. Về tốc độ tăng trưởng: Cùng với xu thế phát triển chung của du lịch
2.2.2.1. Về thực hiện mục tiêu và tốc độ tăng trưởng
Một số chỉ tiêu kế hoạch đề ra chưa thực hiện được, như tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm phải đạt từ 16-17%/năm, nhưng chỉ đạt được 12,5%. Hoặc chỉ tiêu đón khách đến năm 2005 là 850.000 lượt khách nhưng mới chỉ đón được 710.000 lượt và mức doanh thu đặt ra phải đạt con số 650 tỷ VND năm 2005 cũng mới chỉ đạt 410 tỷ VND.
Trong xu thế khách du lịch đến với nước ta ngày càng đông bởi sự thu hút của thị trường du lịch và sự ổn định về chính trị xã hội của Việt Nam so với khu vực và trên thế giới, chưa kể tới việc phát triển tương đối đồng bộ của hai điểm du lịch là Huế và Hội An (Quảng Nam) hết sức sôi động trong những năm gần đây, với kết quả luôn vượt mức tăng trưởng 22-25%, thậm chí 27%-28% như thành phố Hồ Chí Minh thì việc không đạt mức tăng trưởng ở con số khiêm tốn nêu trên của Đà Nẵng là vấn đề mà các nhà quản lý du lịch trên địa bàn phải nghiêm túc suy nghĩ.
Thông qua một vài chỉ tiêu dưới đây chúng ta có thể thấy được phần nào sự tụt hậu của du lịch Đà Nẵng trong thời gian qua, so với Quảng Nam, Khánh Hoà và thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 2.13: Số khách quốc tế do ngành du lịch, các tỉnh và thành phố đón từ 2001 đến 06 tháng đầu năm 2006 Đơn vị tính: người Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 6thg2006 TCDL 2.330.800 2.628.200 2.429.000 2.900.000 3.430.000 1.846.500 TpHCM 1.226.400 1.433.000 1.302.000 1.580.000 2.000.000 1.200.000 Khánh Hoà 141.650 194.993 183.471 210.150 248.578 133.802 Quảng Nam 508.857 712.529 360.000 TpDN 194.670 214.137 174.453 236.459 240.000 123.079
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam
Chỉ tính riêng lượng khách du lịch quốc tế đến hàng năm, đã có thể thấy rất rõ sự suy giảm của khách đến Đà Nẵng trong những năm qua so với tốc độ khách ngày càng tăng vào thị trường Việt Nam. Đối với các tỉnh phía Nam đèo Hải Vân như Khánh Hoà, Quảng Nam có những đặc thù gần giống với Đà Nẵng, thậm chí lợi thế về du lịch có thể không bằng Đà Nẵng, nhưng những năm qua, đặc biệt là từ năm 2004, 2005 và 6 tháng đầu 2006 đã có chuyển biến tăng vọt về khách quốc tế. Năm 2005, lượng khách du lịch quốc tế do Quảng Nam đón cao gần gấp 3 lần khách đến Đà Nẵng hoặc Khánh Hoà cũng đón được một lượng khách du lịch quốc tế lớn hơn Đà Nẵng gần 10% trong 6 tháng đầu năm 2006.
Nếu so sánh với lượng khách quốc tế vào Việt Nam, thì con số còn đáng phải suy nghĩ rất nhiều đối với ngành du lịch Đà Nẵng, bởi trong nhiều năm, khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng chỉ chiếm con số 7,7 % và đặc biệt thấp là trong 6 tháng đầu năm 2006, khách quốc tế đến Đà Nẵng chỉ chiếm 6% so với khách cả ngành du lịch Việt Nam đón trong kỳ. Xét về triển vọng và cả kỳ vọng của du lịch Việt Nam vào sự phát triển mang ý nghĩa là một “Trung tâm” của miền Trung và của cả nước thì du lịch Đà Nẵng phải vươn lên rất nhiều, bởi chính sự tụt hậu của ngành thông qua những con số mà chúng ta đã thống kê được từ Tổng cục du lịch và từ Sở Du lịch Đà Nẵng.
Nếu làm một phép so sánh giữa hai “Trung tâm” Đà Nẵng của miền Trung và Hải Phòng của miền Bắc, càng thấy rõ một khoảng cách lớn về tốc độ tăng trưởng, doanh số đạt được hàng năm. Với kết quả mà du lịch Hải Phòng thu được trong năm 2004: Doanh thu từ khách du lịch đạt: 1.266,9 tỷ VND. Tổng số khách đón trong năm: 2.099.300 lượt (trong đó có 422.400 lượt khách quốc tế và 1.676.900 lượt khách nội địa). Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt: 17,6%/năm. So với mục tiêu phát triển để sớm đưa du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Đà Nẵng, đến năm 2010: Đón 2 triệu
khách du lịch, trong đó có 800.000 lượt khách quốc tế và 1,2 triệu khách nội địa. Đạt doanh thu 1,5 tỷ VND với tốc độ phát triển bình quân: 1,5 % đến 1,7 % /năm. Chỉ bằng những con số đó đã cho thấy giữa du lịch của hai thành phố tuy có nhiều điểm trùng lặp về địa lý và các điều kiện tự nhiên - xã hội - văn hoá... nhưng khoảng cách tụt hậu trong sự phát triển dịch vụ du lịch, xét về thời gian đã bỏ xa nhau xấp xỉ hàng chục năm.
Trong thực tiễn hiệu quả hoạt động của ngành, con số khách du lịch quốc tế đón được mang ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi nhờ vào nguồn thu nhập chuyên ngành và nguồn thu nhập cho xã hội mà đối tượng khách này mang đến cho vùng miền du lịch. Theo con số ước tính, bình quân một khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng chi tiêu khoảng 40 USD/ngày lưu trú (2005) tương đương 657.000 VND. Đây là con số khiêm tốn nhưng nếu chỉ là con số đó thì cũng theo thống kê của ngành, chúng ta thấy rằng với tỉ lệ khách chỉ chiếm trên 30% so với tổng số khách nội địa và quốc tế mà ngành du lịch Đà Nẵng đón trong năm 2005 thì doanh thu từ đối tượng khách quốc tế đã chiếm trên 40% trên tổng doanh thu toàn ngành. Ngoài ra chưa tính đến các thu nhập xã hội khác, cả vật thể và phi vật thể, mà đối tượng này mang lại, cùng với việc tiết kiệm được các chi phí về tiêu hao năng lượng điện, trang thiết bị chuyên dùng... mà các chủ nhà hàng khách sạn thu được, nhờ thói quen và ý thức tiêu dùng của đối tượng khách này.
Vì vậy, sự sút giảm của đối tượng khách du lịch quốc tế không chỉ là một thiệt thòi lớn về thu nhập mà nó còn biểu hiện sự xuống cấp hạng trong hoạt động kinh doanh, sự tụt hậu trong nhiều khâu, nhiều mắt xích của dây chuyền tạo ra sản phẩm du lịch hoàn chỉnh và quan trọng hơn cả là sự mất đi một thương hiệu trong mắt du khách, đây là một bất lợi lớn của ngành trong hội nhập quốc tế, mà phải mất nhiều năm cố gắng ngành du lịch Đà Nẵng mới có thể lấy lại được.
Nghiên cứu ở một góc độ khác, trong nền kinh tế thị trường hiện đại, sự suy giảm của thị trường này lại chính là cơ hội cho một thị trường liền kề hoặc thị trường có sức cạnh tranh cao hơn. Điều này đúng khi đối chiếu với thực tế của bức tranh du lịch khu vực miền Trung trong thời gian qua. Xuất phát của “Con đường Di sản” miền Trung: Mỹ Sơn -Hội An - Đà Nẵng - Huế -Quảng Bình là ý tưởng của các nhà kinh doanh du lịch Đà Nẵng và ý tưởng đó được phát triển trở thành một “Hành trình Di sản” như ngày nay. Trên hành trình đó, du khách các nước có thể dừng chân ở bất kỳ khu điểm du lịch nào đều nhận được sự tiếp đón tận tình bởi đội ngũ các hướng dẫn viên du lịch thông thạo có tính chuyên nghiệp cao và đương nhiên là không có những rào cản về ranh giới địa bàn hay thủ tục hành chính rườm rà phiền toái cho khách. Vấn đề còn lại chính là ở khả năng lưu giữ một cách đồng bộ của địa bàn nơi khách đến. Với một cự ly về không gian mở nhưng bán kính không quá 200km, du khách có thể tiếp cận với các di sản văn hoá thế giới như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An (Quảng Nam), Cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế, Danh thắng Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình). Rõ ràng nếu nơi nào có cơ sở vật chất tốt, thuận lợi và có các điều kiện để thoả mãn nhu cầu về nhiều mặt trong thời gian có thể tiết kiệm nhất cho du khách, nơi đó sẽ có lợi thế cạnh tranh so với nơi khác. Và cũng từ đó, các luồng du khách tiếp nối sẽ tạo thành một thị trường du lịch tiềm năng cho hoạt động kinh doanh của khu, điểm du lịch mà các đoàn khách đếấuu đã tiếp nhận được thông tin từ
đoàn trước. Có thể nói trong những năm qua, du lịch Đà Nẵng đã để vuột mất cơ hội của mình và các thị trường tuy sơ khai nhưng đầy hấp dẫn khác như Hội an (Quảng Nam) và Huế đã đón bắt. Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy 5 năm, hai điểm du lịch này đã toả sáng và không ngừng vươn lên, đến nay đã có sức thu hút tuyệt đối so với Đà Nẵng, mặc dù có thể hệ thống kết cấu hạ tầng đường xá... chưa đủ điều kiện như Đà Nẵng. Đây chính là hiệu ứng dây chuyền trong sự vận động mang tính đồng bộ hướng đến mục tiêu phát triển du lịch, mà các nhà hoạt động du lịch chuyên nghiệp mong muốn có. Theo thống kê khách đến ở ba miền, do Tổng cục Du lịch Việt Nam cung cấp, chúng ta thấy thị trường khu vực miền Trung vẫn có sức hút với du khách, tuy nhiên trong thị trường chung đó, Đà Nẵng chỉ còn được tiếp nhận một lượng khách quốc tế không đáng kể và đã thực sự phải “chuyển giao khách” một cách tiếc nuối cho hai thị trường là Huế và Quảng Nam.
Phân tích ở góc độ là một bộ phận cấu thành trong tổng thể hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, theo niên giám thống kê 2005, chúng ta thấy rằng trong tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ xã hội, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch, lữ hành cũng chiếm con số hết sức khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 5,8% bình quân trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2005 trên tổng số thu được, cụ thể:
Bảng 2.14: Biểu tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ xã hội
Đơn vị tính: Tỷ VND 2000 2002 2003 2004 2005 Tổng mức 18.531 20.419 22.912 25.461 32.235 Th. nghiệp 17.317 18.699 21.698 25.551 30.851 KS,NHg 880 1.392 912 845 1.264 LH,DV 514 328 302 65 120 Tỉ trọng 7,5% 8,4% 5,3% 3,6% 4,3%
Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2005
Và nếu xem xét kỹ chúng ta sẽ thấy sự suy giảm cả số tương đối và số tuyệt đối từ nguồn thu của khối dịch vụ này so với tổng mức thu chung các
ngành thương mại, khách sạn nhà hàng, dịch vụ lữ hành và dịch vụ khác. Nhất là trong năm 2004, toàn khối chỉ đạt 910 tỷ VND và chiếm tỉ trọng 3,6% trong tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ trên địa bàn. Đây là con số rất thấp, nó không chỉ phản ảnh hiệu quả hoạt động của khối dịch vụ tại Đà Nẵng mà còn biểu hiện nhiều khó khăn khác mà ngành phải gánh chịu như: tình trạng chảy máu chất xám, sức ỳ trong kinh doanh, công nghệ chậm đổi mới, chất lượng dịch vụ không được cải thiện thậm chí xuống cấp trầm trọng, khả năng hội nhập kém và cuối cùng là sự “xuống hạng” tụt hậu so với các địa bàn không chỉ trong nước mà còn yếm thế ngay trong khu vực miền Trung, nhất là Quảng Nam và Huế.