0
Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Các nhân tố về phía DNVVN

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI CHI NHÁNH NGHỆ AN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 34 -36 )

Các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng khi vay vốn phải thoả mãn các điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo đúng quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam.

Do đó, đây là các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như khả năng mở rộng cho vay của NHTM. Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng các biện pháp không tích cực để được vay vốn ngân hàng như: làm sai lệch các báo cáo tài chính, không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ và trung thực các thông tin cần thiết cho ngân hàng; sử dụng vốn sai mục đích, cố đình lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng thì sẽ làm mất lòng tin từ phía ngân hàng, buộc ngân hàng phải áp dụng nhiều biện pháp bảo đảm tiền vay hơn, làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn của cácDNVVN.

Ngoài ra, uy tín của DNVVN cũng có ảnh hưởng quyết định đến khả năng vay vốn ngân hàng. Những DNVVN có uy tín lớn trên thị trường có thể được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của ngân hàng về quy mô vốn vay, thời hạn vay, lãi suất... làm giảm bớt chi phí vay vốn của DNVVN.

Hiện nay hầu hết các DNVVN còn có khó khăn về tài chính, khả năng tiếp cận với vốn vay tín dụng còn hạn chế, do tài sản đảm bảo ít, hoặc chưa đủ điều kiện; kinh nghiệm quản lý còn thiếu do mới thành lập, trình độ quản lý tài chính còn non kém, mang nặng tính gia đình, báo cáo tài chính thiếu tính minh bạch, không chính xác, khó khăn cho ngân hàng trong quá trình thẩm định cho vay.

Bên cạnh đó trình độ hiểu biết về kinh tế - xã hội và pháp luật của chủ DNVVN có ý nghĩa tích cực đối với việc mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bởi vì trình độ hiểu biết sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến cơ chế chính sách của ngân hàng đối với tín dụng DNVVN, khả năng tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và việc chấp hành các nguyên tắc tín dụng…

1.3.4.3 Các nhân tố về phía môi trường

- Môi trường chính trị xã hội: Sự ổn định về chính trị - xã hội, giúp các DN yên tâm đưa ra quyết định đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, từ đó tăng nhu cầu vốn vay và ngược lại môi trường bất ổn làm cho các DN phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, vì vậy nhu cầu vốn sẽ giảm theo.

- Môi trường phát triển kinh tế : Môi trường kinh tế là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DVVNN. Khi môi trường kinh tế ổn định mọi mặt thì ngân hàng và DNVVN đều hoạt động tốt, tín dụng được mở rộng, ngược lại nền kinh tế suy thoái và mất đi sự ổn định thì DNVVN và ngân hàng sẽ gặp khó khăn.

Trong môi trường kinh tế đầy biến động như hiện nay như: lạm phát, giá cả gia tăng, tỷ giá và lãi suất biến động đã gây ra không ít khó khăn, thách thức cho các DNVVN và các NHTM. Trong khi vẫn còn lượng tiền mặt khá lớn trong dân cư, bởi do tâm lý, thói quen sử dụng tiền mặt và không quen giao dịch qua ngân hàng của họ, do đó công tác huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn còn DNVVN thì lại thiếu vốn, quy mô sản xuất hẹn hẹp.

Bên cạnh đó nước ta đang trong quá trình phát triển và hội nhập vì vậy cơ chế chính sách luôn thay đổi, điều này gây bất lợi cho cả DN và ngân hàng vì đã mất thế chủ động và phải luôn thay đổi chính sách cho phù hợp. Trước những khó khăn đó, đòi hỏi ngân hàng phải tìm ra những biện pháp thích hợp để thực hiện mở rộng tín dụng trên cả hai mặt là huy động vốn và cho vay

- Môi trường pháp lý: Hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng nói riêng, có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động NHTM và việc mở rộng tín dụng. Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, môi trường pháp lý đang trong quá trình hoàn thiện, còn nhiều kẽ hở, bất cập khi thực hiện, tạo

điều kiện để một bộ phận DN lợi dụng làm ăn bất chính, chụp dật, lừa đảo, các

NHTM có tâm lý dè dặt hoặc quá thận trọng trong khi quyết định cho vay những DNVVN. Bên cạnh đó các văn bản pháp lý lại luôn thay đổi, vì vậy lợi ích của các NHTM và DNVVN không được đảm bảo chắc chắn, điều này có tác động không tốt đến mở rộng tín dụng.

- Chính sách vĩ mô về tín dụng: Chính sách vĩ mô về tín dụng của ngân hàng sẽ tạo điều kiện huy động vốn, chỉ ra môi trường tín dụng, hình thức tín dụng cũng như những trọng điểm phải được ưu tiên trong hoạt động tín dụng. Chính sách này còn chỉ ra lãi suất, những nguyên tắc, những biện pháp xử lý rủi ro tín dụng cùng với chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn ngân hàng. Như vậy việc mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi chính sách vĩ mô về tín dụng của ngân hàng.

- Môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại hay giữa các DNVVN với nhau là một nhân tố khách quan. Chúng ta cần có một sự cạnh tranh lành mạnh và công bằng, để tạo một sân chơi bình đẳng giữa các DNVVN, cũng như giữa các NHTM, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của DNVVN và NHTM hiệu quả hơn, từ đó mở rộng tín dụng. Trái lại nếu sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, sẽ gây ra tổn thất không chỉ cho các DNVVN mà cho cả các NHTM tín dụng sẽ không được mở rộng.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI CHI NHÁNH NGHỆ AN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 34 -36 )

×