. Về tốc độ tăng trưởng: Cùng với xu thế phát triển chung của du lịch
3.1.1. Phấn đấu thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ
Chính trị và Nghị quyết Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ 19 và Đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung- Tây nguyên do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (QĐ số 194/2005/QĐ-TTg) ngày 04 tháng 08 năm 2005, Quyết định về việc phát triển dịch vụ du lịch trên địa bàn:
Căn cứ cơ sở lý luận và xuất phát từ tiềm năng lợi thế, đối chiếu với thực tiễn hoạt động của Đà Nẵng trong giai đoạn 2001đến 2005, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong đó nêu rõ mục tiêu đến năm 2020:
Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ, là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế, trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính ngân hàng, một trong những trung tâm văn hoá - thể thao, giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ của miền Trung, là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước [3].
Ngày 04-08-2005, Thủ Tướng Chính phủ cũng ra Quyết định số 194/2005/QĐ-TTg, phê duyệt đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây nguyên, trong đó nhấn mạnh:
“Phấn đấu từ năm 2010 trở đi, du lịch giữ vai trò là một trong những ngành kinh tế chủ lực của các tỉnh miền Trung - Tây nguyên và là động lực để phát triển du lịch cả nước”.
Từ những chỉ đạo mang tính chiến lược của lãnh đạo Đảng và Nhà nước về phương hướng mục tiêu phát triển, tại Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ 19 (2005) đã thông qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt nhấn mạnh đến việc “Tập trung phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh, xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ lớn của cả nước”.Với mục tiêu cụ thể: đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Năm 2010 đón 2 triệu du khách, trong đó có 800.000 lượt khách quốc tế và 1,2 triệu khách nội địa, tốc độ tăng bình quân 15-17%/năm. Cơ sở vật chất đồng bộ với hơn 10.000 phòng. Tổng doanh thu 1.500 tỷ đồng, tốc độ tăng doanh thu bình quân 13-14%/năm [6].
Có thể nhận thấy rằng trong thời gian từ 2006 đến 2010, hoạt động của ngành du lịch nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo từ chỉ đạo đường lối chiến lược phát triển đến chỉ ra muc tiêu cụ thể cho ngành để có những bước đi phù hợp. Điều đó xét về quan điểm phát triển là hoàn toàn phù hợp với tiềm năng và lợi thế mà thiên nhiên đã ưu đãi cho Đà Nẵng; đồng thời đó cũng là xu thế phát triển chung của cả khu vực miền Trung -Tây nguyên, mà trong đó Đà Nẵng được xác định là nơi giữ vị trí trung tâm chiến lược. Đó cũng là một bước tiến lớn về mặt nhận thức xã hội đối với loại hình dịch vụ du lịch bởi chính hiệu quả tổng hợp mà ngành mang lại, một khi được quản lý và khai thác tốt. Trước đây không phải ai cũng nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của ngành “công nghiệp không khói” này và hiện nay mặc dù nó vẫn chưa phát triển theo đúng với tầm chiến lược trong cơ cấu kinh tế chung. Tuy nhiên, sự thành công và nguồn siêu lợi nhuận do ngành mang lại cho một số quốc gia trên thế giới, cụ thể như Thái Lan hay Trung Quốc, đã khiến cho
các nhà hoạch định chiến lược kinh tế nước ta phải có sự nghiên cứu và chuyển đổi về tư duy. Du lịch Đà Nẵng được đặt trong tầm chiến lược phát triển kinh tế của cả nước, theo đó “Cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: nông nghiệp 15- 16%, công nghiệp và xây dựng 43-44%, dịch vụ 40-41%” [15, tr.188].
Về mục tiêu chiến lược đã được cụ thể hoá thành mục tiêu của ngành thông qua các chỉ tiêu kinh tế và tốc độ tăng trưởng, càng thấy rõ quyết tâm của toàn Đảng bộ thành phố trong việc tăng cường đầu tư cho du lịch từ cơ sở vật chất đến bộ máy, nhân sự, nâng cao nguồn thu từ dịch vụ du lịch nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp trên địa bàn do chính tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, đồng thời tạo động lực phát triển các ngành kinh tế khác trên địa bàn thành phố. Thực hiện được mục tiêu trên cũng chính là điều kiện để ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố và hoàn thành được nhiệm vụ chính trị mà Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng đã giao trong nhiệm kỳ Đại hội lần thứ 19 (2005-2010). Trong đó xác định rõ: “Đầu tư phát triển du lịch với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, tạo nền tảng để phát triển mạnh các ngành dịch vụ sau năm 2010”.