Một số đặc điểm nghệ thuật của chuyện cũ hà nộ
3.3. Chuyện cũ Hà Nội một thế giới ngôn ngữ sống động, một giọng điệu phong phú
điệu phong phú
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phơng tiện quan trọng đợc nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật. Trong tác phẩm, nhà văn cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật bằng nhiều cách: nhấn mạnh cách đặt câu ghép từ, lời phát âm đặc biệt của nhân vật, cho nhân vật lặp đi lặp lại những câu mà nhân vật thích nói kể cả những từ ngoại quốc và địa phơng” [62, 147]. “Ngôn ngữ nhân dân là cội nguồn của ngôn ngữ văn học; đợc chọn lọc, rèn giũa qua lao động nghệ thuật của nhà văn, đến lợt mình, nó góp phần nâng cao, làm phong phú ngôn ngữ nhân dân” [62, 149].
Là một ngời đến với nghề văn từ hiện thực cuộc sống lao động của ngời dân nghèo, nên Tô Hoài luôn có ý thức học tập lời ăn tiếng nói của họ để đa vào trang sách. Ông quan niệm: “Ngôn ngữ quần chúng là kho của cải vô giá là nguồn bổ sung vô tận cho các nhà viết tiểu thuyết”. ông “trọng cái tinh hoa ngôn ngữ, trọng đến mức bái phục. Nhân dân chính là ông thầy lớn của mình về tiếng nói” [32, 59]. Ông còn nhận thấy, chính những ngời lao động trực tiếp là những ngời có lối nói rất sáng tạo. Bởi trong mu kế sinh nhai, trong công việc làm ăn vật lộn với đất trời, “ngôn ngữ của họ cũng sinh động theo công việc, biến đổi và luôn sáng tạo”. Thậm chí khi học lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng, Tô Hoài còn lắng nghe cách nói của mỗi ngời. Ông cho rằng: “học tập cho biết đợc cách thức tiếng nói vận động không phải chỉ là đọc đối thoại và lối kiến trúc câu trong sách vở, hoặc đi xem phim, chèo, cải lơng, mà nghe mọi ngời đối đáp, trò chuyện trong đời sống hàng ngày” [22, 36]. Từ quan niệm nh thế, trong sáng tác của Tô Hoài, chúng ta thấy tác giả có ý thức sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày của quần chúng vào tác phẩm. Mỗi nhà văn, để
phản ánh hiện thực cuộc sống, họ phải tìm cho mình một con đờng phù hợp và sáng tạo nhất. Nếu Nam Cao chọn cái bi kịch của con ngời, Vũ Trọng Phụng tìm đến cái sắc lạnh của tiếng cời, Nguyên Hồng lấy trái tim nồng nàn nhiệt huyết đến với thế giới con ngời cùng khổ… thì Tô Hoài tìm đến cái dung dị trong cuộc sống sinh hoạt đời thờng. Chính nó đã tạo môi trờng thuật lợi để ngôn ngữ quần chúng đi vào sáng tác của Tô Hoài một cách tự nhiên. Xuất phát từ quan niệm đó, ngôn ngữ nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài trớc Cách mạng là thứ ngôn ngữ lợm lặt từ cuộc sống lam lũ đói nghèo, nhiều khi cha rũ hết bùn đất bụi bặm, nhng sức diễn tả mạnh mẽ vì nó gợi đích danh đợc tên nôm na mộc mạc nhất của sự vật, các đặc tính địa phơng của con ngời quê h- ơng ông.
Trong nghệ thuật ngôn từ, Tô Hoài chú ý đến cách cấu trúc câu văn. Ông không viết theo những mô hình câu có sẵn trên sách báo, ông viết theo sự tìm tòi riêng của mình để diễn đạt cho đợc chủ đề t tởng của tác phẩm. Câu văn của Tô Hoài mới mẻ. Ông sáng tạo ra những quan hệ mới, chú ý đến cái mới, đẹp đẽ của chữ nghĩa, làm sao để thuần túy là chuyện chăm chút và mài sắc ngôn từ. Tô Hoài tìm hiểu cách dùng từ của quần chúng nhân dân lao động, dùng ngay ngôn ngữ nghề nghiệp của họ miêu tả. Có khi nhiều hiện tợng vốn khô khan, khó miêu tả, nhng dới ngòi bút của Tô Hoài cũng trở nên sinh động, nhiều cảm hứng, liên tởng đẹp, so sánh thích hợp: “Rồi vụ su thuế qua, tất cả cũng qua đi. Mùa vải, cái nắng cũng lây màu quả vải chín đỏ chót. Con tu hú vẫn kêu rạc ngời. Buổi chiều, ngồi hóng mát cửa đình, thấy tàn đốt rừng phía núi bay về từng mảng nh lá bàng rơi” [27, 133]
Trong những trang viết về làng quê, do tiếp xúc nhiều với ngời lao động nên Tô Hoài sử dụng nhiều từ ngữ trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của ngời dân. Ông thừa nhận rằng: “ảnh hởng đầu tiên đến với tôi, không nói về t tởng, lập trờng chính trị là cái làng Nghĩa Đô của tôi. Ngời ta nói thế nào thì tôi cứ thế mà xáo thành văn. Cái tiếng nói ở trong nhà, trong xóm, ở trong làng của bà con bạn bè lúc bé, lúc bắt đầu lớn lên nó đã ăn sâu vào trong óc mình, tất cả là
một thứ ngôn ngữ mà tôi quen nghe, quen dùng tạo thành cho tôi cái gốc trong tác phẩm đầu tiên của tôi” [32]. Vậy là lời ăn tiếng nói của ngời dân làng Nghĩa Đô - nơi chôn rau cắt rốn của của nhà văn đã là ngọn nguồn tạo nên ngôn ngữ và văn phong Tô Hoài. Ngôn ngữ ấy ngày càng đợc bồi đắp và trở thành hệ thống tín hiệu thẩm mỹ mang dấu ấn sáng tạo riêng. Tô Hoài rất thấm thía lời Mao Trạch Đông: “Phải học ngôn ngữ của quần chúng, ngôn ngữ của quần chúng nhân dân vốn rất phong phú, sinh động, hoạt bát, nó biểu hiện cuộc sống thực tế. Có rất nhiều ngời cha học ngôn ngữ nên khi viết văn và diễn thuyết không có đợc những lời lẽ sinh động, thiết thực, mạnh mẽ, chỉ ngay đơ nh một cái thừng, lại gầy gò nh ngời ốm đói, không thể đợc nh một ngời tráng kiện, khỏe mạnh” [22, 36]. Từ đó, ông coi trọng việc học tập lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân. Càng đi sâu tìm hiểu, tích lũy ngôn ngữ quần chúng.
Đọc những tác phẩm của Tô Hoài ta thấy điều đó đã ảnh hởng lớn đối với ông và đợc tác giả sử dụng rất thành công. Những tiếng nói ấy có một số từ trong tiếng phổ thông, nhng ngời Nghĩa Đô dùng khác hoặc có nghĩa khác và có một số từ chỉ có trong ngôn ngữ của ngời Nghĩa Đô mà không có ở trong ngôn ngữ phổ thông. Những từ có trong tiếng phổ thông nhng ở làng Nghĩa Đô dùng với nghĩa khác, Tô Hoài sử dụng và đa vào tác phẩm nh “đoảng”, “sạch”, “ngữ”, “vơ váo”… Trong Từ điển tiếng Việt, “đoảng” đợc dùng với nghĩa vụng về, không khéo léo, hay hão huyền không nên việc. Nhng khi đi vào trong sáng tác của Tô Hoài “đoảng” lại đợc dùng theo một nghĩa khác: h hỏng, không đứng đắn.
Hoặc nh từ “vơ váo” có sự khác nhau về nghĩa rõ hơn. Theo Từ điển
tiếng Việt, “vơ váo” thờng dùng chỉ sự tham lam, bừa bãi và khi dùng ngời ta
thờng tỏ thái độ chê bai trong việc đánh giá. Nhng trong sáng tác của Tô Hoài, “vơ váo” có nghĩa là chịu khó nhặt nhạnh, thu vén để góp nhặt cho mình, hoặc những ngời cần cù, chịu khó làm ăn, không dựa dẫm nơng nhờ ngời khác. Đáng chú ý là từ “ngữ” với nghĩa: chừng mực mức độ thì Tô Hoài có cách vận dụng
rất tài tình. Chẳng hạn: “Nửa cút rợu ngữ buổi chiều của ông tôi” [27, 140]. Hay “Ăn cơm ngữ nắm muối vừng” [28, 282].
“Cũng có đôi ba ngời ngời mua, nhà hàng cũng chỉ làm ngữ thế, bởi cả ngời bán ngời mua cùng hiếm mà giá thì đắt” [28, 321].
“Ông cũng chỉ uống rợu ngữ, cha đến nửa cút con hơu, mặt đã đỏ lựng” [27, 256].
Cách dùng từ đó theo Tô Hoài là do thói quen trong tiếng nói hàng ngày của ngời dân Nghĩa Đô. Trớc Cách mạng tháng Tám, ngời dệt Nghĩa Đô thờng đi làm thuê thờng “ăn cơm ngữ” và “dệt lĩnh lấy tiền tấm”. “Cơm ngữ” là cơm có định mức nhất định giữa chủ và ngời làm thuê. Hoặc có khi “ngữ” dùng để chỉ loại ngời nào đó: “Ngữ nh cô chắc chẳng phải ra đây làm con nhài, con nụ đi ăn đi ở nh ngời ta” [27, 15]
Cũng dựa trên cơ sở tiếng nói của nhân dân vùng quê mình, Tô Hoài còn đa vào tác phẩm một số từ có sự phân biệt nghĩa cụ thể hơn trong tiếng phổ thông. Chẳng hạn từ “Cốp” không chỉ đợc dùng với nghĩa: đánh vào đầu nh trong tiếng phổ thông “Nó yếu đến nỗi lúc anh Lực lôi ra cốp, cốp một cái chày, không trúng vào lỗ huyệt giữa đầu mà nó cũng tóe phân ra gục xuống chết ngay” [19, 286], mà còn dùng để chỉ việc bắt trộm chó: “Mọi năm, cứ giao thừa về tao lại cốp con chó chạy sợ pháo, cũng là thêm thắt cho cái tết” [27, 304].
Vốn từ ngữ địa phơng đợc Tô Hoài nhào nặn thật sinh động diễn tả đợc sắc thái sự vật, tính cách con ngời. Với sự nhạy cảm, linh hoạt và sự hiểu biết về văn hóa và con ngời phong phú, Tô Hoài không chỉ đa từ ngữ đóng góp cho xã hội mà qua đó ta hiểu hơn về con ngời quê hơng ông, tập quán quê ông. Ngôn ngữ nhân vật đợc Tô Hoài sáng tạo trên tinh thần đổi mới nên ngôn ngữ trong sáng tác của ông thờng tạo ra đợc sự mới mẻ, khác lạ, khác với nếp nghĩ và cách viết thông thờng: “mở bảy”, “vơ váo”, “cốp”, “đua đả”, “xám nh miếng thịt trâu ôi”, “trắng bệch nh tờ giấy bản”, “ánh trăng trong leo lẻo”. Tô Hoài
giải thích cách dùng từ của mình: “ở quê tôi đã thành tiếng địa phơng, cái gì “mở bảy” tức là nhanh nhất: chạy mở bảy, làm mở bảy, ăn mở bảy…” [27, 79].
Nhạy cảm và có vốn văn hóa phong phú, Tô Hoài không chỉ đa từ ngữ đóng góp cho xã hội mà qua ngôn ngữ còn làm cho ngời đọc thấu hiểu con ng- ời hôm qua. Trong văn của ông có sự hòa hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ của ngời kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Nhân vật trong sáng tác Tô Hoài ít triết lý trừu tợng, không lý thuyết dài dòng. Họ nói ít và có ngôn từ riêng để thông tin, giao cảm:
“à ra thế. Dì Năm, dì Bảy tôi lại hỏi: - Đã đủ nếp đủ tẻ cha, bác phó? - Biết đủ là thế nào…
- Đợc mấy thằng cu, mấy cái đĩ, mấy nhóc rồi? - Tôi mới có hai con mắt, các cô ạ
- Bác gái ở nhà chạy chợ hay làm ruộng?” [28, 235]. Hay cuộc đối thoại giữa ông ách và chú Nhót:
“Ông ách cầm cái roi lật đật tới - Mày bắt trộm gà nhà ông? - Không.
- Có thấy mụ điếc ở nhà không?
- Không biết.
- Mày đã vào nhà ông cha?
- Cha” [28, 268 - 269].
Khác với từ ngữ trau chuốt, mĩ lệ của Nguyễn Tuân, từ ngữ của Tô Hoài rất dân dã, bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động. Chỉ kể đến nghệ thuật sử dụng đại từ nhân xng của Tô Hoài, chúng ta có thể cảm nhận rõ và sâu sắc điều này. Ngay cách xng hô, đặt cho tên nhân vật cũng dân dã. Con ngời trong sáng tác của Tô Hoài, mang những cái tên nôm na giản dị. Nếu làm một phép thống kê tên các nhân vật trong truyện, ta bắt gặp một
điều thú vị: hầu hết tên nhân vật đều mang một âm và là thanh trắc. Đó là những Đợc, Cát, Hốt, Lợi, Bủng, Lĩnh, Mít, Viết, Tỏi, Tý, ách, Nhót… Nếu có tên ngời vần bằng nh: Điều, T, Hồng, Do, Hiền, Xây… thì cũng không nhiều lắm và gây ấn trợng tội nghiệp. Các nhân vật ấy có số phận và cuộc đời gắn liền với những buồn vui, đợc mất, lo sợ.
Bằng sự quan sát tinh tế và sự am hiểu của mình, ngay cả tên nhân vật cũng đợc ông quan tâm. Tô Hoài không quan tâm tới các nhân vật gắn liền với những công trạng, những nhân vật có địa vị xã hội, có quyền uy, có khả năng gánh vác sứ mệnh lịch sử, xoay chuyển thời cuộc, mà Tô Hoài hớng ngòi bút của mình tới những con ngời rất đỗi bình thờng, lắng nghe và thanh lọc tất cả rồi trải ra trên trang giấy với tất cả sự xót xa của lòng mình. Cho nên, nh một sự thôi thúc hay gặp gỡ tự nhiên, ông đặt cho nhân vật của mình những cái tên không êm nhẹ, thuận âm mà trái lại rất nặng nề và nôm na mộc mạc đến mức tội nghiệp. Tên các nhân vật trong truyện của Tô Hoài đã có sự lựa chọn gắn liền với đặc tính thôn quê quen thuộc của con ngời Nghĩa Đô. Tên các nhân vật trong Chuyện cũ Hà Nội gợi ngời đọc một niềm xót thơng tội nghiệp. Viết về thanh niên thì họ là Cát, Bủng, Mít, Đợc, Nhỡ, Xây…; về ngời lao động nghèo thì Hiền, T, Viết, Ngạ; về ngời thợ thủ công thì Lĩnh, Điều…; tên các thầy giáo thì Do, Tỏi… nghe thật nôm na nhng cũng rất dí dỏm, khôi hài đầy chất dân dã. Không phải ông không đặt đợc cho nhân vật của mình những cái tên hiện đại, dễ nghe mà ông muốn gắn cho nhân vật những cái tên giản dị, mộc mạc gợi sự hồn nhiên, gần gũi thân quen.
Với năng lực sử dụng ngôn ngữ tài tình, Tô Hoài đã phát triển vốn ngữ nghĩa cho từ ngữ phổ thông, mở rộng tiếng nói của ngôn ngữ địa phơng ra cả n- ớc. Đó là những đóng góp mới mẻ của ông trong lĩnh vực ngôn từ nghệ thuật. Ngôn ngữ là sản phẩm chung của xã hội, nó là văn hóa của mỗi cá nhân và làm nên nét riêng cho mỗi địa phơng, mỗi dân tộc. Tô Hoài viết về quê hơng về con ngời Nghĩa Đô bằng kho ngôn ngữ đặc tính địa phơng. Ta thấy, Tô Hoài am
hiểu con ngời, phong tục quê hơng ông đến mức thấm thía, đáng trân trọng và khâm phục. Tô Hoài đã khai thác và tận dụng một cách triệt để và đem vào tác phẩm, tạo nên sự hấp dẫn riêng trong văn phong của ông.
Mỗi nhà văn đều có một giọng điệu chủ đạo, giọng điệu phải làm nên bản sắc riêng. Nếu giọng điệu nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan là giọng điệu châm biếm, hài hớc nhằm phê phán sự lố bịch, giả dối của xã hội thực dân phong kiến; giọng điệu nghệ thuật của Nam Cao là giọng đắng cay, chua chát trớc những bi kịch của con ngời; giọng điệu nghệ thuật của Nguyên Hồng là giọng cảm thơng thống thiết trớc sự thống khổ của kiếp ngời… thì ở Tô Hoài, giọng điệu nghệ thuật chủ đạo là dí dỏm hài hớc; suồng sã tự nhiên và giọng điệu trữ tình bộc lộ thái độ, tình cảm của tác giả trớc mọi biểu hiện tự nhiên
của cuộc sống.
Khác với tiếng cời trào phúng mang ý nghĩa phê phán những cái xấu xa, giả dối của xã hội thực dân phong kiến nh Nguyễn Công Hoan, tiếng cời của Tô Hoài nhẹ nhàng, hóm hỉnh không nhằm bộc lộ thái độ mỉa mai hay phê phán. Tiếng cời ở đây trầm tĩnh, nhân hậu và đầy những u t, toát lên từ những chuyện bất bình thờng trong cuộc sống bình thờng. Con mắt tinh nhạy và tấm lòng gắn bó thiết tha với cuộc sống đời thờng, khiến ngòi bút của ông chuyển tải chuyện vui - buồn, hay - dở trong cuộc sống sinh hoạt để cảm nhận vẻ đẹp tự nhiên đáng yêu của nó: “Ông hơng Cam bớc ra. Nhng lại thụt ngay vào cổng. Thoáng thấy gánh trầu của chị hai Bủng lên chợ. Ngày phiên, ra ngõ gặp gái, không xong. Ông đứng lại đợi. Nhng sốt ruột. Đằng nào cũng áy náy. Bởi nhỡ chuyến tàu điện, chậm mất buổi chợ cũng chẳng nên, mà vẫn không giám bớc ra” [27, 111].
Trớc những mặt trái của cuộc sống đời thờng, Tô Hoài không đao to búa lớn. Nhà văn nhẹ nhàng với giọng điệu “trời” phú để tỏ rõ một thái độ, bộc lộ một nỗi lòng. Cái nhìn tinh quái mà đợm chất nhân văn khiến Tô Hoài không
thể làm ngơ trớc những thói quen xấu hay những biểu hiện trái với đạo đức, truyền thống văn hóa của dân tộc. Những phong tục lạc hậu nh tục tảo hôn, tục đòi nợ vào ngày ba mơi, tục cho vay nặng lãi, tục mê tín dị đoan… khiến nhà văn trăn trở suy nghĩ xót xa. Mọi hủ tục ấu trĩ đều đi đến những kết cục đau xót cho con ngời. Những hủ tục cho vay nặng lãi, cới xin, ma chay, lệ làng… cũng