, biết phân lập và phối hợp các nội dung quản lý, các mặt quản lý.

- Hiểu rõ mục tiêu của chương trình giáo dục và những điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật cần phải có để thực hiện chương trình (trường sở, thiết bị giáo dục, thư viện).

- Có ý tưởng đổi mới quản lý nhà trường và quyết tâm thực hiện ý tưởng bằng một kế hoạch khả thi.

- Biết huy động mọi tiềm năng của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài nhà trường để phục vụ cho công việc.

- Có biện pháp tập trung mọi tiềm năng vật chất vào mục tiêu đảm bảo cơ sở vật chất - kỹ thuật để nâng cao chất lượng giáo dục.

* Thư viện trường THPT

Thư viện là một cơ sở vật chất trọng yếu trong nhà trường. Người quản lý nhà trường bắt đầu từ việc có nhận thức đúng đắn, rõ ràng về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của thư viện đối với công tác dạy học và giáo dục, cần phải có kế hoạch quản lý thư viện gắn với kế hoạch xây dựng và phát triển nhà trường. Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, nhà quản lý tổ chức và chỉ đạo mọi nguồn lực để xây dựng và phát triển thư viện theo mục tiêu đã đề ra. Nhà quản lý còn kiểm tra, đánh giá công tác thư viện để kịp thời điều chỉnh tổ chức cũng như điều chỉnh chính công tác quản lý của mình để nâng cao chất lượng hoạt động thư viện. Cần quan niệm rằng làm tốt công tác thư viện trường học là thêm một con đường có hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục. Bởi vậy công tác thư viện trường học và việc tổ chức các hoạt động thư viện trường học nhằm phát huy vai trò, tác dụng của sách cần được coi là một trọng tâm trong hoạt động quản lý, chỉ đạo của người hiệu trưởng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thư viện ở các trường trung học phổ thong công lập trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w