Về chiến lược đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch:

Một phần của tài liệu Luận văn Dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng (Trang 71 - 73)

. Về tốc độ tăng trưởng: Cùng với xu thế phát triển chung của du lịch

2.2.2.5. Về chiến lược đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch:

Trong những năm qua, so với nhu cầu phát triến thì có thể nói ngành du lịch đang thiếu đội ngũ cán bộ có đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất và trình độ, am hiểu pháp luật và thông thạo ngoại ngữ. Đặc biệt chưa đào tạo được đội ngũ chuyên sâu công tác tiếp thị quảng bá du lịch mà chủ yếu là kiêm nhiệm. Hướng dẫn viên du lịch thiếu và yếu cả về số lượng và chất lượng; đội ngũ được cấp thẻ hướng dẫn viên không nhiều và phần lớn sử

dụng lực lượng cộng tác viên, do đó đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết cho công tác quản lý đội ngũ này.

Tình trạng tiềm năng nhân lực có kỹ thuật và tay nghề cao, đặc biệt là các đầu bếp có thâm niên và nhiều kinh nghiệm, bị hút vào các đơn vị kinh doanh du lịch tư nhân hoặc liên doanh nước ngoài khiến cho dịch vụ ăn uống vốn là thế mạnh độc quyền cao của các khách sạn do nhà nước quản lý, nay trở nên sa sút, thậm chí nhiều cơ sở kinh doanh buộc phải thu hẹp mặt bằng cho dịch vụ ăn uống để cải tạo thành các dịch vụ khác có hiệu quả và phù hợp hơn.

Đối với kinh doanh dịch vụ lưu trú, vai trò của đầu bếp rất quan trọng, đó là sự thể hiện đẳng cấp của một thương hiệu khách sạn trong mắt du khách và vì vậy trong nhiều năm sau giải phóng, đội ngũ này được tôn vinh không chỉ trong nước mà còn được tạo nhiều cơ hội tham quan học tập đầu bếp các tỉnh bạn và cả ở các nước trong khu vực. Tuy nhiên, những năm gần đây, đội ngũ các đầu bếp giỏi mai một dần và có thể nói đây là một thiệt thòi lớn cho ngành du lịch trong khả năng vươn lên ngang tầm với du lịch trong khu vực và thế giới.

Đa số các cơ sở hiện nay thiếu Bartender - nhân viên chuyên pha chế các sản phẩm đồ uống trong khách sạn, đây là một dịch vụ mang lại lợi nhuận rất cao, có khi lên đến 50-60 % trên một đơn vị sản phẩm, nhưng hiện tại hầu hết số có khả năng và được đào tạo đã ra “đầu quân” cho các nhà hàng, các bar cafe tư nhân. Có một số doanh nghiệp du lịch trên địa bàn nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ này đã tự bỏ vốn ra gửi người đi đào tạo tại các trường dạy nghề du lịch, nhưng sau khi tốt nghiệp, do cơ chế sử dụng và nhiều lý do khác nhau, các em này cũng không trụ lại lâu trong cơ sở nhà nước mà xin nghỉ hoặc ra mở cơ sở tự hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, do điều kiện không có kinh phí nên việc tổ chức thi tay nghề thường niên như trước cũng hạn chế, thậm chí nhiều đơn vị kinh doanh dịch vụ không có bộ phận quản lý và kiểm tra nghiệp vụ, vì vậy sự kiểm chứng về chất lượng phục vụ không có căn cứ và không trở thành một quy chuẩn nghề

nghiệp tối thiểu buộc mọi nhân viên tuân thủ khi giao tiếp phục vụ khách. Do tính chất linh hoạt đa dạng của việc thu hút lao động dịch vụ, lại nằm ngoài sự kiểm soát chung về nghiệp vụ, nên hiện nay tình trạng phố biến là nhân lực hoạt động trong các cơ sở kinh doanh du lịch “không cần” qua đào tạo mà vẫn có thể phục vụ khách, chỉ cần có sức khoẻ và ngoại hình tốt. Vì vậy, không có gì lạ khi chúng ta thấy một nhân viên hướng dẫn khách du lịch “nói” bằng tay khi đang đưa khách đi tham quan tuyến điểm nào đó hoặc có nhiều nhân viên nhà hàng đã đưa nhầm những món ăn mà khách hàng không hề đặt.

Về công tác đào tạo nhân lực cho ngành có thể nói còn rất nhiều vấn đề bất cập như trong lễ tân, ngoại giao, trong văn hoá ứng xử và sự tinh tế khi giải quyết các khúc mắc thường gặp khi phục vụ khách... tất cả những điều đó chính là góp phần tạo nên một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh đối với du khách và cũng nhờ đó mà ngành du lịch có thêm có hội tạo dựng hình ảnh trong mắt du khách. Tuy nhiên, nhiều năm qua đây là khiếm khuyết chưa khắc phục được của ngành du lịch thành phố Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu Luận văn Dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w