Thế giới nhân vật trong sáng tác của Thạch Lam:

Một phần của tài liệu Thạch lam từ quan niệm văn chương đến thực tiễn sáng tác (Trang 51 - 56)

Về phơng diện nhân vật trong tác phẩm văn học, Thạch Lam đã có những cái nhìn sâu sắc, độc đáo. Trong đó nổi trội lên là quan niệm về “nhân vật hoàn toàn”, về nhân vật “ngời nhà quê trong văn chơng”, về “nhân vật nội tâm”, về quan hệ nhân vật với hoàn cảnh, với mọi ngời xung quanh. Lần giở lại các tác phẩm của Thạch Lam, chúng ta sẽ thấy đợc tính sâu sắc, độc đáo trong quan niệm của ông.

Trong các tác phẩm của Thạch Lam để lại, có bốn loại nhân vật chủ yếu - đó là loại nhân vật tiểu t sản, loại nhân vật những ngời dân quê nghèo khổ, loại nhân vật ngời phụ nữ và loại nhân vật trẻ em. Mỗi nhân vật của Thạch Lam đều mang đậm phong cách Thạch Lam; đặc biệt, mỗi nhân vật là một minh chứng hùng hồn cho quan niệm của ông về nhân vật văn học.

Thạch Lam quan niệm con ngời bao giờ cũng có cái dở, cái khuyết điểm bên cạnh cái hay, cái tốt, chỉ có thánh nhân mới hoàn toàn. Từ đó ông quan niệm nhân vật cũng vậy, không thể có loại nhân vật hoàn toàn tốt hay hoàn toàn xấu, mà trong mỗi con ngời, mỗi nhân vật “cái xấu và cái tốt lẫn lộn”.

Truyện “Đói”, nhân vật Sinh do thất nghiệp, vợ chồng Sinh sống cùng quẫn không có lối thoát. Sau khi đã bán hết đồ đạc trong nhà, họ phải đối diện với một thực tế phũ phàng, cay đắng - đó là cái đói. Mai – vợ Sinh phải bán mình để lấy tiền mua thức ăn cho chồng. Sinh đau khổ, tủi nhục “một nỗi buồn chán nản vô cùng”. Nhng sau cái cảm giác đau đớn, chán nản, nhục nhã đó là sự dày vò của cái đói. Trớc cái cảm giác đói lan khắp ngời “nh nớc triều tràn lên bãi cát”, Sinh đã

đầu hàng một cách thảm hại. Anh đã vụng trộm ăn những thức ăn do đồng tiền bán mình của vợ mà có. ở đây, Sinh đã đặt sự tồn tại lên trên nhân cách. Đó là những dấu hiệu dự báo về quá trình tha hoá, biến đổi nhân cách con ngời do tác động của hoàn cảnh. Nh vậy, con ngời Sinh cái tốt và cái xấu đã hoà quyện vào nhau. Anh có cái tự trọng vì bị xúc phạm, nhng anh lại đặt sự tồn tại của mình lên trên nhân cách của mình.

Nhân vật Thanh trong “Một cơn giận” đã lạnh lùng hành động trong giận dữ để đẩy gia đình anh phu xe vào cảnh khốn cùng. Tuy vậy, sau đó Thanh đã day dứt, sám hối.

Bà Cả trong “Đứa con” là ngời đàn bà cay nghiệt, trớc hạnh phúc của ngời khác, bà cũng có một ớc mơ giản dị, tốt đẹp – mong có một đứa con để âu yếm, chăm nom. Và bà cũng đã thay đổi thái độ của mình đối với cô Sen.

Liên và Huệ là hai cô gái giang hồ, trong đêm ba mơi vẫn biết hớng về cội nguồn tổ tiên (Tối ba mơi).

Thành (Sợi tóc) là ngời lơng thiện, có bản lĩnh để vợt qua cám dỗ của đồng tiền, nhng chính anh đã từng có ý định lấy cắp hai tờ bạc của bạn.

Trờng – nhân vật chính trong tiểu thuyết “Ngày mới”, học giỏi, biết từ bỏ cuộc hôn nhân với cô Hảo – con nhà giàu sang mà anh không yêu để đến với Trinh – cô gái con nhà nghèo theo tiếng gọi của tình yêu. Nhng trớc cái hoàn cảnh nghèo túng, chính Trờng lại trở nên khó tính, gắt vợ, hờ hững với con ngay cả lúc con ốm.

- Trong tác phẩm của Thạch Lam, hình tợng “ngời nhà quê” – những ngời dân quê lao động nghèo khổ chiếm một tỷ lệ khá lớn. Nếu các nhà văn “Tự lực văn đoàn” tìm đến “ngời nhà quê” bằng cách thi vị hoá họ, nếu các nhà hiện thực nhìn “ngời nhà quê” ở chiều bế tắc, đen tối (Đôi mắt – Nam Cao), thì Thạch Lam đã “quan sát bề trong và biết đi sâu vào cái bí mật của những tâm hồn ấy”, phản ánh

một cách chân thực, sinh động hình ảnh những ngời dân quê nghèo khổ với một tình cảm thơng yêu, cảm thông sâu sắc. Đó là hình ảnh cô Sen (Đứa con) chịu th- ơng chịu khó, nhẫn nhục hy sinh vì món nợ của cha mẹ với nhà bà Cả. Đó là hình ảnh mẹ Lê (Nhà mẹ Lê) suốt đời vất vả để nuôi mời một đứa con. Khi sắp trút hơi thở cuối cùng vẫn mơ ớc “giá có ngời thuê làm mớn” để nuôi con. Suốt đời mẹ chỉ biết vất vả hy sinh cho đàn con thân yêu của mình.

Cô gái tên Nga “tơi đẹp và vui vẻ”, thuỷ chung, “mỗi mùa lại giắt Hoàng Lan trong mái tóc” để ghi nhớ kỷ niệm và nhớ mong chờ đợi ngời yêu (Dới bóng

Hoàng lan).

Hình ảnh “ngời nhà quê” còn hiện lên đầy thơng cảm dới ngòi bút Thạch Lam qua truyện “Gió lạnh đầu mùa”, “Tiếng chim kêu”, “Hai đứa trẻ” và cả trong tiểu thuyết “Ngày mới”,...

Cuộc đời Thạch Lam sống trong cảnh nghèo nàn, gần gũi với ngời dân lao động nghèo khổ nên nhà văn thấu hiểu và cảm thông sâu sắc với cuộc sống vất vả của họ. Thạch Lam viết về ngời nhà quê bằng những tình cảm chân thực, thiết tha chứ không phải để biện minh cho một ý tởng hay một luận đề nào đó. Nếu các nhà văn lãng mạn nh Nhất Linh, Khái Hng, hình ảnh ngời dân quê hiện lên nh một đám ngời ngờ nghệch, dốt nát, bản năng (Trống Mái - nhân vật Vọi), những nhà văn kiểu nh nhà văn Hoàng (trong Đôi mắt - Nam Cao) nhìn ngời dân quê toàn là bần tiện, xấu xa... thì Thạch Lam không chấp nhận gán cho nhân vật của mình “những đức tính và tật xấu mà ngời dân quê thực không có”. Ông trân trọng và nâng niu, ngợi ca những vẻ đẹp trong tâm hồn của họ. Những dẫn chứng trên đây chỉ là sự sơ lợc điểm qua của chúng tôi để làm rõ quan niệm của Thạch Lam về “ngời nhà quê” trong thực tiễn sáng tác của ông.

- Nếu Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao,... luôn để cho nhân vật của mình hiện lên với sự khốn cùng, ngột ngạt, với những trận nợ lãi, những mùa su thuế, những trận vỡ đê, những cơn đói khát, những mảnh rách vá

trên con ngời họ. Thì Thạch Lam, chủ yếu đa ngời đọc đến với một thế giới khác của nhân vật – thế giới tinh thần. Thạch Lam tỏ ra tâm đắc hơn cả với ý tởng đi sâu vào khám phá thế giới tâm linh, những hoạt động tâm lý uyển chuyển, sâu kín của con ngời. Thạch Lam quan niệm “nhà văn có biệt tài là nhà văn đã diễn tả đúng và thấu đáo cái tâm lý uyển chuyển của con ngời”.

Truyện “Đứa con đầu lòng” diễn tả cuộc chuyển biến tâm lý, tình cảm của nhân vật Tân. Ban đầu Tân cảm thấy đứa con – giọt máu của mình “không có một chút liên lạc gì với chàng” bởi chàng cha từng làm bố bao giờ. Khi đối diện với sự hiện diện của một sinh linh bé nhỏ cần sự che chở, “chàng thấy trong lòng mối cảm động êm đềm”, “một tình cảm sâu xa và gần gũi” – tình phụ tử.

Nhân vật Tâm (trong “Cô hàng xén”) chủ yếu đợc tác giả thể hiện qua dòng suy tởng khép kín của nhân vật đó. Những ngẫm nghĩ, suy tính, lo toan diễn ra trong lòng Tâm kéo dài suốt con đờng từ chợ về nhà, từ nhà cô đến nhà chồng, từ nhà chồng đến chợ. Dòng suy tởng này đi qua suốt cả cuộc đời nhân vật Tâm.

Truyện “Gió lạnh đầu mùa” làm ngời đọc rung động bởi một tình cảm yêu thơng, tơng thân tơng ái giữa con ngời với nhau. Suốt cả truyện xung quanh vấn đề Sơn và Lan thơng xót bé Hiên nghèo, phải chịu giá buốt khi gió lạnh về. Lòng yêu thơng con ngời một cách hồn nhiên của Sơn và Lan có tác dụng cộng hởng, khơi gợi tình thơng ở ngời mẹ và đồng thời bộc lộ tấm lòng biết tự trọng của ngời mẹ của bé Hiên.

Truyện “Đói” chủ yếu miêu tả cái cảm giác đói của nhân vật Sinh: “cơn đói lại sôi nổi dậy nh cào ruột, xé gan, mãnh liệt át hẳn cả cái buồn”. Cảm giác đói mất đi, nhờng chổ cho nỗi đau về tinh thần khiến Sinh “cảm thấy có thể chết ngay đi lúc ấy”.

Nhân vật bà Cả (trong Đứa con) loé lên một tia sáng trong phẩm cách khi bà trở nên nhân từ, hào phóng trớc sức mạnh của tình mẫu tử, trớc sức mạnh của khát vọng “đợc bồng con trên tay, đợc ấp ủ một sự sống trong lòng”.

Bởi quan tâm khám phá thế giới nội tâm của nhân vật nên truyện và cả tiểu thuyết của Thạch Lam thờng không có một cốt truyện đặc biệt. Những biến cố, chi tiết củng rất bình thờng, đó là cái cớ để nhà văn thể hiện những cảm tình, cảm giác, thể hiện sự phong phú, uyển chuyển của thế giới tâm hồn nhân vật. Cũng bởi vậy mà bất cứ ai trong chúng ta đọc truyện hay tiểu thuyết của Thạch Lam cũng cảm nhận đợc sự nhẹ nhàng, tình tế, trầm tĩnh của một giọng văn tràn đầy chất thơ và thấm đợm hồn ngời.

Thạch Lam quan niệm rằng “nhà nghệ sỹ chỉ có thể diễn tả đúng tâm lý một ngời khi quan sát đến cả hoàn cảnh xung quanh. Ngời ta không sống một mình và có liên lạc mật thiết với những ngời khác”. [8]

Trên thực tế trang viết, nhà văn đã để cho Sơn và Lan nảy sinh tâm lý thơng yêu bạn khi đợc chứng kiến cảnh bé Hiên co ro vì rét. Ngời mẹ của Sơn và Lan chỉ thể hiện đợc tấm lòng của mình trớc hành động vị tha của hai con mình. Ngời đàn bà nghèo khổ mẹ của bé Hiên thể hiện lòng tự trọng – một phẩm chất đáng quý khi chị em Sơn lấy trộm áo của gia đình cho bạn (Gió lạnh đầu mùa).

Thanh (Một cơn giận) là ngời biết ân hận, day dứt khi hành động của mình làm tổn hại đến ngời khác.

Trớc cảnh sum họp, hạnh phúc của mọi nhà, hai cô gái giang hồ nảy sinh khát vọng có cuộc sống tốt đẹp, hớng về cội nguồn tổ tiên (Tối ba mơi).

Đối diện với đứa con của chi Sen, bà Cả nảy sinh khát vọng có một đứa con và bà bổng nhiên trở nên nhân từ, hào phóng,.v.v.

Một số dẫn chứng trên đây đủ để chúng ta khẳng định rằng: giữa quan niệm của Thạch Lam về phơng diện nhân vật và thực tiễn thế giới nhân vật trong sáng tác của ông có sự thống nhất hài hoà. Quan niệm của Thạch Lam và thế giới nhân vật trong tác phẩm của ông là một đóng góp nghệ thuật cho nền văn học hiện đại

nớc nhà, và chính điều này đã góp phần làm nên phong cách độc đáo của Thạch Lam.

Một phần của tài liệu Thạch lam từ quan niệm văn chương đến thực tiễn sáng tác (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w