Đẩy mạnh công tác xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Luận văn Dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng (Trang 93 - 98)

. Về tốc độ tăng trưởng: Cùng với xu thế phát triển chung của du lịch

3.2.3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch Đà Nẵng

Bước vào những năm đầu hoạt động trong nền kinh tế thị trường, du lịch cũng như nhiều ngành kinh tế khác đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác này. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập hiện nay và nhất là khi

chúng ta đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thì việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến các hoạt động quảng bá chiến lược để tìm kiếm và khai thác khách càng là vấn đề cần thiết và cấp bách. Trước hết, cần đề ra được các chiến lược và giải pháp thiết thực cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển thị trường du lịch Đà Nẵng theo kịp với thị trường khu vực và trong nước. Rồi từ đó lần ra thị trường quốc tế. Phải đi từng bước như vậy bởi khả năng vốn cho công tác này không có, nhân lực cũng thiếu và kinh nghiệm còn mỏng. Trên cơ sở phân tích thị trường trong nước và dự báo xu hướng khách đến từ các nước thông qua công tác dự báo của ngành để có chính sách thích ứng và một chiến lược quảng bá phù hợp với từng thị trường, phát huy lợi thế cạnh tranh của Đà Nẵng để có các giải pháp khả thi, tránh lãng phí và tốn kém trong công tác xúc tiến. Cụ thể:

- Xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch Đà Nẵng trong những năm đến, trong đó trọng tâm là tổ chức quảng bá mạnh mẽ bãi biển Đà Nẵng nhằm tạo dựng hình ảnh của 1 trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh (do Tạp chí Du lịch quốc tế Forber bình chọn). Song song với đó là việc xây dựng chính sách thị trường tốt, trong đó phải phân loại thị trường theo khu vực, xác định thị trường chính yếu, thị trường mục tiêu và thị trường tiềm năng để có sự đầu tư thoả đáng cho các dịch vụ cung cấp theo đặc điểm tâm lý, thị hiếu của du khách. Cần hết sức quan tâm đến thị trường khách du lịch nội địa bởi thực tế trong những năm qua Đà Nẵng đã đón một lượng khách nội địa rất lớn đến tham quan du lịch và trong tương lai sẽ đón khoảng 1,2 triệu này vào năm 2010, gần gấp rưỡi dân số thành phố hiện nay. Và nhu cầu của đối tượng này cũng như khả năng thanh toán cho các tiện nghi và chất lượng phục vụ không kém khách du lịch quốc tế.

- Xây dựng kế hoạch duy trì, phát triển các tuyến đường bay quốc tế hiện có và xúc tiến các đường bay quốc tế mới từ các nước Nhật, Trung Quốc trực tiếp đến Đà Nẵng.

- Đẩy mạnh xúc tiến du lịch đường biển, đưa Cảng Đà Nẵng trở thành điểm đến thường xuyên của các hãng tàu du lịch quốc tế, đẩy mạnh các tour du lịch đường bộ đến Đà Nẵng qua tuyến hành lang Đông - Tây.

- Triển khai các chương trình quảng bá du lịch Đà Nẵng trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiến hành xuất bản các ấn phẩm, tập gấp, trang Website, phim du lịch, tạp chí du lịch, quầy thông tin du lịch về lịch sử văn hoá, di tích, danh lam thắng cảnh, các công trình kiến trúc, các làng nghề, lễ hội... Trong đó đặc biệt chú trọng việc lồng ghép các chương trình tuyên truyền quảng bá du lịch với giáo dục du lịch toàn dân, bằng nhiều hình thức phong phú và sự kết hợp chặt chẽ với các thành viên trong hệ thống chính trị, mà trước hết là trong toàn Đảng bộ, trong các cơ quan quản lý nhà nước, trong đội ngũ lãnh đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể, các cơ quan, doanh nghiệp... làm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về du lịch trong cộng đồng. Cần tuyên truyền quảng cáo hình ảnh sản phẩm du lịch một cách cụ thể để có tác dụng kích thích trực tiếp vào lợi ích của du khách, mặt khác cần tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cư dân thành phố trong việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị, có ý thức giữ gìn môi trường cảnh quan các khu điểm du lịch... gắn với đó là lợi ích trực tiếp của mỗi người dân trên địa bàn có những hoạt động dịch vụ sầm uất, như cách mà Hội An (Quảng Nam) đã làm.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch xúc tiến khai thác thị trường nhằm thu hút nguồn khách trực tiếp, đặc biệt là các khách đến từ các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật và các thị trường truyền thống như Pháp, Châu Âu, Mỹ... Đây là một công tác không đơn giản bởi lâu nay Đà Nẵng chỉ đóng vai trò một trung gian chuyển khách của hai đầu, do hạn chế về nhiều mặt mà trong đó chủ yếu hai yếu tố tài chính và con người cho xúc tiến tìm nguồn khách trực tiếp là hết sức mỏng và yếu, kể cả tìm nguồn khách du lịch nội địa. Vậy để làm được điều này cần phải có sự đầu tư trước hết là từ phía nhà nước, mà

ở đây là chính quyền Thành phố Đà Nẵng và Tổng cục Du lịch Việt Nam, phục vụ cho chương trình xây dựng du lịch trở thành mũi nhọn của kinh tế thành phố và vai trò động lực cho sự phát triển. Không thể có chương trình kinh tế khả thi nếu nó không được nuôi dưỡng bằng nguồn kinh phí nhất định. Đặc biệt là đối với hoạt động quảng bá du lịch. Bên cạnh sự động viên tinh thần, những nhà hoạt động du lịch rất cần sự hỗ trợ vật chất cần thiết cho công tác xúc tiến giới thiệu du lịch thành phố tới thị trường nguồn khách. Ngoài ra, việc hỗ trợ thông qua các Hội chợ thương mại, các hoạt động của những đoàn công tác từ thành phố Đà Nẵng ra các tỉnh bạn hoặc đến các nước... cũng hết sức cần thiết tác động tới thị trường khách cho du lịch.

- Nâng cao nhận thức trong các ngành các cấp về vai trò động lực trong nền kinh tế của phát triển du lịch là điều hết sức cần thiết nhằm phối hợp sức mạnh và lợi thế của mọi lực lượng làm thông tin đối ngoại cho ngành du lịch, mặt khác tranh thủ sự giao lưu hợp tác quốc tế của các ngành để tuyên truyền quảng bá về đất nước, con người và những tiềm năng du lịch của thành phố Đà Nẵng.

- Ngoài ra việc thành phố thiết lập đại diện ở các thành phố lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số nước như Nhật Bản... trong thời gian qua cũng là điều kiện thuận lợi cho việc xúc tiến các hoạt động quảng bá về du lịch Đà Nẵng, mà các doanh nghiệp cần tranh thủ nắm bắt cơ hội đó để tìm kiếm lợi thế phát triển cho chính mình.

- Tính liên kết vùng miền cũng đóng vai trò rất quan trọng cho hoạt động này, và càng có nhiều lợi ích về kinh tế khi chúng ta chưa đủ sức vươn ra tìm kiếm khách trực tiếp. Ngành du lịch Đà Nẵng cần phối hợp với du lịch Huế, Quảng Nam tham gia các đoàn dự hội chợ quốc tế thông qua việc chung nhau tổ chức gian hàng “Hành trình di sản” ở Đức, Pháp... hoặc tham gia đứng chung trong gian hàng của Vietnamtourist được tổ chức thường niên ở các sân chơi du lịch quốc tế.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động xúc tiến du lịch. Đây là một trong những giải pháp có ý nghĩa chiến lược đối với du lịch, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và xu thế hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức và của công nghệ thông tin cho phép chúng ta thiết lập hệ thống dữ liệu chuyên ngành không chỉ trong nước mà với toàn cầu. Thông qua những thông tin du lịch thường xuyên cập nhật trên mạng, các cơ sở kinh doanh có thể thực hiện việc trao đổi và quảng bá về sản phẩm du lịch cần chào bán cho khách hàng và ngược lại khách hàng có thể đưa ra những yêu cầu về dịch vụ chất lượng cao với giá cả cạnh tranh. Do vậy, trước hết ngành du lịch và sau đó là khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hoặc thành phố giúp đầu tư vào các hoạt động đào tạo và chuyển giao công nghệ thông tin, vào việc áp dụng hệ thống quản lý dịch vụ theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế... Đồng thời, tranh thủ mọi cơ hội để nhận được sự hỗ trợ về trang thiết bị kỹ thuật, kinh nghiệm của mọi cơ quan tổ chức và cá nhân... áp dụng vào công tác quản lý và hoạt động của ngành du lịch.

- Xây dựng nhiều điểm thông tin du lịch cho du khách trên địa bàn thành phố, chú trọng đầu tư cho các chương trình phát sóng về du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mở chuyên mục thường xuyên phát sóng giới thiệu về du lịch Đà Nẵng trên các kênh truyền hình Trung ương và địa phương trên địa bàn. Nâng cao chất lượng hoạt động và mở rộng mạng lưới phát hành của Tạp chí du lịch và Bản tin nhanh du lịch Đà Nẵng, do Sở Du lịch quản lý.

- Nắm bắt kịp thời các sự kiện văn hóa, lịch sử và các sự kiện có liên quan đến các thị trường khách trọng điểm để tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến các hoạt động phù hợp, đồng thời cũng nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức các sự kiện của đội ngũ làm công tác này trên địa bàn. Đặc biệt

chú trọng đến việc tổ chức các Lễ hội mang tính đặc trưng cho Đà Nẵng: như Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội Quan Thế Âm, Lễ hội các đình làng truyền thống... các sự kiện mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm, sự kiện hình thành núi Ngũ Hành, Bãi tắm Tiên sa... để từ đó gắn kết với việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, các hoạt động văn hóa thể thao, các Gala ẩm thực... nhằm giới thiệu quảng bá cho du khách về thế mạnh của du lịch Đà Nẵng. Trong điều kiện chưa đủ lực để tự đứng ra tổ chức các sự kiện, ngành nên phối hợp với các ngành kinh tế khác tổ chức giới thiệu về du lịch thông qua hoạt động xúc tiến của các Hội chợ thương mại, các Hội nghị hội thảo chuyên ngành kế hoạch, công nghiệp, thủy sản, văn hóa... trên địa bàn.

- Tiếp tục nâng cao không ngừng chất lượng và ổn định giá cả dịch vụ trong phục vụ và chào bán các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch.Căn cứ tiêu chuẩn định mức thống nhất trong toàn ngành do Tổng cục Du lịch ấn hành, hàng năm Sở du lịch Đà Nẵng cần phối hợp với một số ngành chức năng có liên quan tiến hành phân loại định hạng các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, và cho thực hiện khung giá nhất định theo tiêu chuẩn được xác định. Giá này được cơ sở kinh doanh niêm yết công khai tại quầy thu ngân và được thông tin rộng rãi trên trang Webside của toàn ngành và đồng thời ngành phải có những biện pháp chế tài việc cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ các cơ sở kinh doanh cùng địa bàn hoặc ép giá dịch vụ làm thiệt hại đến khách hàng. Đây là việc làm mà nhiều năm nay ngành chưa triển khai được, thị trường giá cả dịch vụ bị thả nổi ngoài tầm kiểm soát của quản lý nhà nước nên một mặt hạn chế chức năng hoạt động của chính cơ quan quản lý, đồng thời gây thiệt hại làm ảnh hưởng lớn đến nguồn khách và giảm sút nguồn thu của ngành du lịch.

Một phần của tài liệu Luận văn Dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w