Khái niệm về phong tục, tập quán

Một phần của tài liệu Luận văn ngoại ô hà nội trước cách mạng tháng tám qua chuyện cũ hà nội của tô hoài (Trang 53 - 55)

Ngoạ iô trong chuyện cũ hà nội 2.1 Không gian trong Chuyện cũ Hà Nộ

2.3.1. Khái niệm về phong tục, tập quán

Phong tục, tập quán theo cuốn Từ điển tiếng Việt căn bản giải thích là: “Lối sống, thói quen đã thành nề nếp, đợc mọi ngời công nhận tuân theo” [72]. Tuy nhiên khái niệm phong tục, tập quán không chỉ giản đơn nh vậy mà nó đợc hiểu trên nhều lĩnh vực xã hội khác nhau nh: xã hội học, dân tộc học, văn học, sinh học, tâm lý học,… Nhng để hiểu khái niệm phong tục, tập quán một cách chính xác, rõ nét trớc tiên chúng ta tìm hiểu nó ở lĩnh vực dân tộc học. Đó là những gì gắn liền với cộng đồng ngời nh một cái gì đó bền vững từ bao đời nay, theo sự trôi đi của thời gian loại bỏ những gì tục xấu và giữ mãi những gì là thói quen, tập tục tốt đẹp. Có thể nói dới tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế với những quan hệ giữa con ngời với nhau, phong tục tập quán đợc hình thành và phát triển.

Theo Trần Ngọc Thêm: “Gắn liền với tín ngỡng tiếp nối tín ngỡng là phong tục, đó là thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ bao đời nay đợc đa số mọi ngời chấp nhận làm theo. Phong: là gió; Tục: là thói quen, phong tục: là thói quen lan rộng. Phong tục có mặt trên tất cả mọi lĩnh vực của xã hội, phong tục mang tính cổ truyền, truyền thống văn hóa thể hiện qua sinh hoạt xã hội nh: ma chay, cới hỏi, lễ tết… Mỗi loại phong tục có bản chất quy định bởi truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc” [68].

Theo tác giả Nhất Thanh, trong lời tựa của tác phẩm Đất lề quê thói thì phong tục có nghĩa là: “phong là sự gì ngời này xớng lên kẻ khác nối theo rồi thành thói quen, nh vật theo gió hoà vào nhịp điệu mà không biết; tục là thói bắt chớc ngời trên, lâu dần hoá thành thuộc. Nói cho gọn thì ngời trên cảm hoá ngời dới gọi là Phong, ngời dới tập nhiễm đợc gọi là Tục” [66].

Nh vậy, hai tác giả cùng nhất trí cho rằng phong tục là thói quen có từ lâu đời đợc truyền tụng từ đời này sang đời khác và có tác dụng lan rộng trong phạm vi một làng, một xã, một huyện, một tỉnh, một quốc gia thậm chí là cả một khu vực rộng lớn. Nói nh vậy chúng ta có thể hiểu rằng phong tục có trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, trong đời sống vật chất cũng nh trong đời sống tinh thần của c dân ở một vùng nào đó. Đấy có thể là những phong tục thể hiện trong hôn nhân, gia đình, phong tục trong tang ma, trong lễ tết hay ngay cả chuyện sinh nở của phụ nữ cũng đợc đề cập đến. Tất nhiên ở mỗi vùng quê khác nhau phong tục thể hiện trong từng lĩnh vực là không giống nhau.

Khi chúng ta nói đến phong tục, tập quán chúng ta không thể không nói đến bản sắc dân tộc. Bởi phong tục, tập quán nó thể hiện rõ nhất ở bản sắc văn hóa dân tộc. Thuật ngữ bản sắc dân tộc đợc dùng rất nhiều tên gọi khác nhau nh: tính cách dân tộc, đặc trng dân tộc, màu sắc dân tộc… Trong số các thuật ngữ đó thì thuật ngữ mà ngời ta vẫn hay dùng nhiều nhất là bản sắc dân tộc, bởi vì nó mang tính phổ biến. Phong tục tập quán, lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, phản ánh rõ nét nhất bản sắc văn hóa của mỗi vùng, miền, dân tộc, quốc gia. Bên cạnh đó Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc đều có những sắc thái văn hóa riêng trong bức tranh tổng thể thống nhất về văn hóa. Phong tục tập quán, lễ hội của từng cộng đồng đã trở thành niềm tự hào, làm nên diện mạo đời sống tâm linh phong phú của cộng đồng c dân. Bức tranh phong tục tập quán lễ hội của cộng đồng các dân tộc Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Chính sự khác nhau về phong tục, tập quán này đã tạo nên

những nét độc đáo, riêng biệt mang đậm tính dân tộc. Và tất cả những bản sắc riêng ấy đã tạo cho Việt Nam có đợc bản sắc văn hóa phong phú, độc đáo.

Một phần của tài liệu Luận văn ngoại ô hà nội trước cách mạng tháng tám qua chuyện cũ hà nội của tô hoài (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w