. Về tốc độ tăng trưởng: Cùng với xu thế phát triển chung của du lịch
3.2.4. Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch, cải thiện môi trường tự nhiên xã hội, bảo đảm phát triển du lịch phát triển mạnh và bền vững
- Trước hết cần xây dựng phương án bảo đảm môi trường du lịch bằng các biện pháp kiên quyết và triệt để, thông qua việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, khai thác và sử dụng hợp lý có hiệu quả các tài nguyên du lịch vật thể và phi vật thể trên địa bàn thành phố.
- Đánh giá toàn diện và khách quan tiềm năng tài nguyên và môi trường du lịch (cả tự nhiên và xã hội) để xây dựng hệ thống quản lý nguồn tài nguyên đó. Thường xuyên theo dõi các biến động và đặc biệt là tình trạng xuống cấp về cơ sở vật chất và môi trường cảnh quan ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch, để có giải pháp kịp thời xử lý hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng cùng xử lý.
- Tăng cường các biện pháp quản lý môi trường kinh doanh dịch vụ trọng điểm, chống tệ nạn xã hội thâm nhập vào hoạt động du lịch, chú trọng công tác kiểm tra việc xử lý chất thải của các cơ sở kinh doanh dịch vụ khách sạn và nhà hàng ăn uống, cắt tóc, gội đầu, masage, các khu du lịch Bà Nà, Suối Lương, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà...; huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, hiệp hội du lịch, khách du lịch và cơ quan quản lý du lịch cùng cộng đồng xã hội tham gia bảo vệ, gìn giữ và làm sạch môi trường du lịch. Đồng thời, kết hợp việc lồng ghép các chương trình giáo dục ý thức cộng đồng trong phòng chống các tệ nạn xã hội, nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ tài nguyên môi trường cảnh quan, trong đó có môi trường cảnh quan phục vụ du khách, cho mọi thành viên trong cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Thực hiện hiệu quả nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch và kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường. Bảo vệ và tôn tạo các tài nguyên du lịch, đồng thời vẫn quan tâm đúng mức đến việc bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng và an toàn tuyệt đối về tình mạng và tài sản cho du khách.