Một trong những vấn đề nổi trội nhất đợc Thạch Lam quan tâm - đó là những trăn trở, những đòi hỏi đối với một nhà văn với t cách chủ thể sáng tạo. Trong tiểu luận “Theo Dòng”, Thạch Lam đề cập đến sự thành thực của nhà văn, đến thiên chức của nhà văn, mối quan hệ giữa nhà văn với hiện thực cuộc sống, thái độ và cảm hứng làm việc của nhà văn. Ta có thể thấy đợc những quan niệm ấy trên thực tiễn sáng tác của chính tác giả.
Trớc hết, nói về sự thành thực của nhà văn trong sáng tác; khi bàn về tập truyện “Gió đầu mùa” của Thạch Lam, Khái Hng khen rằng: “ở Thạch Lam sự thành thực trở nên sự can đảm, đọc nhiều đoạn văn của Thạch Lam, tôi rùng rợn cả tâm hồn. Tôi xin thú thật rằng những điều nhận xét gay go về mình và những ngời sống chung quanh mình tôi cũng thờng có, song vị tất đã dám viết ra. Tôi vẫn ao - ớc có cái can đảm ấy nhng không sao có đợc cái can đảm mà tôi thấy ở Tolstoi, mà trong đám văn sỹ mới ở nớc ta tôi thấy ở Thạch Lam. Lòng ta là một thế giới mênh
mông, nếu ta để trí suy xét của ta len vào các ngách nơi kín tối, chăm chỉ tìm tòi, ta sẽ thấy nhiều mới lạ. Tởng sống tới trăm tuổi ta cũng không biết thực rõ lòng ta” [3].
Trong sáng tác, dờng nh Thạch Lam không viết gì ngoài những cảnh đời ông đã sống và chứng kiến. Cuộc sống của ông suốt tuổi thơ gắn với quê ngoại ở phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dơng. Cuộc đời thực này in đậm dấu ấn trong văn chơng Thạch Lam. Cái không gian “nửa mùi thôn ổ, nửa đã thị thành” trở thành nét nổi bật trong thi pháp Thạch Lam. Nhiều truyện ngắn của ông lấy không gian và cảnh đời phố huyện để thể hiện (Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa, Một cơn giận, Nhà mẹ
Lê, Cô hàng xén...). Tuổi thanh niên lập nghiệp ở Hà Nội, Thạch Lam có “Hà Nội
băm sáu phố phờng” mà đến nay viết về Hà Nội cha một ai sánh kịp. Văn Thạch Lam, mỗi trang viết là một cảnh đời mà ông đã sống và chứng kiến đợc thu nhỏ. Tất cả ký ức tuổi thơ của ông đã đi vào văn, làm thành những mảng sống vừa u buồn, vừa phủ một chất thơ, nó là kỷ niệm đợc lọc qua hồi tởng của một ngời thích suy t và chiêm nghiệm. Bởi vậy thời gian quá khứ, xen lẫn hiện tại là đặc điểm nổi bật trong thi pháp Thạch Lam.
Theo hồi ký của ngời thân Thạch Lam, ta biết rằng truyện “Hai đứa trẻ” – Liên và An bán hàng xén ở phố huyện kề ga xe lửa hằng đêm cố gắng thức đợi tàu đi qua. Đó chỉ là một hồi ức trọn vẹn: hai đứa trẻ là chị em Thạch Lam, bà già mua rợu là một ngời có họ xa, khung cảnh là khu phố huyện sau nhà ga Cẩm Giàng. Gia đình bác Lê với đàn con nheo nhóc là gia đình một hàng xóm hồi nhỏ. Có thể nói chất liệu văn chơng Thạch Lam bao gồm cuộc sống dĩ vãng và sự rung động của tâm hồn tác giả, chủ yếu là sự thành thực phản ánh hiện thực qua tâm hồn nhà văn. Sự tởng tợng chỉ giữ một vai trò rất đỗi khiêm nhờng, bé nhỏ.
- Thạch Lam coi trọng sự thành thực của nhà văn, xem đây là phẩm chất cốt yếu của nhà văn. Tuy nhiên, ông quan niệm về hiện thực có khác các nhà văn khác, hiện thực của ông chủ yếu là hiện thực của tâm hồn và ông đã thành thực phản ánh
hiện thực ấy. Truyện “Một cơn giận” nếu chỉ trung thành với hiện thực khách quan, tả một ngời giận dữ mà chỉ tả những hiện trạng của sự giận dữ thì bức tranh của ta sẽ không đầy đủ và sinh động đợc. Muốn nó đầy đủ, sinh động thì tác giả phải hỏi lòng mình, tìm trong ký ức mình xem khi giận dữ thì trí nghĩ và tính tình ta ra sao, nhà văn phải sống lại một cơn giận, nhập thân vào trong nhân vật. Bởi vậy, nhân vật Thanh trong “một cơn giận” trớc hết phải chính là Thạch Lam. Vũ Ngọc Phan đã nhận định: “Tất cả các nhân vật trong truyện của Thạch Lam đều có những cái phảng phất tâm hồn Thạch Lam.” [17]
Đọc truyện ngắn Thạch Lam chúng ta khó tìm đợc một cốt truyện cho ra cốt truyện, mà chỉ là những lời tâm tình nhẹ nhàng, phẳng lặng nhng đủ để gợi lên một hiện thực cuộc sống. Nhà văn trung thành đào sâu vào thế giới nội tâm để phản ánh cái hiện thực tâm hồn vốn phong phú một cách thành thực. Vì vậy ai đó đã kết luận rằng: Thạch Lam phản ánh hiện chủ yếu bằng phần hồn chứ không phải bằng phần xác.
Thạch Lam là một con ngời giản dị, chân chất một tâm hồn, một phẩm cách Việt Nam. Thạch Lam sống rất Việt Nam và viết cũng rất Việt Nam. Hàng loạt truyện ngắn, bút ký, tiểu thuyết của Thạch Lam đều mang đậm bản sắc dân tộc, phản ánh tâm hồn Việt Nam, cảnh sắc Việt Nam, văn hoá Việt Nam. (Hai đứa trẻ,
Nhà mẹ Lê, Ngày mới, Hà Nội băm sáu phố phờng...).
Thạch Lam quan niệm dứt khoát về thiên chức của nhà văn, của văn chơng là: “phải nâng đỡ cái tốt để trong đời có nhiều công bằng và nhiều thơng yêu hơn”(sđd). ở chỗ khác ông viết: “... văn chơng là thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng ngời đợc thêm trong sạch và phong phú hơn” (sđd). Trong thực tiễn sáng tác của Thạch Lam, quan niệm đó đợc xem là lý luận, là lời đúc kết từ thực tiễn sáng tác. Ta nhận ra trong “Nhà mẹ Lê”, “Hai đứa trẻ”, “Đứa con”, “Tối ba mơi”... một thế giới hiện thực cay nghiệt qua giọng văn nhẹ nhàng và thấm đợm chất trữ
tình. Viết những truyện ngắn đó, Thạch Lam một mặt phản ánh, tố cáo hiện thực xã hội và thể hiện khát vọng thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác bằng một xã hội tơi sáng, hạnh phúc. Những truyện nh: “Gió lạnh đầu mùa”, “Tiếng chim kêu”, “Tối ba mơi”, “Sợi tóc”, “Đứa con” và dờng nh hết thảy văn phẩm của Thạch Lam để lại đều là thứ “khí giới thanh cao và đắc lực” để giáo dục con ngời, làm cho tâm hồn con ngời đợc thanh lọc, đợc trong sạch và phong phú hơn. Phản ánh hiện thực con ngời, Thạch Lam không cho ngời đọc thấy những mảnh rách vá, những sự tha hoá của nhân vật, mà ông cố tình phát hiện và nâng đỡ những phẩm chất tốt đẹp vốn là bản chất con ngời, với mục đích “để trong đời có nhiều công bằng, nhiều th- ơng yêu hơn”. (sđd).
Về thái độ, cảm hứng làm việc của nhà văn, Thạch Lam quan niệm: “sự cẩu thả, mình dễ dàng với mình, chẳng bao giờ đa đến một tác phẩm hay” [8]
Trong công việc sáng tác, Thạch Lam luôn có trách nhiệm cao với những trang viết của mình. Chúng tôi muốn xem ý kiến nhận định của nhà văn tài năng Hồ ZDếnh nh là ý tởng của mình về thái độ của Thạch Lam trớc công việc của nghề văn: “Thạch Lam là ngời viết rất khó khăn và rất thận trọng. Có những chuyện anh phải viết đi, sửa lại tới bốn lần nh truyện “Sợi tóc”, “Một cơn giận”, “Nhà mẹ Lê”, “Thạch Lam là một nghệ sỹ say mê ngôn ngữ. Anh chắt chiu, chọn lọc, mài dũa từ ngữ, âm thanh, cho kỳ chúng diễn đạt đợc thanh thoát những điều anh suy ngẫm mới thôi” [19]. Chính Hồ ZDếnh cũng không thể quên đợc lời tâm sự thân mật của Thạch Lam rằng “Nghề văn khó nhọc anh ạ. Hãy luôn khiêm tốn và chân thực. Cần nhất là đừng hào nhoáng (...) vì khi ta hào nhoáng cũng chính là khi ta bắt đầu ... hết” [19]. Những ý kiến của nhà văn Hồ ZDếnh đã cho ta rõ thái độ của Thạch Lam đối với công việc sáng tác của mình.