8. Cấu trúc luận văn
1.3.1. Giáo dục toàn diện
Để đào tạo con người phát triển toàn diện theo quan điểm của Các Mác, cần đặc biệt quan tâm giáo dục các nội dung: Trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, lao động, đạo đức. Phát triển quan điểm giáo dục toàn diện của Các Mác, V.I.Lênin lại coi giáo dục đạo đức cộng sản là nội dung quan trọng bậc nhất trong nhà trường xã hội chủ nghĩa. Tất nhiên, V.I.Lênin không coi nhẹ các nội dung giáo dục khác như trí lực, thể lực, lao động, mỹ dục. Giáo dục đạo đức cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, trước hết là trách nhiệm của nhà trường, của Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên Tiền phong, của đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ Đảng, cán bộ Đoàn. Những tư tưởng chủ yếu về giáo dục của V.I.Lênin là sự kế thừa, phát triển quan điểm, tư tưởng giáo dục của Các Mác, là sự đóng góp quý báu vào kho tàng lý luận giáo dục của Liên Xô (và của nhân loại). Ngày
nay, những tư tưởng giáo dục đó vẫn còn nguyên giá trị, là kim chỉ nam định hướng cho việc xây dựng, phát triển nền giáo dục mới không chỉ đối với Việt Nam mà còn cho nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới.
Theo quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục toàn diện. Người xác định: Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: Đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa "hồng" vừa "chuyên". Đạo đức và tài năng là cả hai nội dung không thể thiếu được trong bồi dưỡng giáo dục, trong đó đạo đức là yếu tố gốc. Năm 1964 Người nói: Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật. Bồi dưỡng giáo dục phải trên tất cả các mặt "đức, trí, thể, mỹ", những nội dung này gắn bó chặt chẽ với nhau. Giáo dục toàn diện, nhưng phải vận dụng phù hợp ở mỗi đối tượng. Đối với học sinh trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho cuộc sống thực tế.
Michael S.Roth, Hiệu trưởng đại học Wesleyan, nhà sử học, quản lý viện bảo tàng và đồng thời là tác giả của nhiều đầu sách cho rằng: Một nền giáo dục toàn diện trang bị cho người học nhiều công cụ hơn để giải quyết vấn đề, một tầm nhìn rộng để thấy được muôn vàn cơ hội và một năng lực sâu sắc để xây dựng một xã hội đầy tính nhân văn[40].
Ngày nay, quan điểm giáo dục toàn diện ngày càng được quan tâm nhằm phát huy tối đa vai trò của giáo dục trong đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân
lực của quốc gia. Điều 2, Luật Giáo dục qui định: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Có thể nói giáo dục toàn diện trên tất cả các mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ mang đến cho thế hệ trẻ nguồn năng lượng cho suốt cuộc đời.