Tiếp tục hoàn thiện Quy hoạch đầu tư phát triển du lịch theo hướng đồng bộ, hiện đại và bền vững:

Một phần của tài liệu Luận văn Dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng (Trang 80 - 85)

. Về tốc độ tăng trưởng: Cùng với xu thế phát triển chung của du lịch

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện Quy hoạch đầu tư phát triển du lịch theo hướng đồng bộ, hiện đại và bền vững:

hướng đồng bộ, hiện đại và bền vững:

Đây là công tác mang tính chỉ đạo vĩ mô của những người làm công tác quản lý ngành kinh doanh du lịch. Thực tế nhiều năm qua, Đà Nẵng chưa thực sự nhận thức đầy đủ về công tác này mặc dù theo báo cáo thì công tác quy hoạch và triển khai các dự án đầu tư du lịch đã có những khởi sắc bước đầu. Hiện nay các dự án du lịch tập trung quá nhiều ở ven biển nhưng chỉ đơn cử ở một khía cạnh về bảo đảm an toàn kinh doanh mùa mưa bão cho các dự án nếu được triển khai thực hiện, chúng ta sẽ vấp ngay một trở ngại lớn: đó là thiếu hẳn quy hoạch một vệt che phủ bảo vệ bằng dương liễu cách bờ biển từ mép nước lên tối thiểu 500 đến 1000m. Các bờ biển của Đà Nẵng sau khi được chỉnh trang thì gần như toàn bộ rừng dương bị tàn phá trụi, chỉ trơ ra bãi cát trắng, nhất là vệt du lịch Sơn Trà-Điện Ngọc hay Thuận Phước -Liên Chiểu lên đến phía Nam chân đèo Hải Vân. Đây có thể là một sai lầm mà nhiều năm sau mới có thể khắc phục nổi và chính điều đó khiến các nhà đầu tư hết sức lo ngại cho việc đầu tư các cơ sở vật chất để kinh doanh ở khu vực này. Sự tác động nghịch của quá trình đô thị hoá mà trong đó có phần trách nhiệm của những người tham gia làm quy hoạch du lịch tại Đà Nẵng, đã để lại một trở ngại lớn khi làm mất đi vành đai cây xanh bảo vệ cho chính sự an toàn trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch ở xứ sở của mưa bão thường niên. Do vậy, cần nghiêm túc và khẩn trương điều chỉnh bổ sung cho quy

hoạch đất và các khu điểm lập dự án phát triển du lịch ở Đà Nẵng, để trả lại cho du lịch biển Đà Nẵng những tiềm năng vốn có của nó, đồng thời giúp những nhà đầu tư yên tâm đến với những dự án phát triển dịch vụ du lịch mang tính khả thi hơn.

Ở góc nhìn khác cũng từ vấn đề xem xét lại quy hoạch, công tác lập kế hoạch đã khó, việc bảo vệ quy hoạch đã được duyệt đó càng đòi hỏi nhiều năng lực và bản lĩnh của người làm công tác này. Không nên vì mối lợi trước mắt mà sẵn sàng “xẻ thịt” phần đất đã được quy hoạch cho dự án, vừa làm phá vỡ không gian quy hoạch chung, vừa để lại hậu quả khó lường cho chính việc triển khai các dự án thành phần trong tương lai. Đây là tồn tại không chỉ riêng có ở thành phố Đà Nẵng mà các tỉnh thành trong cả nước đều đã và đang diễn ra. Tuy nhiên, đối với một đơn vị hành chính có diện tích đất không rộng, chỉ với trên 1.256,5 km2, trong đó đất cho 06 quận nội thành gồm Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ chỉ có 244,1 km2, còn lại là hai huyện ngoại thành Hoà Vang và huyện đảo Hoàng Sa: 1.012,4 km2. Tính theo cơ cấu thì đất phục vụ dân cư nội thị chỉ chiếm chưa đến 20 % trên tổng số đất tự nhiên, đất cho nông nghiệp chiếm 56,29% và đất đảo và bán đảo là 24,27%. Trong điều kiện như vậy, để triển khai công tác quy hoạch đất giành cho phát triển ngành dịch vụ là rất cần thiết bởi yêu cầu của sự tăng trưởng dịch vụ du lịch gắn bó mật thiết với thị trường dân cư đô thị, nếu phá vỡ quy hoạch theo tư duy “phân lô” như hiện tại, thì đứng về về góc độ phát triển, điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đã tự kìm hãm sự phát triển của chính ngành du lịch. Nhiều nhà kinh tế học đã cảnh báo điều này trước đây nhiều thập kỷ, và những cảnh báo đó dã phần nào trở thành hiện thực khi bắt tay vào triển khai một số dự án theo quy hoạch, nhưng có lẽ do nhiều bức xúc phải giải quyết mang tính cấp thiết trước mắt mà thành phố Đà Nẵng vẫn tiếp tục cấp phép những công trình nhỏ lẻ, manh mún ngay tại các khu đã quy hoạch là vệt du lịch ven biển. Do vậy, trách nhiệm của ngành du lịch cần phải được chứng minh từ ngay chính việc làm cần thiết trước mắt là

phải bảo vệ các vùng đã được quy hoạch thuộc vùng đất độc quyền giành cho phát triển du lịch biển. Nếu xác định kinh tế du lịch là mũi nhọn trong cơ cấu các ngành kinh tế của thành phố thì việc giành cho ngành 1.893 ha đất trên 13 quy hoạch cho du lịch không phải là nhiều, bởi chúng ta cũng hiểu rằng trong đó trên 60% đất phải dành cho cơ sở hạ tầng, đường giao thông, cây xanh... và tính chất hiện thời của đất thuộc quy hoạch. Nếu tính trên tổng quỹ đất của thành phố thì nó chỉ mới chiếm khoảng chưa đến 8% và đây là con số rất nhỏ bé.

Đến đây xin nhấn mạnh tính chất hiện thời của đất cũng đang trở thành yếu tố quan trọng, thậm chí quyết định đối với một dự án du lịch được triển khai. Bởi có một nghịch lý hiện tồn tại là tuy đã có quy hoạch đất cho phát triển dự án du lịch đã được công bố, nhưng thực tế trên đất đó các xí nghiệp công nghiệp như Công ty Cao su Đà Nẵng, Công ty Dược phẩm Trung ương 5... đang hoạt động, hoặc các khu dân cư đang sinh sống... mà chưa giải toả được. Điều này đã và đang thực sự cản trở việc triển khai các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn.

Một điều kiện nữa cũng mang tính đặc thù của ngành du lịch là các cơ sở kinh doanh du lịch dịch vụ phải đạt được những yêu cầu tối thiểu về diện tích cây xanh, cảnh quan, sân bãi đậu đỗ xe..., mới đảm bảo hệ số tiêu chuẩn sao hạng mà cơ sở đó có thể được công nhận,sau khi đã được đầu tư xây dựng. Phần lớn các khách sạn ở Đà Nẵng hiện nay, mặc dù có trên 30 có sở được công nhận là đạt từ 1 sao trở lên, nhưng trên thực tế chỉ có hai dịch vụ chủ yếu là lưu trú và ăn uống thuần tuý. Ngoài ra, không thể phát triển được các loại hình dịch vụ khác, chưa nói đến không có nơi đậu đỗ xe rất bất tiện cho khách. Nếu có cố gắng cũng chỉ có thể nâng cấp buồng phòng cho khách về những tiện nghi sinh hoạt tối thiểu, không thể cải thiện hơn được. Nói vậy để chúng ta thấy thêm tầm quan trọng của việc giữ gìn quỹ đất vốn đã rất eo hẹp của thành phố dành cho ngành du lịch hiện nay là rất cần thiết. Đó là một trong những yếu tố quan trọng giúp Đà Nẵng có thể kêu gọi được các nhà đầu

tư thực sự vào đầu tư các cơ sở cho ngành mà không để cho họ phải lo ngại về triển vọng thu hồi vốn trong tương lai. Đồng thời, đó cũng chính là điều giúp cho ngành du lịch Đà Nẵng sẽ có được các sản phẩm dịch vụ du lịch mới, các khu điểm du lịch có đẳng cấp và mang tầm khu vực, đủ sức đón tiếp các đoàn khách lớn mà không buộc phải chuyển khách cho các tỉnh bạn, như hiện nay.

Việc xác định tiềm năng lợi thế của du lịch Đà Nẵng cũng cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc để có hoạch định chiến lược đúng cho hoạt động của ngành. Trong nền kinh tế thị trường, việc đánh giá đúng về mình, về tiềm năng lợi thế cũng như những trở ngại khó khăn của chính mình và kể cả của các đối thủ cạnh tranh giúp cho nhà hoạch định chiến lược có cái nhìn chuẩn mực để từ đó đưa ra thị trường sản phẩm mà khách hàng thật sự cần mà ta có thể cung ứng được. Đây là việc làm hết sức có ý nghĩa và vô cùng quan trọng mà bao năm qua do chịu ảnh hưởng quá sâu của kinh tế bao cấp chỉ huy, không nhìn thấy được. Đã nhiều năm nay, du lịch Đà Nẵng luôn có cái nhìn khá lạc quan về lợi thế so sánh về cảng, biển, núi, sân bay quốc tế...của thành phố so với các tỉnh trong khu vực miền Trung -Tây nguyên và thậm chí trong cả nước. Điều này đúng ở khía cạnh nếu tồn tại trong một nền kinh tế không vận động hoặc trong sự vận động chậm chạp và kém năng động của khu vực và cả nước. Tuy nhiên trong những năm qua, đặc biệt là trong giai đoạn 2001-2005, nền kinh tế đất nước có sự chuyển mình mạnh mẽ, trong đó không chỉ riêng Đà Nẵng mà tất cả các vùng miền trong cả nước, đặc biệt là khu vực du lịch miền Trung - Tây nguyên đã có những bước tiến dài, cả về số lượng và chất lượng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Chỉ riêng Hội An và Huế là hai địa bàn hoạt động liền kề Đà Nẵng, trong những năm qua đã mọc lên hàng trăm cơ sở kinh doanh du lịch với đẳng cấp cao, trong cự ly bán kính chưa đầy 40 km, và với trình độ kết cấu hạ tầng như hiện nay, tuyến đường Non Nước - Hội An và hầm đèo Hải Vân đã hoàn chỉnh thì việc ghé qua một vài điểm du lịch tại Đà Nẵng để tối về nghỉ lại Lăng Cô (Huế) hay Hội An

(Quảng Nam) là điều đương nhiên du khách lựa chọn, bởi sự tiện nghi của cơ sở lưu trú ở các nơi đó và hơn thế nữa biển ở Lăng Cô hay Cửa Đại cũng không kém phần thơ mộng so với Mỹ Khê của Đà Nẵng. Như vậy, liệu du lịch Đà Nẵng có còn lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên so với các tỉnh bạn như vẫn thường đánh giá trong các quy hoạch không? Đây là vấn đề cần xem xét lại. Hiện nay Đà Nẵng mới chỉ là “Điểm đến” cho du khách, mà mục tiêu của ngành phải hướng tới là biến Đà Nẵng thành “Điểm dừng”, khi đó mới thực sự coi du lịch Đà Nẵng là ngành mũi nhọn và trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực và của cả nước. Cần phải tiến hành một cuộc thăm dò khảo sát thị trường khu vực hoặc sự đánh giá khách quan của những chuyên gia kinh tế du lịch thực thụ trước khi đi vào triển khai chương trình hành động về phát triển du lịch. Đây là công việc mất nhiều thời gian, nhưng sẽ giúp hiểu rõ nhu cầu thị trường khu vực và quốc tế đối với du lịch Đà Nẵng. Đà Nẵng nằm ở tâm của điểm đến các Di sản văn hoá thế giới tại khu vực miền Trung, nhưng chưa gây được ấn tượng trong mắt du khách, vậy có thể biến đây thành nơi cung ứng các dịch vụ văn hoá giải trí và lưu trú sang trọng với các sự kiện du lịch được tổ chức thường xuyên nhằm tạo không gian cho du khách giao lưu với nhau và với các tầng lớp cư dân khác nhau trong thành phố, tiêu tiền bằng nhiều hình thức như: mua sắm, giải trí, ẩm thực...

Trên cơ sở công tác phân tích, đánh giá tiềm năng du lịch một cách khách quan và khoa học, cần kết hợp chặt chẽ việc dự báo các chỉ tiêu kinh tế, trong đó xác định việc dịch vụ du lịch ở Đà Nẵng phải hướng tới thị trường khách nào, có ý nghĩa hết sức quan trọng. Điều đó đặt ra nhu cầu tổ chức không gian du lịch và kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp và liên quan tới nó là việc đánh giá các tác động của môi trường, đề ra các biện pháp cần thiết để bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch...

Xung quanh công tác quy hoạch để hướng tới một chiến lược tăng tốc cho phát triển du lịch, cho thấy rằng không chỉ dừng ở những chỉ đạo chung mang tầm vĩ mô mà ta cần nghiên cứu nhu cầu thị trường một cách khách quan, đánh giá đúng điểm dừng và sự tụt hậu của Đà Nẵng trong những năm qua, đề tìm ra hướng đi đúng cho ngành, có như vậy du lịch Đà Nẵng mới vượt qua được những khó khăn trước mắt và vươn lên thực hiện nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu Luận văn Dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w