. Về tốc độ tăng trưởng: Cùng với xu thế phát triển chung của du lịch
2.2.2.4. Công tác xúc tiến du lịch
Trước hết về mặt nhận thức: Việc tuyên truyền quảng bá cho du lịch là công tác rất quan trọng không chỉ mang tính nghiệp vụ đơn thuần bó hẹp trong ngành du lịch mà nó còn là nhiệm vụ mang tính đa ngành và cần được
xã hội hoá cao. Trong thời gian qua, Đà Nẵng chưa có những động thái tích cực tranh thủ huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn ngành và các ngành các cấp trong toàn thành phố cho công tác này, mặc dù có không ít các đoàn khách đến tham quan, tổ chức các hội nghị, hội thảo tại thành phố hoặc có nhiều đoàn từ thành phố Đà Nẵng ra các nước tham quan, học tập và nghiên cứu. Ngoài ra, việc xây dựng cơ chế chính sách và phối hợp liên ngành cũng chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ và ít mang tính pháp lý nên chưa tạo được hiệu quả trong việc thu hút du khách đến với Đà Nẵng.
Về chiến lược xúc tiến quảng bá tiếp thị hình ảnh du lịch Đà Nẵng cũng chưa được sự quan tâm xây dựng nên tuy là trung điểm của các di sản văn hoá thể giới đậm đặc trong khu vực, nhưng hầu như du khách ít dành sự quan tâm cho Đà Nẵng mà tập trung chính vẫn là hai điểm Hội An và Huế. Trong điều kiện hoạt động dưới sự điều tiết mang tính quy luật của kinh tế thị trường nhưng không đủ sức tiếp cận thị trường,đặc biệt là thị trường khách du lịch quốc tế, thì việc nắm bắt và tạo dựng các cơ hội để tiếp cận thị trường như Đà Nẵng hiện nay là rất cần thiết. Và đúng như đánh giá của lãnh đạo thành phố trong Báo cáo tình hình triển khai thực hiện chương trình phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001 - 2005 (ngày 24 tháng 06 năm 2006): “Công tác xúc tiến du lịch chưa tác động trực tiếp và có hiệu quả đến thị trường du lịch quốc tế và nội địa. Việc tổ chức các sự kiện du lịch, lễ hội còn thiếu chuyên nghiệp, chưa thực sự gây ấn tượng và thu hút khách”.