. Về tốc độ tăng trưởng: Cùng với xu thế phát triển chung của du lịch
2.2.1.1. Những kết quả đạt được trong những năm qua của ngành du lịch
Từ bức tranh tổng thể trên về hoạt động của ngành, chúng ta có thể thấy rằng, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng trong thời gian qua, cùng với sự quan tâm ủng hộ của các ngành các cấp từ Trung ương đến địa phương, ngành du lịch Đà Nẵng đã có nhiều cố gắng để thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Điều đó được thể hiện trên các kết quả thành công sau:
Thứ nhất: Doanh thu chuyên ngành du lịch và thu nhập xã hội từ du
lịch không ngừng tăng qua các năm:
Báo cáo tổng kết tình hình triển khai thực hiện chương trình phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001-2005 của UBND Thành phố đã nêu rõ: doanh thu du lịch tăng bình quân hàng năm đạt tốc độ tăng trưởng
9,9%, trong đó đáng chú ý là từ năm 2001 doanh thu chỉ đạt 290,2 tỷ đồng, thì đến năm 2005 đã tăng lên xấp xỉ 410 tỷ đồng (tăng 1,4 lần).
Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch giai đoạn này cũng tăng hàng năm, bình quân là 12,5%. Nếu tính từ năm 2001, toàn ngành đón được trên 480.000 khách thì tới năm 2005 số khách mà ngành đón được đã trên 710.000 người, tăng gấp 1,46 lần. Trong đó, đặc biệt phải kể đến sự tăng trưởng với tộc độ cao của khách du lịch nội địa; tính từ năm 2000, khách du lịch nội địa chỉ đạt số lượng trên 208.000 lượt người, đến 2005 con số đó đã lên tới 470.000, tăng gấp 2,26 lần so với khách nội địa đến năm 2000.
Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2006, theo thống kê của ngành tại Bản tin Du lịch Đà Nẵng số 2 tháng 10/2006, tổng lượt khách đến Đà Nẵng đạt 678.000 lượt tăng 16% so với cùng kỳ năm 2005, trong đó có 507.000 khách du lịch nội địa, chiếm tỉ lệ gần 74% trên tổng khách đến và nếu chỉ tính riêng số khách nội địa mà ngành đón trong 9 tháng đầu năm nay đã vượt 1,06 lần so với khách nội địa đón được của cả năm 2005 (bảng 2.8).
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu giai đoạn 2000-2005 và ước 9 tháng đầu 2006
Chỉ tiêu Đơn vịtính 2000 2001 2002 2003 2004 2005 9tháng đầu 2006 KháchDL lượt 394.000 496.000 565.000 513.000 649.000 710.000 678.000 Quốc tế - 185.000 195.000 214.000 174.000 236.000 240.000 171.000 Nội địa - 209.000 291.000 351.000 339.000 413.000 470.000 507.000 Tđộ tăng bq/năm % 100 125,8 113,9 90,8 126,5 109,3
Nguồn: Báo cáo số 63-BC-UBND ngày 24/6/2006
Xu hướng khách đến và đặc biệt là du lịch nội địa tăng nhanh trong những năm qua thể hiện sức hút của thành phố về nhiều khía cạnh: ngoài vị trí là trung lộ của cả nước và có nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng, có thể nói kể từ khi trở thành đô thị loại I trực thuộc TW, thành phố Đà Nẵng nổi lên như một điểm sáng về công tác quy hoạch, về tốc độ triển khai công tác giải toả đền bù, về cải cách các thủ tục hành chính thể hiện ở hầu hết các cơ quan công
quyền từ UBND các cấp đến các Sở ban ngành trong toàn thành phố, về xây dựng kết cấu hạ tầng và chỉnh trang đô thị, về quyết tâm xây dựng thành phố với khẩu hiệu “5 không” và “3 có”... nhờ đó đã thu hút một lượng lớn khách trong nước đến Đà Nẵng tham quan và học tập.
Thứ hai: Du lịch góp phần tăng thu ngân sách địa phương và thúc đẩy
các ngành kinh tế cùng phát triển:
Du lịch còn mang đặc điểm là một ngành kinh tế mang tính đa ngành nên doanh thu chuyên ngành du lịch tăng trong những năm qua tất yếu dẫn đến thu nhập xã hội cũng tăng theo tương ứng. Căn cứ thống kê mức đóng góp vào sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn của các ngành dịch vụ, chúng ta có thể thấy rằng phát triển du lịch kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như: thương nghiệp bán lẻ, giao thông vận tải, tài chính tín dụng, y tế, văn hoá thể thao, thuế xuất nhập khẩu...
Bảng 2.9: Tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn(theo giá thực tế)
Đơn vị tính: Tỷ VND Chỉ tiêu 2000 2002 2003 2004 2005 GDPdịch vụ 2.517 3.310 3.732 4.302 5.140 Thg ngh 923 1.136 1.222 1.377 1.654 Vận tải 350 527 637 907 1.057 Tài chính tín dụng 157 168 234 291 351 Y tế 70 96 107 164 199 Văn hoá 29 42 49 60 76 Thuế XNK,HH,DV 261 332 372 198 192
Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2005
Và như trên đã phân tích, cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội của ngành dịch vụ trong tổng sản phẩm chung dần đạt con số ổn định, theo mức 43,23% (cả nước phấn đấu đến năm 2010 đạt cơ cấu: Nông nghiệp khoảng 15-16%, công nghiệp và xây dựng 43-44%, dịch vụ 40-41%) - theo các chỉ tiêu định
hướng về phát triển kinh tế xã hội chủ yếu mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần
Thứ ba: Du lịch thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi
bộ mặt đô thị nhanh chóng.
Du lịch không chỉ có những đóng góp tích cực cho việc làm tăng giá trị GDP trên địa bàn thành phố mà thông qua đó, nó còn góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá thông qua thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, xây dựng nếp sống mới trong từng khu dân cư... và đặc biệt là thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương.
Không phải ngẫu nhiên mà thành phố Đà Nẵng chủ trương phải đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp, từ một cơ cấu mang tính truyền thống là Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Đó là kết quả của một quá trình vận động và nghiên cứu để tìm ra bước đi cho phát triển kinh tế thành phố một cách bền vững, căn cứ từ lợi thế so sánh của Đà Nẵng với các vùng miền trong khu vực và vai trò vị trí của thành phố với ý nghĩa là điểm cuối của hành lang kinh tế Đông - Tây thuộc tiểu vùng sông Mê Kông, ra biển. Mặt khác, đó cũng chính nhờ kết quả hoạt động và tiềm năng của các ngành kinh tế dịch vụ, trong đó dịch vụ du lịch đóng góp phần quan trọng, mang ý nghĩa như một đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển đồng bộ toàn diện của các ngành, các lĩnh vực trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội.
Thứ tư: Du lịch phát triển đã đóng góp vai trò tích cực trong việc tạo
công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Trong những năm qua, lực lượng lao động được thu hút vào ngành dịch vụ du lịch là rất lớn nhờ khả năng đa dạng hoá các loại hình lao động phục vụ của ngành và do đặc thù là một ngành cần rất nhiều lao động, cả trực tiếp và gián tiếp. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với một đơn vị hành chính còn có rất nhiều sức ép về lao động và việc làm như thành phố Đà Nẵng.
Theo thống kê về dân số và lao động trên địa bàn thành phố trong những năm qua, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005, cùng với
tốc độ đô thị hóa nhanh chóng của Đà Nẵng, một bộ phận dân cư chuyên sống bằng nghề chài lưới đánh bắt ven sông và làm nông nghiệp ở ngoại vi thành phố đã phải thay đổi nơi ăn chốn ở cùng nghề nghiệp lam lũ trước để bước vào đời sống thị dân. Xét cả về góc độ tự phát hay tự giác thì đây cũng là một quá trình chuyển đổi nghề nghiệp hết sức gian nan và chính đó tạo ra sức ép về lao động và việc làm cho nhà quản lý đô thị phải suy tính một cách thận trọng nhằm tránh những trở ngại trong quá trình phát triển chung của xã hội.
Chúng ta có thể hiểu thêm điều đó qua số chi tiết về dân số và mật độ dân số của Đà Nẵng, số người trong độ tuổi lao động và trình độ dân số ở niên giám thống kê Đà Nẵng 2005 được xuất bản năm 2006, như sau:
Bảng 2.10: Dân số lao động xã hội
Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu 2000 2002 2003 2004 2005 Dân số 31/12 722.626 747.607 757.270 771.828 790.191 Nguồn LD 413.900 432.600 438.962 451.663 487.096 Llg LD 330.827 348.997 355.820 370.978 386.487 Có vlàm 311.143 330.675 337.424 351.836 367.761 Tỉ lệ thất nghiệp (%) 5,95 5,25 5,17 5,16 5,05 LDtheo trình độ 330.827 348.997 355.820 370.978 386.478 CNKT 36.000 60.000 66.667 79.760 97.000 Trung học 16.000 20.000 23.333 26.154 29.027 CD,ĐH 29.700 40.000 42.667 41.179 56.048 Khác 250.127 228.997 223.153 223.885 204.412
Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2005.
Với con số thống kê trên, chúng ta thấy rằng nguồn lao động tại Đà Nẵng là khá dồi dào, trong đó lao động có trình độ từ công nhân kỹ thuật đến trung cấp, cao đẳng và đại học chiếm tỉ lệ xấp xỉ 37%. Điều đó thể hiện một tiềm năng về lao động có trình độ cao ở Đà Nẵng. Tuy nhiên tỉ lệ lao động không có việc làm còn nhiều, trong đó đáng chú ý là lực lượng lao động trong
độ tuổi không có việc làm. Đây là một sức ép lớn về mặt xã hội mà chỉ có loại hình thu hút lao động cao như ngành dịch vụ nói chung trong đó có dịch vụ du lịch, mới có thể góp phần giải quyết được.
Thực tế trong những năm qua, cùng với các ngành dịch vụ khác trên toàn thành phố, ngành du lịch đã thu hút một lực lượng đông đảo lao động vào hoạt động trong ngành. Trước hết, như đã phân tích ở trên, đặc thù về lao động của ngành là khá đa dạng và cũng hết sức linh hoạt, nó cho phép công tác đào tạo tuyển dụng lao động tiến hành một cách thường xuyên và rộng rãi khi hoạt động dịch vụ phục vụ chuẩn bị diễn ra, đồng thời trong quá trình sử dụng vẫn có thể đào thải, chuyển đổi và lại tiếp tục đào tạo tuyển dụng mới cho phù hợp. Thứ hai, nhờ sự phát triển của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua khá mạnh mẽ với tốc độ cao. Do đó, đã thu hút đông đảo lực lượng lao động nhàn rỗi chưa có việc làm của thành phố vào phục vụ dịch vụ.
Chúng ta sẽ thấy điều này được thể hiện rất rõ ở bề mặt hoạt động sầm uất của hàng trăm khách sạn, nhà hàng mọc lên trên thành phố cùng với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng của Đà Nẵng (xem bảng 2.11)
Bảng 2.11: Số lao động phục vụ trong ngành dịch vụ Du lịch Chỉ tiêu 2000 2002 2003 2004 2005 Số hộ KDTM-DL (hộ) 12.220 14.113 15.120 16.872 17.478 Trg đó KS,NHàng 3.967 5.575 5.768 5.793 6.491 Số LĐtrongngành TM-DV 13.787 ng 18.018 19.838 19.249 22.875 Trg đó KS,NH 5.955 ng 9.007 9.451 8.633 12.138 Tỉ lệ (%) 43 49 47 44 53
Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2005
Bảng 2.11 trên cho thấy: những năm vừa qua số lượng các khách sạn nhà hàng tăng lên nhanh chóng, chỉ trong giai đoạn từ 2001 đến 2005 đã tăng
gần gấp 1,63 lần, từ 3967 cơ sở lên 6491 cơ sở, chiếm tới 37% trong tổng số các cơ sở kinh doanh ngành thương mại dịch vụ nói chung trong toàn thành phố.
Nhưng đáng kể hơn là mức độ thu hút lao động của khối kinh doanh đặc biệt này. Biểu thống kê trên chứng minh cho đánh giá về khả năng giải quyết bức xúc xã hội trong vấn đề tạo công ăn việc làm cho người lao động, của ngành dịch vụ, một khi nó được tổ chức và quản lý tốt. Mức độ đó thể hiện ở con số hơn 12.000 lao động mà ngành thu hút vào các cơ sở kinh doanh; bình quân một cơ sở có thể giải quyết được 187 lao động /năm (2005). Đó là con số rất có ý nghĩa về mặt lao động - xã hội.
Tốc độ tăng của số lao động được vào làm việc tại các cơ sở kinh doanh từ 2001 đến 2005 đạt con số trên 2 lần (từ 5.955 người lên 12.138 người) cũng cho thấy tính chất đa dạng về nghiệp vụ và sự linh hoạt trong tuyển dụng lao động của ngành, tạo cho người lao động và nhà tuyển dụng lao động có sự chọn lựa và luân chuyển khi cần thiết. Điều này có được là nhờ vào tính chất thời vụ, tính chất đa ngành và tính chất xã hội hoá cao của ngành du lịch, nó cho phép các chủ khách sạn, nhà hàng vận dụng trong quá trình quản lý và vận hành bộ máy các cơ sở kinh doanh dịch vụ của mình.
Có thể so sánh ý nghĩa này ở một góc độ khác, đó là so với các ngành dịch vụ như vận chuyển, bưu điện, y tế... trên địa bàn, chúng ta càng thấy rõ xu hướng chuyển dịch lao động xã hội vào phục vụ ngành dịch vụ du lịch hay nói cách khác: đó là sức hút về nhân lực của ngành (bảng 2.12).
Bảng 2.12: So sánh lao động phục vụ trong ngành du lịch với
các ngành dịch vụ khác Đơn vị tính: người 2000 2002 2003 2004 2005 DV vận tải 10.398 10.716 11.209 15.214 15.412 DV Bđiện 1.520 1.630 1.530 1.549 DV ytế 2.683 3.115 3.664 3.750 3.843 DV Du lịch 8.833 12.029 14.313 12.832 19.482 DL/Các DV 67% 78% 88% 66% 93,6%
Theo biểu trên, dịch vụ vận tải mà chúng ta nghiên cứu bao gồm cả vận tải hàng hoá, vận tải hành khách, bốc xếp và dịch vụ vận tải (các hãng taxi vận chuyển đường biển, đường sông, đường sắt).
Làm phép so sánh với sự tăng trưởng nhanh chóng của lao động tham gia trong ngành dịch vụ du lịch ta thấy rằng: so với toàn bộ lao động đang tham gia trong các ngành dịch vụ tại Đà Nẵng, thì lao động tham gia trong ngành dịch vụ du lịch chiếm tới 93.6% trên tổng số lao động của cả ba ngành vận tải, bưu điện và y tế cộng lại. Và chỉ tính riêng trong giai đoạn từ 2001 đến 2005, tỉ trọng ấy đã tăng từ 67% lên đến 93,6% (từ 8.333/13.081 lao động năm 2001 đến 19.482/20.804 lao động năm 2005).
Sở dĩ chúng ta dừng lại phân tích sâu ở khả năng giải quyết lao động của ngành dịch vụ du lịch là nhằm nêu bật ý nghĩa chính trị - xã hội của việc thu hút lao động của ngành. Ngoài ra, điều đó còn giúp chúng ta có thêm nhận định về một xu thế phát triển hợp lý của sản xuất xã hội nói chung: đó là trong một thực thể kinh tế như kinh tế ở thành phố Đà Nẵng, lực lượng sản xuất ra của cải vật chất mà cụ thể là dịch vụ du lịch (so với số các ngành gián tiếp khác) càng lớn thì cái gốc của sự phát triển càng vững bền. Chúng ta không phủ nhận sự đóng góp lớn lao của các ngành dịch vụ khác vào GDP của thành phố, nhưng rõ ràng với những lợi thế so sánh và tiềm năng của ngành du lịch tại Đà Nẵng cho phép khẳng định điều này. Và trên thực tế chỉ đạo hoạt động kinh tế hướng tới sự phát triển với tốc độ cao trong những năm đến, lãnh đạo địa phương đã có nhận thức rõ và thể hiện quyết tâm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới: Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp, từ nay đến năm 2010.