Tác phẩm của Thạch Lam – một thứ văn chơng muôn đời:

Một phần của tài liệu Thạch lam từ quan niệm văn chương đến thực tiễn sáng tác (Trang 48 - 51)

Về phơng diện tác phẩm văn học, Thạch Lam đã quan niệm về sự bền vững của một tác phẩm: “chỉ có những tác phẩm nào có nghệ thuật chắc chắn, trong đó nhà văn biết đi qua những phong trào nhất thời, để suy xét đến tính tình bất diệt của loài ngời, chỉ những tác phẩm đó mới vững bền mãi mãi” [8].

Thực tiễn sáng tác của Thạch Lam đã chứng tỏ quan niệm trên đây là đúng đắn. Nếu các nhà văn trong “Tự lực văn đoàn” chiều theo lòng độc giả đơng thời mà diễn tả “những cái sôi nổi một thời” để rồi chấp nhận số phận thăng trầm cho các tác phẩm của họ, thì Thạch Lam, với nghệ thuật chắc chắn, biết vợt qua những phong trào nhất thời để đi sâu vào khám phá nội tâm con ngời, tác phẩm của Thạch Lam vì thế không đợc bạn đọc chào đón khi nó ra đời, nhng đến ngày nay văn phẩm Thạch Lam đang đợc bạn đọc đón nhận với một niềm cảm phục sâu sắc.

Nhà văn Thế Uyên, cháu gọi Thạch Lam bằng chú, đã có nhận xét xác đáng rằng: “Những cuốn: Gánh hàng hoa, Nửa chừng xuân, Hồn bớm mơ tiên từng làm tôi say mê buổi thiếu thời, bây giờ đọc lại thấy nhạt nhẽo, vài đoạn kỳ dị vì quá cổ kính hoặc quá ngây thơ. Những cuốn nổi tiếng thời trớc nh “Đoạn tuyệt” bây giờ xa lạ nh mái tóc đuôi gà...; Điều quan trọng tôi nhận thấy là Thạch Lam viết hay hơn cả trong Tự lực văn đoàn” [15].

Vậy làm sao mà tác phẩm của Thạch Lam lại có một sức sống vững bền nh thế? Bởi Thạch Lam không thoát ly hiện thực, cũng không phản ánh cái bề bộn, nghiệt ngã của hiện thực. Ông tìm đến nội tâm, cảm giác con ngời, chú trọng miêu tả những rung động thoáng qua, những cảm giác thành thực của nhân vật. Một phút giây bất ngờ ngời cha thấy lòng mình “rung động nh một cánh bớm non” và một tình cảm mới lạ cha từng có trong tâm hồn chợt đến – tình phụ tử (Đứa con đầu

lòng). Cái cảm giác lâng lâng, xao xuyến, ngây ngất nh “có cái gì dịu ngọt chăng

tơ đâu đây khiến chàng vơng phải” của nhân vật Thanh trong “Dới bóng hoàng lan” khi trở về với vờn cũ, tình nhà. Một cảm giác “ngại ngùng bớc ra khỏi chăn

ấm” trớc “gió lạnh đầu mùa” (“Gió lạnh đầu mùa”); Một cảm giác cồn cào xé ruột “lấn khắp cả ngời nh nớc triều tràn lên bãi cát” của nhân vật Sinh (“Đói”),.v.v.

Nh vậy, về phơng diện nghệ thuật, Thạch Lam đã tinh tế nhạy cảm và diễn tả một cách kỳ diệu nững rung động, biến thái của thế giới nội tâm con ngời – những cái rất ngời khiến cho bạn đọc ở mọi nơi, mọi thời đều có thể tìm thấy mình ít nhiều trong tác phẩm của Thạch Lam.

Tác phẩm Thạch Lam có giá trị vĩnh hằng còn bởi chất trữ tình, trong sáng, giản dị và sức gợi tả, đẹp và chân thật giống nh con ngời và tâm hồn Thạch Lam.

Về mặt nội dung, Thạch Lam không lý tởng hoá hiện thực nh một số nhà văn “Tự lực văn đoàn”. Nếu nh Lộc trong “Nửa chừng xuân” (Khái Hng) là khách tình si suốt đời theo đuổi một mối tình lãng mạn; Dũng trong “Đôi bạn” (Nhất Linh) là khách chinh phu mải mê với một lý tởng cách mạng xa vời, trong khi đời sống thực mòn mỏi, bế tắc, thì với Thạch Lam, ông không bỏ rơi hiện thực, cũng không thi vị hoá, lý tởng hoá, lại càng không sao chép hiện thực; Nhân vật của ông là những mảnh đời thực, “giống nh cuộc đời thực”, có tốt, có xấu, có lơng thiện, có gian ác... (Đói, Một cơn giận, Ngày mới...). Thạch Lam lặng lẽ phản ánh cái cuộc sống hiện thực của xã hội với một tình cảm chân thành, thiết tha “yêu ngời nh yêu mình”. Thạch Lam không “ồ ạt theo thời”, không “vội vàng, cẩu thả”. Chính vì thế văn Thạch Lam nhẹ nhàng, tình tế, thiết tha mà vẫn giàu sức gợi, dễ dàng chinh phục lòng ngời. Bởi vậy văn Thạch Lam có một giá trị vững bền vĩnh cửu – thứ văn chơng của “muôn đời”.

Có thể kết luận rằng, tác phẩm của Thạch Lam có “nghệ thuật chắc chắn”, “biết đi qua những phong trào nhất thời để suy xét đến tính bất diệt của loài ngời” đúng nh quan niệm của ông.

Trong mối quan hệ giữa nhà văn – bạn đọc, Thạch Lam chia độc giả thành hai hạng, hạng chỉ thích xem cốt truyện để giải trí và hạng thích khám phá, suy nghĩ. Ta thấy trong hầu hết tác phẩm của Thạch Lam rằng – Thạch Lam thờng

không chú ý đến cốt truyện, ông chú tâm sáng tác những tác phẩm buộc ngời đọc phải suy nghĩ để thấy đợc cái giá trị ngầm ẩn trong mỗi tác phẩm.

Trình độ bạn đọc ngày càng nâng cao, văn Thạch Lam vì thế đang ngày càng đợc bạn đọc say sa đón nhận.

Một phần của tài liệu Thạch lam từ quan niệm văn chương đến thực tiễn sáng tác (Trang 48 - 51)