Khả năng phân tích thế giới và con ngời qua sự hiểu biết chân thành và nhân hậu

Một phần của tài liệu Luận văn ngoại ô hà nội trước cách mạng tháng tám qua chuyện cũ hà nội của tô hoài (Trang 71 - 76)

Một số đặc điểm nghệ thuật của chuyện cũ hà nộ

3.2. Khả năng phân tích thế giới và con ngời qua sự hiểu biết chân thành và nhân hậu

thành và nhân hậu

Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài là những bút ký, ký sự xen lẫn với

những chuyện, mẩu chuyện. Tất cả đều có thật, không khoa trơng phóng đại. Tô Hoài kể chuyện một cách chủ động gợi hứng thú và sự tin cậy ở ngời đọc. Cái tôi của của nhà văn lúc trực tiếp, lúc gián tiếp có mặt qua trang viết với t cách ngời chứng kiến, lắng nghe và đôi lúc là nhân vật chính của chuyện.

Chuyện cũ Hà Nội đợc viết chừng mực, hấp dẫn gợi nhiều suy nghĩ. Trớc sự

thay đổi của thời cuộc, Tô Hoài vẫn có mặt, có thái độ phân tích đánh giá khi thẳng thắn khi kín đáo, hóm hỉnh.

Sự kết hợp giữa miêu tả khách quan, sự kiện, con ngời, xã hội với những lời giãi bày tâm sự, tình cảm chân thành, nhân hậu của Tô Hoài đã tạo nên những trang viết hấp dẫn, cảm động làm lay động lòng ngời. Cần phải thấy rằng ngoài tài năng văn chơng, Tô Hoài còn có một vốn kiến thức về cuộc đời, có một năng lực quan sát và kỹ thuật phân tích, để trên cơ sở đó trình bày đợc những điều cần nói, từ sự vật, sự việc, con ngời. Tô Hoài đã làm đợc nh vậy. Khi viết về những nỗi khổ của ngời dân quê, ông đã bày tỏ một niềm thơng

cảm xót xa cho số phận và cuộc đời của họ. Tuy đằng sau những trang viết chân thực và có chút hóm hỉnh ấy là cả một nỗi lòng của Tô Hoài:

“Bên làng Mai còn nhiều nhà rợu lậu, có những ngời đã quen đi ở tù thay ngời bị bắt rợu nh thế. Tù mấy ngày, mấy tháng, đã có giá hẳn hoi. Có ngời ngồi tù thuê đến mời tám, hai mơi tháng. Chủ rợu ở nhà phải nuôi vợ con, lại đóng thuế thân cho ngời ở tù thay đến hai năm. Thôi thì đằng nào cũng vậy, ng- ời khôn của khó, ở nhà cũng phải mửa mật mới kiếm nổi miếng” [27, 25].

“Chú ấy nói thế nào? Chú tù rợu. Chú đi tù rợu? Chú vừa rảo chân vừa xỏ tay khoác cái khố tải, cời hi hí và nói nh thế.

Thím bếp Mỡ với lũ con đứng đầu xóm nhìn theo. Đến lúc cả bọn với các ngời nhà đoan khuất vào những cây muỗn, thím bếp Mỡ trở vào, đi ra giữa đám ngời đang cời hê hê. Qua các ngõ, nghe ngời ta nói cợt: “Thế là tự dng giời cho nhà bếp Mỡ cái tết nhé, sớng nhé”. Chẳng biết thím bếp Mỡ đùa hay thật, thím cứ chép miệng lẩm nhẩm: “Sớng, sớng quá”” [27, 24 - 25].

Viết về sự nhố nhăng thâm nhập của lối sống thị thành vào trong làng quê ông. Tô Hoài tập trung khắc họa hiện thực cuộc sống của lớp trẻ quê ông, bày tỏ sự cảm thông chia sẻ với họ những đau đớn này, phần lớn thuộc về những thanh niên nghèo. Họ bị kẻ có quyền thế áp bức. Họ bị đồng tiền hành hạ. Những cô gái làng xinh tơi dễ nhiễm cuộc sống thị thành làm họ thay đổi bản chất. Khi viết về những con ngời này Tô Hoài đi vào khai thác ở mạch chìm chiều sâu của cuộc đời, nơi bóng tối đang đè nặng: “Cho đến sau này thú vui hát ả đào tao nhã thời các cụ, không phải đã mất hẳn. Mà bao giờ cũng thế, cô đào hát và chú kép đàn vẫn là chủ trò của đêm hát. Bài hát và khổ đầu đợc khách và chủ nhà trả tiền, thởng tiền nh những ngời đi làm ăn công việc tử tế và làm giỏi thì đợc khen. Cô đào hát cầm lá phách và chú kép đàn hát cho nhiều nhà trong một đêm. Rồi ngời đào hát về nhà, chồng con yên ấm. Hoặc cô ấy đầu mày cuối mắt với khách làng chơi nào, ấy là chuyện trăng gió riêng t của ngời ta” [27, 295]. Hoặc “Khác những cô đào rợu - “cô đầu, cô đít, cô đuôi.

Quan viên cạn túi, ai nuôi cô đầu”, ấy là vè kể về cô đầu rợu. Chủ nhà hát bỏ ra một số tiền cọc buộc chân cô đầu ở nhà hát, chẳng khác thuê con sen, con nhài. Sắm cho manh quần lụa trắng, cái áo hàng tơ, đôi guốc “phi mã” sơn then cao gót. Cô đào rợu không biết hát, không bận đến việc hát xớng, cô chuyên tìm việc bắt tình nhân hờ với khách hát và sửa soạn màn gối cho khách nghỉ đêm. Và chung chăn chung gối với khách đêm ấy nếu khách có lòng và có tiền, mà bây giờ gọi là tiền boa” [27, 295].

Tô Hoài không dùng bút pháp ngôn từ để xua đi phần nào những tối tăm đang bao quanh cuộc đời, ông cũng không miêu tả một cách khách quan lạnh lùng, mà trang viết của Tô Hoài luôn bộc lộ một nội tâm, suy nghĩ dằn vặt: “Các nhà hát mà thêm đào rợu cũng do ngời đi chơi. Khi đó đi chơi và tạp, không còn chút thanh tao. Trớc kia chỉ có khách thạo chơi, bây giờ khách đông mà đủ loại, nhiều ngời không biết đánh trống chầu. Tôi cũng cha cầm chầu bao giờ. Chỉ toàn đi theo hát “che tàn”. Nhà hát có khách, khép cửa lại, quan viên chẳng trống phách gì, đợi thức nhắm về, đánh chén, rợu quay thìa vừa ngả ngốn với đào rợu vừa nghe cô đầu ngâm mấy câu Kiều lẩy, bài sa mạc rồi sai mắc màn đi ngủ” [27, 57].

“Rồi lại nghe ngời ta nói mà biết nhận xét: chợ mời chín là chợ của ngời có tiền. Ai sẵn tiền thì mua sắm tết sớm. Phiên hăm bốn, chợ của mọi ngời ta thờng thờng. Chợ hai mời chín là chợ của ngời nghèo. Nhà nghèo chạy cái tết bở hơi tai, cho đến hôm tất niên mới mò đợc ra chợ mua miếng thịt lợn, nén h- ơng, gọi là cho có tết” [27, 47].

Với những gì đang diễn ra hàng ngày ở làng quê, đợc tác giả ghi lại một cách khách quan, chân thực. Tô Hoài muốn đem đến ngời đọc thấy đợc cuộc sống của những ngời dân ven đô, với thủ pháp miêu tả, phân tích, truyện của Tô Hoài trở nên sinh động. Ông đa vào truyện những chi tiết rất thật khiến ngời đọc phải ngỡ ngàng. Truyện Chết đói đã vẽ lên một thảm cảnh về nạn đói làm cho bao gia đình phải tan tác chia lìa, điều này đã đợc nhiều nhà văn cùng thời

nói tới nh: Ngô Tất Tố, Kim Lân, Nam Cao, Thạch Lam… Qua những trang viết của Nam Cao, ngời đọc có thể hình dung khá rõ rét cuộc sống của những ngời nông dân nghèo khổ. Đó là những làng quê xơ xác tiêu điều, những thân phận con ngời bị dồn đuổi đến bớc đờng cùng, những nhân cách bị tha hóa. Con ngời bị đặt trớc những thử thách khắc nghiệt của cái đói, cái nghèo. Khung cảnh làng quê thì ảm đạm tăm tối: “Nhà cửa la tha. Toàn những nhà tre úp xúp giữa những khu vờn rộng nhng xấu lắm: mía đốt nh lau hay khẳng khiu nh chân gà, chuối lè tè nh những cây rau diếp gang, dĩ chí đến dây khoai, cây ráy cũng không lên đợc. Ngời xấu xí và rách rới. Cái số trẻ con bủng ỏng mắt toét ngoài đờng sẵn lắm” [4]. Đến với Tô Hoài chúng ta không chỉ thấy đợc thảm cảnh đó trong một gia đình cụ thể mà nó bao trùm cả làng Nghĩa Đô và lan ra cả xã hội, cái đói đã thấm sâu vào từng tế bào xã hội, nó làm vơi đi biết bao nhiêu ngời dân Nghĩa Đô: “Ngời chết nhiều đến nỗi chôn không kịp, vì ngời đi chôn cũng đã ốm rồi. Khi nhặt xác, gặp ai ngắc ngoải, bọn ngời này cũng lôi đi chôn, vì nếu có để lại thì rồi cũng đến nỗi chết nốt. Lúc bị vùi xuống hố, những ngời ấy còn chắp tay van lạy, nhng bọn ngời đi chôn cũng cứ lấp đất vì không chôn đợc ngời thì không đợc trả công, bởi cũng đơng đói lả đi cả, còn lo hôm sau chẳng còn sức mà đi chôn ngời kiếm cái ăn” [27, 74 - 75]. Hoặc: “Khô dầu 3 hào 2 xu một bánh, ngời ta ăn khô dầu. Trẻ con bị vứt đầy dọc đờng vì bố mẹ không nỡ chông thấy chúng nó chết trên tay. Ngời ta nấu rêu, rang rêu lên để ăn. Ngời ta ăn cỏ, ăn khô dầu, thậm chí ăn cả thịt ngời. Việc này chúng tôi đã thấy tận mắt, và có chứng cớ hẳn hoi” [27, 74]. Và “Dân đói phải ăn củ chuối và ăn cả thịt ngời. Bắt trẻ con 5, 6 tuôi rồi đào lỗ chôn xuống, lấp đất, hun lửa trên, xong đem bán lẫn với thịt chó, bán giả thịt chó” [27, 76].

Với những chi tiết và hình ảnh chân thực cộng với sự cảm thông, Tô Hoài đã dựng lên đợc một bức tranh của năm đói. Nó còn nh một minh chứng lịch sử cho thời kỳ đen tối đó, không ít ngời đọc phải rùng mình. Chính Tô Hoài cũng đã có những cảm giác đó: “Mỗi khi chợt nghĩ lại, tôi vẫn bàng hoàng về những năm khủng khiếp ấy” [27, 66].

Trên những trang viết của mình, Tô Hoài còn sử dụng nhiều yếu tố nghệ thuật để làm nổi bật nội dung t tởng của truyện, đó là sự miêu tả khách quan, những lời giãi bày tâm sự, sử dụng những yếu tố vừa miêu tả vừa phân tích. Vì vậy, đọc những trang viết của Tô Hoài ngời đọc dễ dàng nhận thấy đợc những suy nghĩ của nhân vật trong truyện nhng thực ra đó là những lời giãi bày tâm sự, những suy nghĩ của tác giả: “Hình nh nhà đứa nào có nhà bị bán, lúc đầu cũng nói giống thế. Rồi đến khi dọn biến đi bao giờ không ai biết. Cũng nh nhà ông t Dót có bốn năm an hem thằng Nhỡ không biết đến lúc nào. Nhà ông Hốt, nhà ông t Dót rồi đi ở đâu, tôi cũng quên và dờng nh tôi cũng không để tâm. Từ ngày ấy, chẳng bao giờ gặp lại hai anh em nhà Đợc, nhà cu Nhỡ. Chỉ nhớ hai cái nhà ấy đông con cái nhất trong các nhà hàng xóm. Đứa nào cũng cởi trần quanh năm. Chẳng biết rồi có đứa nào sống qua đợc nạn đói 1945 không” [27, 37].

Đọc những trang viết của Tô Hoài ta luôn thấy ông là ngời có mặt, chứng kiến qua trang viết. Truyện của Tô Hoài sử dụng chất liệu phong phú, giàu chi tiết và tác giả cố giữ không khí lịch sử qua miêu tả. Gọi là chuyện cũ Hà Nội nhng không phải chuyện cổ mà là chuyện đời cũng gần gũi với hiện tại. Vết cắt ngang của cuộc Cách mạng tháng Tám đã tạo nên sự phân cách khác biệt cả không gian lẫn thời gian. Chuyện cũ Hà Nội là một tập ký giàu kiến

thức lịch sử về Hà Nội cũ, một tập sách có giá trị về xã hội học và bao quát hơn là tập ký văn chơng gây ấn tợng. Trong sự nghiệp văn học của Tô Hoài các thể ký chiếm một vị trí quan trọng bên cạnh tiểu thuyết và truyện ngắn. Có những tác phẩm ký dài hơi gắn với một chặng đờng Cách mạng, miêu tả nhiều cuộc đời, nhiều sự kiện nh Cát bụi chân ai, Chiều chiều... Chuyện cũ Hà Nội là tác phẩm của ngời viết giàu kiến thức, đời văn chất chứa bao chuyện lớn chuyện nhỏ và chất liệu tràn ra khỏi trang sách. Chuyện cũ Hà Nội tổ chức lại, chắp nối từ nhiều mảnh ghép, nhiều mẩu chuyện, mảnh đời thành bức tranh chung. Tự nó mỗi sự việc, mỗi đơn vị không nói lên nhiều nhng khi đã vào hệ thống lại

góp phần tạo thành sức mạnh chung, nhân lên nhiều lần ý nghĩa chung và riêng. Chuyện cũ Hà Nội nh một bức tranh đá quý và ngời thợ tinh xảo đã chọn lọc những viên đá của đời thờng để tạo nên tác phẩm có giá trị.

Một phần của tài liệu Luận văn ngoại ô hà nội trước cách mạng tháng tám qua chuyện cũ hà nội của tô hoài (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w