Khái quát giáo dục – đào tạo và giáo dục trung học phổ thông thành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thư viện ở các trường trung học phổ thong công lập trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 37)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Khái quát giáo dục – đào tạo và giáo dục trung học phổ thông thành

chủ nghĩa, văn minh, hiện đại; một trong những thành phố phát triển nhanh và năng động của khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương. Đó là một thành phố có nền kinh tế phát triển cao dựa trên nền tảng dịch vụ và công nghiệp có giá trị gia tăng cao, nơi hội tụ của giới kinh doanh, thu hút các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước, một trung tâm công nghiệp, tài chính và thương mại của Đông Nam Á. Chân dung của thành phố sẽ là một siêu đô thị đa trung tâm với điểm nhấn là khu vực trung tâm hiện hành, khu đô thị Thủ Thiêm và đô thị mới dọc sông Sài Gòn; hình thành chuỗi đô thị, nối kết với các đô thị khác trong vùng theo mô hình tập trung đa cực, một thành phố xanh và sạch, một đô thị sông nước với quy mô dân số 10 triệu người. Đó cũng là một trung tâm khoa học – công nghệ lớn, trung tâm về giáo dục – đào tạo chất lượng cao và y tế kỹ thuật cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Thành phố có sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, con người được tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Con người với vị trí là trung tâm, là mục tiêu và động lực của sự phát triển. Đời sống văn hóa của thành phố có sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống dân tộc, các giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của nhân dân thành phố với văn hóa hiện đại, tạo nên nền tảng tinh thần của sự phát triển xã hội thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh sau năm 2020 là một trung tâm đa chức năng, một đô thị sống tốt, có sức hấp dẫn trong hệ thống các đô thị trên thế giới [36].

2.1.2. Khái quát giáo dục – đào tạo và giáo dục trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm giáo dục lớn của Việt Nam với hệ thống giáo dục đa dạng các ngành học từ bậc giáo dục mầm non, phổ thông đến cao đẳng, đại học. Thành phố là địa phương dẫn đầu cả nước, được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao. Ngành giáo dục thành phố Hồ Chí Minh đã nhận thức được trách nhiệm và xác định được nhiệm vụ của ngành trong xây dựng và phát triển thành phố. Qua ba thập niên xây dựng và phát triển, ngành giáo dục – đào tạo thành phố Hồ Chí Minh luôn năng động, sáng tạo, kiên trì vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài mà Đảng và nhân dân giao phó. Ngày nay, thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định được vai trò trung tâm giáo dục – đào tạo chất lượng cao của mình. Công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đã phát triển theo chiều hướng ngày càng gia tăng, số lượng đào tạo thường năm sau cao hơn năm trước; loại hình đào tạo cũng đa dạng; cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư. Số lượng trường học các cấp trên địa bàn tăng nhanh theo đà phát triển kinh tế.

Từ năm 1995, thành phố Hồ Chí Minh đã đạt tiêu chuẩn xóa mù chữ và phổ cập tiểu học; năm 2002 được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở và năm 2009 được công nhận đạt chuẩn phổ cập bậc trung học và trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước đạt được chuẩn này.

Xác định đầu tư cho giáo dục là một trong những nội dung quan trọng của sự phát triển bền vững, từ năm 1999 - Năm Giáo dục của thành phố, lãnh đạo thành phố đã quyết định đầu tư 20% ngân sách xây dựng cơ bản để xây trường học. Năm 2003, Ủy ban Nhân dân thành phố đã phê duyệt quy hoạch trên toàn thành, làm cơ sở quy hoạch cho các quận, huyện vẽ bản đồ quy hoạch dành đất xây dựng trường học tại địa phương. Với cơ chế ấy, hàng năm thành phố Hồ Chí Minh có được hàng ngàn phòng học mới để không những đảm bảo chỗ học

cho con em mọi tầng lớp nhân dân mà còn giảm sĩ số trong lớp và tăng số học sinh học hai buổi trong ngày. Chất lượng đào tạo được giữ vững và từng bước được nâng cao không những ở tỷ lệ lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp mà giáo dục – đào tạo thành phố còn quan tâm giáo dục toàn diện cho học sinh. Giáo dục đạo đức, luật pháp và giáo dục thể chất đều được quan tâm thực hiện, luôn giữ thứ hạng cao so với cả nước. Tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông hàng năm được giữ vững, ổn định, đạt trên 90% kể cả trước và sau khi thực hiện cuộc vận động “Hai không” của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Lực lượng sư phạm và quản lý nhà trường luôn phấn đấu bám sát các yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực đội ngũ theo tinh thần Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2006 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trong đó tỷ lệ đạt chuẩn sư phạm của toàn đội ngũ hiện nay là trên 99%. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà trường đang được chuyên nghiệp hóa về cơ chế hoạt động, sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành từ thành phố đến các cơ sở trường học. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học được phát triển rộng khắp ở tất cả các ngành học và cấp học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; thu hút học sinh đến trường, chống lưu ban, bỏ học hiệu quả; nâng cao trình độ nghiệp vụ của thầy cô giáo nhằm tiếp cận những tiêu chí giáo dục tiên tiến của khu vực châu Á và thế giới. Công tác phổ cập giáo dục được duy trì và củng cố, thực hiện đạt chuẩn phổ cập bậc trung học ở 24/24 quận, huyện, góp phần nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực của thành phố, hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII đã đề ra.

Ngành Giáo dục – Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng chương trình hành động tập trung vào ba lĩnh vực: Đổi mới công tác quản lý, đa dạng hóa các loại hình trường lớp và đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Chủ trương cơ bản của ngành trong đổi mới là gắn mục tiêu giáo dục – đào tạo với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp giáo dục với lao động, sản xuất, tăng cường xã hội hóa giáo dục, phân cấp và dân chủ hóa quản lý ngành. Năm 2002, thành phố đã hoàn thành giáo dục phổ cập bậc trung học cơ sở và đến năm 2009 đã hoàn thành phổ cập bậc THPT, nâng cao mặt bằng dân trí, giảm dần khoảng cách giữa giáo dục nội thành và ngoại thành (Thời điểm này, cả nước mới phổ cập bậc THCS). Xã hội hóa giáo dục các cấp học và các loại hình đào tạo được đẩy mạnh; phát triển mô hình liên kết, hợp tác đào tạo với các cơ sở đào tạo nước ngoài có chất lượng cao; phát huy vai trò của Hội Khuyến học, phát triển công tác khuyến học, khuyến tài, góp phần tích cực vào việc hội hóa giáo dục và xây dựngxã hội học tập.

Phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 chỉ rõ: Đổi mới, phát triển, nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, có lối sống lành mạnh, có ý thức trách nhiệm xã hội, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu, có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố. Một trong những nhiệm vụ của giáo dục thành phố là đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo hướng hiện đại, coi trọng giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, ý thức trách nhiệm xã hội cho học sinh, sinh viên; đầu tư phát triển nâng cao chất

lượng các cơ sở giáo dục công lập, đảm bảo vai trò chủ đạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập của thành phố. Chỉ tiêu chủ yếu của giáo dục thành phố là:

- Đến cuối năm 2015 phổ cập THPT;

- Mỗi cấp học tại quận, huyện có ít nhất một trường đạt chất lượng cao; - 85% phường xã có trung tâm học tập cộng đồng;

- Xây dựng xã hội học tập với chủ đề: Xây dựng xã hội học tập tại thành phố Hồ Chí Minh .

Giáo dục – Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đổi mới, hội nhập có những bước tiến và phát triển, góp phần quan trọng vào những thành tựu chung của đất nước. Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực của cả nước nói chung và của thành phố nói riêng được nâng cao.

Thông báo số 242 ngày 23/4/2009 – Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2, Khóa VIII nhận định tình hình giáo dục và đào tạo Việt Nam có bước tiến bộ. Việc phát triển giáo dục và đào tạo gắn với phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ. Các trường công lập đã giữ được vai trò nòng cốt trong phổ cập giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, giáo dục phổ thông mới chỉ quan tâm nhiều đến dạy chữ, chưa quan tâm đúng mức đến dạy người, dạy kỹ năng sốngdạy nghề cho thanh thiếu niên. Giáo dục và đào tạo đã giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong nội dung, chương trình và các chính sách giáo dục. Tuy nhiên, những tác động mặt trái của cơ chế thị trường và những khó khăn của đất nước đã ảnh hưởng nhiều đến sự nghiệp phát triển giáo dục. Đầu tư cho giáo dục còn thấp, trong khi nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng cao. Một khó khăn chính của ngành giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là số học sinh nhập cư mỗi lúc một đông hơn, đang chiếm tỷ lệ 30% tổng số học sinh, chính điều này đã luôn tạo áp lực quá tải cho các trường học. Bên cạnh đó, chế độ và thu nhập của đội ngũ giáo viên còn thấp so với mức sống thực tế tại địa phương.

Ngành giáo dục thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành chỉ tiêu phổ cập giáo dục bậc trung học theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố lần thứ IV. Thành phố là tỉnh thành đầu tiên trong cả nước hoàn thành phổ cập bậc trung học năm 2009. Với nhiều giải pháp đồng bộ, chất lượng giáo dục trung học đã không ngừng tăng lên, từng bước rút ngắn khoảng cách giữa giáo dục ngoại thành và giáo dục nội thành, đạt được chuẩn bền vững trong suốt nhiệm kỳ, tỷ lệ đậu tốt nghiệp trung học trong suốt nhiệm kỳ rất ổn định và luôn nằm trong mức cao của cả nước. Hoạt động chuyên môn tại các trường trung học tiếp tục phát triển theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng dạy học cá thể, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình. Giáo dục trung học được đánh giá là dịch vụ được sự tín nhiệm cao nhất của cử tri trong tám dịch vụ được khảo sát của đoàn đại biểu Quốc hội thành phố.

Theo số liệu mới nhất của Sở Giáo dục – Đào tạo thành phố về phát triển mạng lưới trường, lớp, học sinh năm học 2010 – 2011: Bậc THPT có 170 trường, tăng 20 trường so với năm học 2009 – 2010, trong đó có 94 trường công lập với 3.589 lớp, 154.187 học sinh. Có 2 trường THPT đạt chuẩn quốc gia theo các tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đó là trường THPT Nguyễn Hiền, quận 11 và THPT Võ Trường Toản, quận 12.

Kết quả trong năm học 2010 – 2011 vừa qua, giáo dục trung học vẫn tiếp tục là niềm tự hào của giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, là nơi tổ chức thi cử nghiêm túc, đạt được chuẩn chất lượng bền vững trong nhiều năm liền thông qua nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT đạt 96,71%, trong đó học sinh tốt nghiệp khá, giỏi đạt 19,83%, được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Năm học vừa qua, một số trường

THPT của thành phố không có học sinh yếu kém và có tỷ lệ học sinh giỏi đáng tự hào như: THPT Trần Đại Nghĩa (81,54%), Lê Quý Đôn (56,29%), Lê Hồng Phong (70,91%), Phổ thông năng khiếu (91,34%), Nguyễn Thượng Hiền (64,60%) .

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lục cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động . Với những điều kiện kinh tế - xã hội phát triển của một thành phố lớn cùng với chính sách ưu tiên cho giáo dục và nhận được sự chăm lo cho giáo dục, đào tạo của nhân dân thành phố. Có thể nói, giáo dục THPT công lập thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua đã thực hiện khá tốt mục tiêu của giáo dục THPT và đạt chất lượng hàng đầu so với các địa phương trong cả nước.

2.2. Thực trạng công tác quản lý thư viện ở trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1. Phương pháp khảo sát và đánh giá thực trạng* Địa bàn và đối tượng khảo sát * Địa bàn và đối tượng khảo sát

Để có cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý thư viện ở trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành khảo sát công tác quản lý thư viện trong nhà trường.

Các đối tượng khảo sát bao gồm cán bộ quản lý nhà trường (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang theo học lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT tại trường Cán bộ Quản lý Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh và một số cán bộ thư viện, giáo viên, học sinh một số trường THPT công lập trên địa bàn quận I (nội thành), quận Bình Tân (Vùng ven) và huyện Bình Chánh (ngoại thành). Như vậy đặc điểm đối tượng khảo sát là đa dạng và ở các vị trí khác khau trên địa bàn thành phố nên ý kiến của họ phản ánh khá toàn diện về thực trạng.

* Nội dung khảo sát

Chúng tôi khảo sát thực trạng thư viện và công tác quản lý thư viện với các nội dung cần tìm hiểu thể hiện trên phiếu hỏi ý kiến. Hai mẫu phiếu hỏi ý kiến để

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thư viện ở các trường trung học phổ thong công lập trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 37)