Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn Dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng (Trang 32 - 35)

Đà Nẵng toạ lạc trên kinh tuyến 108”, vĩ tuyến 16-17”30, trên bờ biển miền Trung Việt Nam. Phía Bắc giáp Thừa Thiên - Huế mà đèo Hải Vân là nơi phân chia ranh giới. Từ đèo Hải Vân tiến vào Nam ven theo bờ vịnh về hướng đông bắc, Đà Nẵng hình thành và mở rộng bên bờ vịnh và con sông Hàn chạy suốt đến sông Cổ Cò (nay đã bị bồi lấp), là một vùng đất nằm ven sông và bờ biển nên trước đây 2/3 diện tích đất là cát.

Phía Đông Bắc, ngay bờ biển là ngọn núi Sơn Trà, độ cao khoảng 700m, rộng gần 4.600m2. Núi Sơn Trà được nối với đất liền tại chân núi phía Tây bằng một bãi cát trắng dài tạo thành bán đảo Tiên Sa, dân địa phương quen gọi là bãi cát Sơn Trà.

Đà Nẵng được coi là hải cảng quan trong nhờ vào con vịnh. Bởi chính Vịnh Đà Nẵng đã tạo nên vóc dáng giao lưu về hàng hải của cả miền Trung Việt Nam. Vịnh Đà Nẵng khá rộng, sâu và kín gió, rất thuận tiện cho tàu bè ra vào tránh gió bão khi ngang qua miền Trung. Phần Cực Bắc của Đà Nẵng là chân đèo Hải Vân.

Nằm về hướng Bắc và Đông bắc của Đà Nẵng là Trà Sơn cùng với Hải Vân và các núi Thông Sơn (Hòn Hành), hòn Mỏ Diều, núi Cổ Ngựa và đảo Ngự Hải tạo thành vùng hải cảng quan trọng, đầu mối giao thương nhộn nhịp và phát triển vững bền của kinh tế Đà Nẵng.

Sông ngòi của Đà Nẵng xuất phát từ con sông Thu Bồn của Quảng Nam, khi chảy đến huyện Điện Bàn thì chia ra hai nhánh, một nhánh chảy ra cửa Đại Chiêm ở Hội An, một nhánh chảy về sông Vĩnh Điện rồi ngược dòng về hướng Bắc đổ về sông Cẩm Lệ. Sông Cẩm Lệ lại chia thành hai nhánh là sông Hàn và sông Cổ Cò đổ ra cửa biển Đà Nẵng.

Trong cuốn “Đại Nam nhất thống chí" của quốc sử quán triều Nguyễn đã mô tả Đà Nẵng như sau: Ở phía Bắc huyện Hoà Vang, có tên là

Vũng Đà Nẵng, phía Tây có núi Sơn Trà, phía Bắc có ải Hải Vân, phía Tây là Tấn Cu Đê, chu vi dài rộng ước 29 dặm, phía Đông Nam là vũng Sơn Trà, là vũng biển lớn, nước sâu lại rộng, ngoài có các núi ngăn che, không có ba đào dữ dội nên những ghe tàu qua lại gặp gió lớn hay đậu nghỉ ở nơi đây [1, tr.47].

Chính nhờ có vị trí dư thuận lợi như thế nên Đà Nẵng trở thành một địa điểm hấp dẫn đối với khách tham quan du lịch khiến cho ngành du lịch có điều kiện phát triển.

Về khí hậu: Từ Hải Vân trở vào Nam là phạm vi của đới rừng á xích đạo Đà Nẵng không có mùa khô rõ rệt do tác dụng của bức chắn là khối núi Bắc Kontum, nên tuy trong mùa gió đông bắc nhưng lượng mưa vẫn còn đáng kể. Đà Nẵng cũng không có mùa Đông vì nhiệt độ trung bình các tháng đều trên 200C. Trong 04 tháng đầu năm khí trời dịu mát và khô ráo. Từ tháng tư đến tháng chín nắng nóng nhưng đặc biệt mùa nắng lại không phải là mùa mưa vì có dải Trường Sơn chắn gió mùa Tây Nam từ Vịnh Bengale thổi tới. Mưa lạnh bắt đầu từ tháng 10 và kéo dài rả rích, sau đó giảm dần về cuối năm, kết thúc vào tháng Giêng.

Bảng 2.1: Tổng lượng mưa các tháng trong các năm (2001-2005) Đơn vị tính: mm Năm/tháng 2001 2002 2003 2004 2005 Cả năm 2750,8 2865,3 1747,5 1375,1 1870,9 Tháng 1 44,5 32,7 22,0 87,9 36,0 Tháng 2 40,7 30,6 20,2 6,9 5,8 Tháng 3 92,5 37,0 37,6 9,5 36,4 Tháng 4 - 133,0 17,8 12,8 12,0 Tháng 5 272,8 385,0 110,3 43,7 20,2 Tháng 6 208,1 104,3 95,7 154,3 22,0 Tháng 7 36,1 30,2 12,7 244,1 136,3 Tháng 8 512,1 375,8 85,7 69,1 209,8 Tháng 9 107,9 526,9 478,0 128,6 236,0 Tháng 10 728,4 527,4 412,6 266,1 510,1 Tháng 11 307,3 470,2 295,2 258,1 432,2 Tháng 12 400,4 212,2 159,7 94,0 214,1

Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2005

Bờ biển Đà Nẵng vốn khúc khuỷu nhưng đã được san bằng qua phương thức cồn cát - đầm phá, các mỏm núi nhô ra biển được nối liền bởi các dải cồn. Biển sâu, hải lưu chảy nhanh hơn, bùn sét do hệ sông Vu Gia - Thu Bồn mang ra đã ít lại bị cuốn đi xa nên ven biển toàn cát trắng xám. Cũng nhờ vậy mà có nhiều bãi tắm đẹp như Tiên Sa, Non Nước, Mỹ Khê.

Danh xưng Đà Nẵng xưa không phải là tiếng Việt thuần tuý, mà bắt nguồn từ ngôn ngữ Chăm (Champa hay Chiêm Thành). Có nghĩa Đà là sông, Nẵng là lớn. Đà Nẵng có nghĩa là Sông Lớn. Sông Lớn đây hẳn là con sông Hàn. Người Việt xưa gọi là Cửa Hàn, người Pháp gọi là Tourane. Còn Lam Giang trong cuốn Trần Quý Cáp và Tư trào dân quyền đầu thế kỷ 20, cũng cắt

nghĩa như trên, nhưng có đề cập thêm là nguyên tiếng Chàm có tên là: Hang Đanak- nghĩa là bờ biển buôn bán. Từ ngữ “ Đanak” có nghĩa là sông lớn, tức

sông Hàn. Điều đó càng làm cho Đà Nẵng trở thành nơi hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Luận văn Dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng (Trang 32 - 35)