Vấn ựề nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Một phần của tài liệu Tài liệu Việt Nam môi trường và cuộc sống (tiếp) docx (Trang 37 - 38)

Hiện trạng sử dụng nước sạch ở nông thôn

Cho tới nay, vẫn còn hơn 60% dân số nông thôn chưa có nước sạch ựể dùng. Việc sử dụng nước mặt ở các sông, hồ, ao ựã nhiễm bẩn, nhiễm phèn, nhiễm mặn, tình trạng khô hạn, thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất ựang diễn ra gay gắt ở khu vực nông thôn. Hiện có khoảng 44.000 hộ gia ựình (khoảng 216.000 người) sống ở các vùng thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng như đắc Lắc, Gia Lai, Ninh Thuận. Tại các vùng khác tỷ lệ hộ dân ựược sử dụng nước sạch rất thấp như Bắc Kạn (24%), đồng Tháp (25%), Tây Ninh (28%) [22].

Do sự phân bố nước ngầm và nước mặt không ựồng ựều, phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm, nên nhiều khu vực khác cũng rất thiếu nước. Dân cư nhiều nơi ở các tỉnh Tây Nguyên, Lào Cai, Bắc Kạn, hàng năm thường thiếu nước ắt nhất 1 - 2 tháng trong mùa khô. Tại các tỉnh miền Trung, như Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam , Quảng Ngãi,... nhân dân nông thôn thường gặp nhiều khó khăn do hạn hán, ựặc biệt là do thiếu nước sinh hoạt. Nhiều nơi người dân phải ựi lấy nước từ những ựịa ựiểm cách xa nơi ở 5 - 7km. đặc biệt, trong ựợt hạn hán kéo dài từ mùa ựông 2003 tới mùa xuân 2004, đồng bằng Bắc Bộ thiếu nước nghiêm trọng, mạ chết trên diện tắch rộng, làm giảm ựáng kể năng suất lúa.

Hiện nay, hơn 70% số hộ sống ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long phải thường xuyên dùng nước không ựảm bảo vệ sinh, các bệnh lây lan theo ựường nước tăng theo các năm tại vùng ngập lũ. Tại vùng nông thôn các tỉnh Long An, đồng Tháp, Tiền Giang,.. thuộc đồng bằng sông Cửu Long phần lớn nước bị nhiễm phèn. Nước giếng phải khoan sâu tới 300m mới có thể sử dụng ựược.

Chất lượng nước ngầm ở vùng nông thôn của hai tỉnh Nam định, Hà Nam thuộc đồng bằng Bắc Bộ, phần lớn không ựạt tiêu chuẩn vệ sinh. Hàm lượng NH4+ dao ựộng khoảng 6,15 - 111,9mg/l, hàm lượng các chất hữu cơ khoảng 2,56 - 88,8 mg/l [4]. Một số nơi ở đồng bằng Bắc Bộ trong nước ngầm khai thác ựã phát hiện asen là chất ựộc nguy hiểm ựối với sức khoẻ con người.

38

Tình trạng vệ sinh môi trường nông thôn, ngoài ảnh hưởng của việc thiếu nước sạch, còn chịu ảnh hưởng từ các khu vực chăn nuôi, trồng trọt, các bãi rác và các khu vực làng nghề. Khu vực chăn nuôi hàng năm sản sinh ra trên 100.000.000 tấn phân và số lượng lớn nước thải chăn nuôi gây mất vệ sinh môi trường. Ô nhiễm do chất thải trồng trọt cùng với chất thải chăn nuôi ựã ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường, gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường nước, ựất và không khắ tại các làng quê. đặc biệt nhiều dịch bệnh xuất phát từ các vùng nông thôn như sốt xuất huyết, viêm não, cúm virút, cúm gà lan tràn trên nhiều tỉnh, gây thiệt hại lớn về kinh tế, ựe dọa sức khoẻ dân cư nông thôn.

Khung VI.1. Diễn biến dịch cúm gia cầm tại Việt Nam

Ớ Cuối tháng 12-2003, dịch cúm gia cầm xuất hiện ựầu tiên tại trại gà giống của Công ty Cổ phần Hà Tây, sau ựó bắt ựầu xuất hiện tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Ớ Giữa tháng 1-2004, dịch xuất hiện tại thành phố Hồ Chắ Minh sau ựó lan rộng sang các tỉnh miền đông Nam Bộ và một số tỉnh phắa Bắc, tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Ớ đầu tháng 2-2004, dịch phát triển nhanh và trên quy mô rộng. Bình quân mỗi ngày có 150 - 230 xã, 15 - 20 huyện phát sinh ổ dịch mới với số gia cầm phải tiêu huỷ mỗi ngày lên tới 2 - 3 triệu con.

Ớ Ngày 6-2-2004 ựược ghi nhận là ngày dịch lên ựến cao ựiểm, có 267 xã và 20 huyện phát sinh ổ dịch mới với 4 triệu gia cầm bị tiêu hủy.

Ớ Từ ngày 11-2 ựến 20-2, dịch có chiều hướng giảm dần, không có thêm huyện, tỉnh mới phát sinh ổ dịch. Bình quân mỗi ngày còn 20 - 30 xã phát sinh ổ dịch mới. Số gia cầm bị tiêu hủy giảm xuống còn 0,2 - 0,7 triệu con. Ngày 30-3, công bố hết dịch trên ựịa bàn cả nước.

Nguồn: Báo Lao ựộng, ngày 13-4-2004

Năm 1998, cả nước có 973.923 ca tiêu chảy thì năm 2001 ựã là 1.055.178 ca và năm 2002 là 1.062.440 ca. Cuối năm 2000 ở đồng bằng sông Cửu Long ựã xuất hiện bệnh dịch tả làm nhiều người chết. Trong 6 tháng ựầu năm 2003 có bệnh dịch viêm não cấp, lây truyền qua ựường tiêu hoá, 33 trường hợp trong 323 trường hợp mắc bệnh ựã tử vong. ở nông thôn Việt Nam, tỷ lệ người nhiễm giun sán, ựược xếp vào loại cao nhất thế giới, 100% trẻ em từ 4 - 14 tuổi ở nông thôn miền Bắc có giun ựũa, 50 - 80% có giun móc. Trong 6 tháng của năm 2003 có 9.286 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong ựó 22 người chết.

đợt dịch cúm gà lớn nhất từ trước tới nay ở Việt Nam (do vi rút H5N1) ựã diễn ra từ cuối tháng 12-2003 tới cuối tháng 3-2004. Dịch cúm này ựã lan rộng trên 57 tỉnh thành, 38 triệu con gà và gia cầm trong tổng số 250 triệu gia cầm trong cả nước ựã bị tiêu huỷ, chủ yếu bằng biện pháp chôn lấp. ở một số ựịa phương, do không tuân thủ ựúng hướng dẫn của Nhà nước, nên ựã có những hố chôn gia cầm không ựúng quy cách, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường khu vực dân cư lân cận. Tại Long An, khoảng 3.000 hố gây sự cố xì hơi, ảnh hưởng tới môi trường nặng nề, nhiều khu vực, dân cư phải di chuyển tạm thời khỏi nơi cư trú.

Một phần của tài liệu Tài liệu Việt Nam môi trường và cuộc sống (tiếp) docx (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)