Tác phẩm Thạch Lam với độc giả và quy luật tiếp nhận văn học:

Một phần của tài liệu Thạch lam từ quan niệm văn chương đến thực tiễn sáng tác (Trang 56 - 59)

Độc giả và tiếp nhận văn học là một trong những vấn đề mà Thạch Lam luôn trăn trở và quan tâm.

Về độc giả, Thạch Lam quan niệm có nhiều loại độc giả, tựu trung lại là có hai hạng độc giả” “Hạng độc giả chỉ cốt xem truyện và hạng độc giả thích suy nghĩ”. Hạng độc giả thứ nhất chỉ cần có cái cốt truyện rắc rối là họ yêu thích, họ không cần những câu văn hay, những t tởng đẹp mà tác giả phản ánh trong tác phẩm. Hạng độc giả thứ hai là những ngời thích tìm tòi, suy nghĩ, họ thờ phụng và theo duổi cái đẹp. Thạch Lam trân trọng hạng độc giả thứ hai này và xem họ “là mực thớc đo trình độ văn chơng”.

Thực tiễn sáng tác của Thạch Lam cho thấy, dờng nh trọn đời mình, Thạch Lam dành tất cả tài năng và tâm huyết để sáng tác phục vụ hạng độc giả biết suy nghĩ tìm tòi, thích theo đuổi những lời hay ý đẹp. Bằng chứng là bạn đọc khó lòng tìm thấy ở truyện hay tiểu thuyết của Thạch Lam một cốt truyện đặc biệt. Cha nói đến truyện ngắn mà chỉ đọc tiểu thuyết của ông cũng đủ để khẳng định điều đó.

Hơn 200 trang viết của tiểu thuyết “Ngày mới” có thể tóm tắt trong vài dòng: (Trờng - con nhà nghèo, thi đỗ, từ chối cuộc hôn nhân với Hảo - con gái nhà giàu; Anh kết duyên với Trinh – thiếu nữ con nhà nghèo. Trờng bỏ học đi làm, khao khát sự giàu sang dẫn anh đến hờ hững với vợ con. Khi gặp Quang – ngời bạn cũ giàu có nhng đần độn. Trờng tỉnh ngộ và vui vẻ trở về với cuộc sống nghèo nàn nhng hạnh phúc bên vợ con).

Văn Thạch Lam chỉ đơn giản là tiếng lòng, những cảm xúc, cảm giác, những biến thái của tâm hồn đợc thể hiện trên những lời văn đẹp. Nếu ngời đọc chịu khó

tìm tòi, suy nghĩ thì sẽ thấy lắng lại trong mỗi trang viết của Thạch Lam một giá trị sâu sắc - “thanh lọc” hồn ngời.

Thạch Lam không chiều theo hạng độc giả chỉ biết lấy cái cốt truyện làm thích thú, không chạy theo thị hiếu của ngời đọc với những “phong trào nhất thời”. Bởi vậy văn của ông một thời từng bị rẻ rúng. Thạch Lam tìm đến với “tình tình bất diệt của loài ngời” – và thời gian đã trả lại cho văn ông một vị trí xứng đáng trong độc giả và trong nền văn học Việt Nam. Tác giả Vũ Tuấn Anh đã viết: “Văn chơng Thạch Lam quả là sợi tơ dai bền giăng qua mọi biến động, thời cuộc và cả những thay đổi của thị hiếu văn chơng để nối liền với hiện tại” [10].

Quan tâm đến hạng độc giả nhỏ tuổi, Thạch Lam đã sống hết cả từng ý văn, từng câu văn trong truyện “Gió lạnh đầu mùa”, “Tiếng chim kêu”, “Hai đứa trẻ”,... ở những truyện ngắn này, ngời đọc nhỏ tuổi có thể soi mình qua nhân vật để tự mình thanh lọc tâm hồn mình, làm cho tâm hồn trẻ thơ đợc bồi đắp, phong phú và tốt đẹp hơn.

Quy luật giao tiếp, tiếp nhận văn học cũng là một vấn đề Thạch Lam quan tâm. Khi nhìn nhà văn với t cách là một độc giả, Thạch Lam quan niệm: Nhà văn trong giao tiếp văn học phải “mình dám là mình”, “không chịu ép mình vào khuôn sáo nào”, “chúng ta không cần bắt chớc ai, chúng ta cứ diễn tả cái tâm hồn An Nam của chúng ta (...) chúng ta chỉ có thể bằng các nhà văn ngoại quốc khi chúng ta đi sâu vào tâm hồn của chúng ta mà thôi” [8]. Thạch Lam thừa nhận sự ảnh hởng của văn học Pháp: “Văn chơng Pháp – mà chúng ta chịu ảnh hởng” [8]. Nhng ông không hài lòng khi “nhiều nhà văn cóp một quyển truyện Pháp làm của mình” [8] mà theo Thạch Lam, đọc là phải biết hấp thu, phải “có khả năng tiêu hoá” những tinh hoa văn học nớc ngoài để tự làm giàu cho mình.

Trong thực tiễn sáng tác, Thạch Lam đã thể hiện tính tích cực tối đa và bản lĩnh sáng tạo của mình. Trong các tác phẩm của Thạch Lam, ta thấy có một tý gì đó của La Rutxơ; trong nghệ thuật diễn tả tâm lý nhân vật của Thạch Lam có màu

sắc của tâm lý học Phơ Rớt, ông cho rằng tâm lý học Phơ Rớt đã mở “một cái bờ cõi không ngờ cho văn chơng”. Trong đĩa hạt tiểu thuyết, Thạch Lam luôn xem Đôtxtôiepxki là thần tợng. Ta thấy Thạch Lam giống với M. Gorki ở chổ cả hai ông đều quan tâm miêu tả những phần đẹp đẽ, trong sáng và lành mạnh của con ngời. Ta cũng thấy sự gần gũi giữa Thạch Lam với R. Tagore – nhà thơ ấn Độ ở chỗ “trách nhiệm của mỗi dân tộc là thể hiện rõ bản chất của mình trớc thế giới”,... Nhng mặt khác, trong các tác phẩm của mình, từ đề tài, thiên nhiên, con ngời, truyền thống văn hoá đến những dấu ấn của riêng mình,… Thạch Lam luôn chứng tỏ mình là một ngời Việt Nam đích thực. Từ “Dới bóng hoàng lan”, “Hai đứa trẻ”, “Cô hàng xén”, “Nhà mẹ Lê” đến “Hà Nội băm sáu phố phòng”,... mỗi tác phẩm của Thạch Lam đều mang một dấu ấn Thạch Lam, một dấu ấn Việt Nam.

Nh vậy, cả trong quan niệm và thực tiễn sáng tác, về phơng diện ngời đọc và tiếp nhận văn học, Thạch Lam luôn giữ cho mình một dấu ấn riêng, độc đáo. Không chịu sự “đồng hoá” của văn học ngoại quốc – Thạch Lam là điểm gặp gỡ của tinh hoa văn chơng từ nhiều nhà văn khác, và Thạch Lam chỉ là Thạch Lam – không rập khuôn theo bất cứ một nhà văn nào.

Phần kết luận

Nghiên cứu đề tài “Thạch Lam - từ quan niệm văn chơng đến thực tiễn sáng tác”, chúng tôi đi đến một số kết luận sau đây:

Một phần của tài liệu Thạch lam từ quan niệm văn chương đến thực tiễn sáng tác (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w