Hoàn thiện cơ chế chính sách huy động các nguồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng dịch vụ du lịch; trong đó

Một phần của tài liệu Luận văn Dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng (Trang 85 - 93)

. Về tốc độ tăng trưởng: Cùng với xu thế phát triển chung của du lịch

3.2.2.Hoàn thiện cơ chế chính sách huy động các nguồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng dịch vụ du lịch; trong đó

dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng dịch vụ du lịch; trong đó tiếp tục đầu tư nâng cấp và khai thác có hiệu quả các sản phẩm du lịch hiện có đồng thời chú trọng việc tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới

Nhân tố có ý nghĩa quan trọng tới hiệu quả kinh doanh dịch vụ du lịch chính là cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; nó bao gồm toàn bộ trang thiết bị kinh doanh dịch vụ, các phương tiện kỹ thuật chuyên ngành trong các nhà hàng, khách sạn, phương tiện vận chuyển, vui chơi giải trí... kể cả kết cấu hạ tầng như đường giao thông, các phương tiện thông tin liên lạc, dịch vụ tài chính... nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu du khách trong suốt thời gian họ lưu lại địa phương.

Để đạt được mục tiêu đón 2 triệu khách đến năm 2010, trong đó có 800.000 khách du lịch quốc tế, với thời gian lưu trú trung bình cho mọi đối tượng là 2-3 ngày là mục tiêu không dễ thực hiện bởi điều đó đồng nghĩa với việc cần phải tăng không chỉ về số lượng mà cả chất lượng các cơ sở lưu trú trên địa bàn Đà Nẵng.

Hiện nay Đà Nẵng đang có khoảng 500/2769 buồng và trên 800/5017 giường đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế, chỉ đủ sức đón khoảng 800 lượt khách/đêm, cần phấn đấu có 10.000 phòng đến 2010 là con số rất lớn, nếu với quy mô như khách sạn Furama hiện nay cũng chỉ có trên 180 phòng và 300 giường đạt tiêu chuẩn cấp hạng 5 sao, thì trong thời gian tới Đà Nẵng phải gấp rút hình thành ít nhất cũng khoảng 5 khách sạn có quy mô tương tự như

vậy, bên cạnh đó cần có thêm 40 khách sạn với số lượng buồng phòng bình quân 200 phòng/khách sạn, tương đương khách sạn Đà Nẵng và Saigontourant hiện nay, như vậy ta sẽ có thêm một số lượng buồng phòng tương đối đủ đáp ứng được nhu cầu phục vụ du khách.

Và nếu chỉ tính riêng nhu cầu về vốn chuẩn bị cho đầu tư 10.000 phòng quốc tế đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên,chúng ta sẽ thấy cần phải thu hút một lượng vốn đầu tư không nhỏ: Để chuẩn bị cho ra đời khoảng 1000 phòng theo tiêu chuẩn 5 sao như Furama hiện nay, cần một lượng vốn đầu tư trên 150 triệu USD. Ngoài ra với việc đầu tư cho gần 9000 phòng còn lại theo tiêu chuẩn 3 sao trở lên, với định suất đầu tư hiện hành của ngành du lịch: bình quân đầu tư 45.000 USD/phòng, thì chúng ta cần có một nguồn vốn khoảng 405.000.000,00 USD tương đương 6.500tỷ VND đầu tư cho phát triển cơ sở lưu trú cho ngành du lịch Đà Nẵng, và theo đó cần phải có một quỹ đất tương ứng dành cho sự đầu tư đó.

Điều này đòi hỏi ngoài việc phải công bố bản Quy hoạch đầu tư tương đối hoàn chỉnh còn phải đưa ra hệ thống các cơ chế chính sách ưu việt nhằm thu hút được nhiều nguồn vốn khác nhau cho đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ lưu trú cho du khách tại Đà Nẵng. Đây là một vấn đề không chỉ thuộc trách nhiệm của riêng các nhà hoạt động trên lĩnh vực du lịch mà là trách nhiệm chung của thành phố khi đề ra các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích đầu tư cho du lịch. Tình trạng phổ biến hiện nay là các dự án đăng ký rất nhiều, nếu tính con số thống kê đã lên đến con số hàng trăm triệu USD nhưng số thực đầu tư vào cho các ngành nói chung rất ít ỏi, đặc biệt là lĩnh vực du lịch. Theo thống kê tính đến tháng 12 năm 2005 tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đà Nẵng: số vốn đăng ký là 482,8 triệu USD cho 80 dự án, nhưng thực tế số vốn thực hiện chỉ là 164,2 triệu USD, chiếm 34% so với số vốn đã đăng ký. Trong đó không có dự án cho phát triển du lịch được thực thi.

Tính trong hàng chục năm qua, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các doanh nghiệp du lịch Đà Nẵng chỉ dừng ở con số 40.285.000,00 USD cho 02 dự án: Khách sạn Furama (40.000.000 USD và nhà hàng Hana Kim Đình: 285.000.USD). Để thu hút cho được trên 550 triệu USD để đầu tư cơ sở vật chất cho du lịch ở Đà Nẵng trong vòng vài ba năm tới là điều hết sức khó nếu chúng ta không đưa ra được những cơ chế chính sách tốt, mang tính ưu việt hơn hẳn so với các tỉnh trong vùng và cả nước.

Đối với bài toán về vốn, trong những năm gần đây, vốn cho đầu tư phát triển các cơ sở vật chất kinh doanh du lịch từ ngân sách thành phố đã không còn mà chỉ tập trung chủ yếu cho các công trình mang tính phúc lợi công cộng, hoặc dành cho việc tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, công tác tuyên truyền xúc tiến quảng bá phát triển du lịch, cho xây dựng quy hoạch và các luận chứng khả thi về du lịch sau khi quy hoạch chung đã được duyệt, cho đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông. Phần lớn vốn tập trung ở nguồn huy động qua các ngân hàng thương mại và trong năm 2005 bắt đầu thu hút được một số vốn không đáng kể cho ngành từ nguồn đóng góp của các cổ đông trong ngành thông qua cổ phần hoá các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Đối với vốn huy động từ các ngân hàng thương mại: từ nhiều yếu tố khác nhau đối nghịch nên hiện nay đối với nguồn vốn này cả tâm lý người cho vay và người đi vay đều e ngại. Về phía người cho vay là tâm lý không muốn bởi sụ sút giảm trong hoạt động kinh doanh du lịch, khả năng chi trả lãi vay đến hạn không thực hiện được,... Về phía người đi vay còn khó khăn hơn bởi rất nhiều thủ tục nặng nề nhưng vốn vay được đầu tư chiều sâu,chủ yếu cho cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ được nhà nước cho phép tính khấu hao từ 20 đến 100 năm, nhưng yêu cầu cho vay đều từ nguồn vốn trung và ngắn hạn phải thu hồi trong vòng 8 đến 10 năm, có ân hạn cũng chỉ trong thời gian đang xây dựng cơ bản. Đó là một nghịch lý của bài toán này mà nhiều năm qua chúng ta không giải được. Do vậy, sự đầu tư chắp vá là không tránh khỏi và

một xu thế tất yếu là các cơ sở kinh doanh du lịch do doanh nghiệp nhà nước quản lý ngày càng xuống cấp trầm trọng. Việc cho vay từ nguồn này đối với các doanh nghiệp du lịch đã cổ phần hoá càng khó khăn hơn nhiều.

Về huy động vốn ngoài nước: ngành du lịch chỉ có thể huy động nguồn này từ hoạt động liên doanh liên kết hoặc thu hút đầu tư 100% vốn trực tiếp từ các nhà đẩu tư nước ngoài. Trong điều kiện còn thiếu cả vốn liếng và kinh nghiệm quản lý điều hành thì việc tạo ra cơ chế chính sách tốt nhằm thu hút nguồn vốn từ đây là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng trong quá trình đàm phán để tiếp nhận luồng đẩu tư này, ta chấp nhận sự thua thiệt nhưng trong phạm vi cho phép, đó là cả một nghệ thuật đòi hỏi phải qua đào tạo và chuẩn bị kỹ lưỡng từ lý luận và thực tiễn, có như vậy chúng ta mới tạo ra được sản phẩm du lịch mới với chất lượng cao, tạo ra nhiều công ăn việc làm và bảo đảm được nhu cầu phục vụ khách lâu dài. Nhà nước cần cho phép các doanh nghiệp được miễn giảm thuế đất, được bổ sung thêm giá trị vốn góp vào các hoạt động liên doanh liên kết từ nguồn vốn vay hoặc huy động khác, nhằm nâng cao vị thế của các doanh nghiệp trên bàn đàm phán và trong Hội đồng quản trị.

Hiện nay có một xu hướng bất lợi trong kêu gọi nguồn vốn này là việc đua tranh khuyến khích đầu tư quá mức ở từng vùng trong khu vực miền Trung - Tây nguyên, đặc biệt là giữa các tỉnh thành có vị trí địa lý liền kề nhau, như Quảng Nam, Huế và Đà Nẵng. Ranh giới về địa lý không phân biệt nhưng do có cơ chế “thoáng” từ việc định giá đất có hệ số cách biệt giữa đô thị và nông thôn, từ sự “phá rào” của địa phương..., và trên hết do yêu cầu bức xúc vì sự phát triển du lịch trên địa bàn của lãnh đạo địa phương và lợi nhuận cho chính nhà tư bản, mà nhà đầu tư có thể chỉ cần lui vào vài trăm mét là có thể được hưởng ưu đãi đầu tư cách biệt (có thể dẫn ví dụ các dự án phát triển khu du lịch Biển tại Điện Ngọc hoặc Hà My - Quảng Nam - cách bãi biển

Non Nước - Đà Nẵng không đầy 500m, hoặc Lăng Cô - Huế và Làng Vân ở phía Nam đèo Hải Vân - Đà Nẵng).

Một điều đáng bàn nữa là trong xu thế xã hội hoá nhanh chóng hiện nay đối với ngành dịch vụ du lịch tại Đà Nẵng, việc huy động vốn cho hoạt động của ngành càng đòi hỏi cần sớm ban hành những cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các nhà đầu tư mạnh dạn và yên tâm bỏ vốn ra đầu tư phát triển. Việc thành phố yêu cầu thu tiền sử dụng đất buộc các nhà đẩu tư phải có sự chọn lựa trong quyết định của mình bởi xét trong cơ cấu vốn dự định đưa ra đầu tư số vốn ban đầu đó không phải là nhỏ, có những dự án nếu tính ra số vốn cho đầu tư gần ngang với số vốn phải bỏ ra đề mua đất. Vô hình chung chính yêu cầu đó đã khiến cho khó có thể phân biệt được ranh giới giữa nhà đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch với người đầu cơ. Và điều này gây thêm bất lợi cho Đà Nẵng khi tìm kiếm các đối tác thực sự muốn vào đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch.

Ngoài ra, việc không ngừng nâng cao chất lượng các đoàn xe du lịch và phục vụ dịch vụ vận chuyển khách là công tác cần được chú trọng. Hiện nay Đà Nẵng có thế mạnh về loại hình dịch vụ này, tuy nhiên phải quản lý và giáo dục tốt đội ngũ lái xe bởi đây là lực lượng tiếp xúc đầu tiên và cuối cùng trong hành trình du lịch của mọi đối tượng khách đến Đà Nẵng, do đó chỉ cần một sai sót trong thái độ phục vụ hay việc tính sai giá cước vận chuyển... của lái xe cũng đủ gây ấn tượng không đẹp về Đà Nẵng trong mắt du khách.

Bên cạnh việc tranh thủ các nguồn vốn cho phát triển du lịch, thành phố thể hiện quyết tâm cao trong việc thực hiện công tác trọng tâm: tiếp tục đầu tư nâng cấp và khai thác có hiệu quả các khu du lịch và sản phẩm du lịch hiện có; trong đó bao gồm các mặt công tác cụ thể:

- Khẩn trương rà soát, phân loại các dự án đầu tư du lịch, qua đó có biện pháp tháo gỡ các khó khăn và có cơ chế chính sách mới để đẩy nhanh việc triển khai và sớm đưa vào một số dự án đầu tư du lịch lớn. Đồng thời chỉ

đạo nhanh việc hoàn thành cơ sở hạ tầng đường giao thông, cấp nước, bưu chính viễn thông, sớm đưa bán đảo Sơn Trà vào phục vụ du lịch, triển khai nhanh dự án sân golf Non Nước. Về tổ chức để triển khai công việc một cách có hiệu quả, thành phố đã lập Tổ chuyên trách thúc đẩy các dự án du lịch, mà trước mắt là thành lập Ban Quản lý Khu du lịch Sơn Trà nhằm quản lý và khai thác tốt bán đảo Sơn Trà theo hướng phát triển thành khu du lịch có quy mô và chất lượng cao của thành phố.

- Tiến hành việc quy hoạch và tăng cường công tác quản lý kinh doanh tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, song song với việc củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý, thuyết minh viên đang làm việc tại khu du lịch này. Qua nhiều năm thực hiện cơ chế giao hoạt động tại khu vực danh thắng này cho địa phương quản lý đã tăng nguồn thu hàng năm đáng kể cho ngân sách, đây là một chủ trương đúng đắn và đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho địa phương, tuy nhiên việc quản lý nghiệp vụ bảo đảm môi trường kinh doanh hướng tới sự phát triển bền vững theo quy hoạch chung toàn khu vực còn nhiều bất cập. Do đó, ngành cần tăng cường công tác quản lý kinh doanh khu vực này.

Đồng thời, cần chú trọng khai thác phần phía Tây của khu danh thắng; gồm khu vực dành cho hoạt động lễ hội Quan Thế Âm hàng năm, duy trì và thường xuyên nâng cấp hoạt động Lễ hội đã được Tổng cục du lịch công nhận là 1 trong số 15 Lễ hội quan trọng có ý nghĩa hàng năm trong cả nước. Và triển khai thực hiện quy hoạch khu vực du lịch sông Cổ Cò - một sản phẩm du lịch mới mang nhiều nét văn hoá đặc trưng của thành phố Đà Nẵng.

- Nghiên cứu việc mở rộng không gian đối với khu du lịch Bà Nà-Suối Mơ. Tiến hành việc khảo sát và đầu tư cho tuyến đường mới lên Khu du lịch Bà Nà, song song với đó là đề ra hàng loạt các có chế chính sách ưu việt nhằm xã hội hoá nhanh chóng khu du lịch này, tạo ra bước phát triển mới trong giai đoạn 2006-2010 của khu du lịch nhiều tiềm năng này. Đầu tư vào

khu du lịch này không chỉ đòi hỏi nỗ lực của Nhà nước mà phải tổ chức các hoạt động xúc tiến mạnh mẽ thông qua nhiều kênh thông tin, mà liên hoan Du lịch “Gặp gỡ Bà Nà” là một trong những hoạt động thi DN. Thông qua các hoạt động xúc tiến này cần đưa ra các chính sách khuyến khích mang tinh chất thật sự cụ thể và nhất quán, và các chính sách đó thường xuyên cập nhật và hoàn thiện, đồng thời vẫn gắn vào đó là trách nhiệm bảo trợ Nhà nước khi cần thiết, để giúp các nhà đầu tư yên tâm khi đầu tư vào khu vực du lịch nhiều tiềm năng nhưng cũng không ít tiềm ẩn của sự rủi ro này.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp xây dựng mở rộng tiến tới đầu tư hoàn chỉnh Khu Văn hoá Du lịch Đà Nẵng, mà trong đó dự án Công viên Nước Đà Nẵng đã được hình thành từ năm 2001, xây dựng nơi đây theo đúng quy hoạch là một Trung tâm giải trí đa chức năng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ nhiều năm qua. Phương thức tiến hành nhanh nhất cũng nên áp dụng tại đây là xã hội hoá các nguồn vốn đầu tư thông qua việc họp báo giới thiệu dự án và tuyên truyền quảng bá kêu gọi đầu tư vào các khu chức năng còn lại của dự án, như kinh nghiệm thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện với những dự án tương tự và đã thành công.

- Xây dựng và hoàn thiện phương án mở cửa đón khách, tổ chức biểu diễn và chiếu phim giới thiệu về văn hoá Chăm - một nét văn hoá đặc thù của khu vực du lịch miền Trung, tổ chức ngay tại Bảo tàng Chăm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng. Đây là một trung tâm có vị trí lợi thế đã được thành phố chú trọng đầu tư, đã và đang trở thành điểm tham quan hấp dẫn du khách đến Đà Nẵng.

- Nâng cấp tôn tạo một số di tích, công trình lịch sử, văn hoá, cách mạng, các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể trong thành phố. Đặc biệt là Di tích thành Điện Hải được xây dựng vào năm Gia Long thứ 12 (1813), Di tích Lăng mộ Tiễu phủ sứ Ông ích Khiêm (1884), Di tích chuông chùa Đà Sơn

trên đó có khắc dòng chữ “Niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786)”, Di tích nhà lưu niệm Phan Châu Trinh...

Bên cạnh việc tiếp tục đầu tư, quản lý và tôn tạo nhằm thu hút du khách đến với các sản phẩm đã hình thành kể trên, thành phố còn tập trung cho việc

Một phần của tài liệu Luận văn Dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng (Trang 85 - 93)