2.1.3.1 Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là một hoạt động quan trọng của các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ như ngân hàng. Bởi nét đặc trưng của các ngân hàng thương mại là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn huy động dưới các hình thức tiền gửi, tiền vay…Kinh doanh ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào kết quả huy động vốn, quy mô và chất lượng của nguồn vốn.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của SHB Nghệ An
Đơn vị: triệu đồng
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Số tiền %
Tổng nguồn vốn huy
động 276.549 100% 492.959 100% 216.410 78,25%
I.Phân theo loại tiền
1.VND 249.489 90,22% 447.679 90,81% 198.19 79,43%
2.Ngoại tệ quy đổi 27.060 9,78% 45.280 9,19% 18.220 67,33%
II.Phân theo kỳ hạn
1.Không kỳ hạn 19.659 7,11% 26.033 5,28% 6.374 32,42%
2.Có kỳ hạn 256.89 92,89% 466.926 94,72% 210.036 81,76%
III. Phân theo đối tượng
1.Cá nhân 259.015 93,66% 444.994 90,27% 185.979 71,80%
2.Tổ chức 17.534 6,34% 47.965 9,73% 33.431 190,66%
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản quy đổi của SHB Nghệ An)
Trong những năm qua SHB Nghệ An luôn tích cực thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế để đáp ứng nhu cầu vay của mọi đối tượng khách hàng, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế.
Qua bảng số liệu về tình hình huy động vốn của SHB Nghệ An ta thấy tổng nguồn vốn huy động ở năm 2009 là 276.549 triệu đồng. Đây là năm đầu tiên chi nhánh đi vào hoạt động nên lượng vốn huy động vẫn đang ở mức thấp. Nhưng chỉ sau một năm thì tổng nguồn vốn huy động là 492.959 triệu tăng 78,25% so với năm 2009 trong đó:
- Tiền gửi VND tăng 79,43%, tiền ngoại tệ quy đổi tăng 67,33% - Tiền gửi không kỳ hạn tăng 32,42%, tiền gửi có kỳ hạn tăng 81,76%
- Tiền gửi của các cá nhân tăng 71,80%, tiền gửi của các tổ chức tăng 190,66% Lượng vốn huy động sau một năm tăng lên khá nhanh nhưng cơ cấu tỷ trọng của các lọai tiền và kỳ hạn thay đổi không đáng kể. Tỷ trọng VND năm 2009 chiếm 90,22% sang năm 2010 chiếm 90,81%. Việc cơ cấu tỷ trọng VND không có sự thay đổi và luôn ở mức cao tạo thuận lợi cho ngân hàng trong hoạt động cho vay vì ở ngân hàng chủ yếu cho vay bằng VND.
Tiền gửi có kỳ hạn năm 2009 chiếm 92,89% sang năm 2010 tăng lên 94,72%, việc huy động tiền gửi có kỳ hạn ở tỷ trọng cao giúp ngân hàng chủ động và linh
hoạt trong công tác sử dụng vốn tuy nhiên ngân hàng phải trả chi phí cao cho nguồn vốn này.
Tiền gửi của các cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao 93,66% năm 2009 và 90,27% năm 2010, năm 2010 tiền gửi của các tổ chức tăng 190,66% so với năm 2010.
Đạt được kết quả trên là do công tác huy động vốn của SHB Nghệ An luôn được chú trọng, Chi nhánh luôn xây dựng được chiến lược huy động vốn đa dạng, linh hoạt về kỳ hạn, phong phú về hình thức phù hợp với lãi suất của thị trường. Công tác thực hiện chuyển tiền điện tử nhanh nên đã thu hút được nhiều cá nhân, doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh.
2.1.3.2 Tình hình hoạt động tín dụng
Song song với công tác huy động vốn thì tình hình sử dụng vốn luôn được ngân hàng chú trọng sao cho nguồn vốn vừa đảm bảo tính sinh lời nhưng vẫn đảm bảo tính thanh khoản và an toàn nhất.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại nói chung đều nhằm mục đích lợi nhuận và dựa trên nguyên tắc “đi vay để cho vay”. Chính vì vậy chất lượng tín dụng luôn được các ngân hàng thương mại đặt lên hàng đầu.
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng của SHB Nghệ An
Đơn vị :triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Tăng trưởng
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ trọng Số tiền %
Dư nợ cho vay 375.209 100% 777.223 98,01% 402.014 107,1% Hoạt động tín dụng
khác 0 0 15.754 1,99% 15.754
I.Phân theo thời hạn
cho vay
1.Cho vay ngắn hạn 281.339 74,98% 507.02 64,85% 225.681 80,22%
2.Cho vay trung hạn 90.661 24,16% 202.352 26,04% 111.691 123,19%
3.Cho vay dài hạn 3.149 0,86% 70.851 9,11% 67.702 2149%
II.Phân theo đối
tượng khách hàng
1.Khách hàng cá nhân 217.229 57,89% 426.025 54,81% 208.796 96,12%
2.Khách hàng doanh
nghiệp 157.980 42,11% 351.198 45,19% 193.218 122,3%
III.Phân theo loại
tiền cho vay
1.VND 367.540 97,96% 775.330 99,76% 407.790 110,9% 2.Ngoại tệ 7.699 2,04% 1.893 0,24% -5.806 -75,4% IV.Phân theo nhóm nợ 1.Nợ đủ tiêu chuẩn 375.209 100% 774.833 99,69% 399.624 105,5% 2.Nợ cần chú ý 0 0 2.090 0,27% 2.090
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản quy đổi của SHB Nghệ An)
Trong quá trình cho vay tại SHB Nghệ An thì chất lượng tín dụng luôn được đặt lên hàng đầu, các món vay đều được áp dụng quy trình cho vay của nội bộ ngân hàng một cách chặt chẽ nhằm đảm bảo hiệu quả và chất lượng. Vốn tín dụng đã được ngân hàng cho các cá nhân, doanh nghiệp vay đầu tư hiệu quả vào nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng dư nợ và tỷ lệ nợ tốt luôn ở mức cao. Tính đến 31/12/2010 dư nợ cho vay là 777.223 triệu đồng tăng 107,14% lần so với năm 2009 trong đó :
- Dư nợ cho vay VND là 775.330 triệu chiếm 99.76% tổng dư nợ - Dư nợ cho vay ngắn hạn là 507.020 triệu chiếm 64.85% tổng dư nợ
- Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân là 426.025 triệu chiếm 54.81% tổng dư nợ - Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp là 3510198 triệu chiếm 45.19% tổng dư nợ.
Tình hình vốn vay trung và dài hạn trong năm 2010 đã tăng hơn so với năm 2009. Nếu như năm 2009 nguồn vốn trung hạn là 24,16% thì năm 2010 đã tăng lên 26,04%, đặc biệt tỷ lệ vốn vay dài hạn từ 0.86% năm 2009 thì năm 2010 đã tăng lên 9,11%. Đây là một tin vui cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào nền kinh tế, nguồn vốn dài hạn tăng giúp các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất mua sắm máy móc trang thiết bị, tài sản cố định, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho chính doanh nghiệp mình.
Là một ngân hàng bán lẻ nên tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng tương đối cao. Tuy nhiên ngân hàng vẫn luôn quan tâm đến mở rộng đối tượng khách hàng là doanh nghiệp mà chủ yếu là các DNVVN, năm 2010 tỷ trọng khách hàng doanh nghiệp đã tăng từ 42,11% lên 45,19% so với năm 2009. Khách hàng cá nhân có món vay nhỏ và chủ yếu vẫn là vay tiêu dùng chính vì vậy mở rộng khách hàng doanh nghiệp là một trong những định hướng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới.
Đặc biệt tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn của ngân hàng chiếm 99,76% một tỷ lệ rất cao, điều này thể hiện được năng lực chuyên môn cao và tinh thần làm việc của các cán bộ tín dụng.
Khi thị trường họat động của ngân hàng trên địa bàn tỉnh ngày càng thu hẹp nhưng kết quả đạt được đã chứng tỏ trình độ và năng lực của ban lãnh đạo, đội ngũ nhân viên. Cộng với chính sách khách hàng thông thoáng, lãi suất cho vay mang tính cạnh tranh là những yếu tố giúp SHB Nghệ An mở rộng hoạt động tín dụng không chỉ trong phạm vi tỉnh mà cả khu vực Bắc Trung Bộ nói chung.
2.1.3.3 Đánh giá tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại SHB Nghệ An
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại SHB Nghệ An
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
Huy động vốn 276.549 492.959
Tỷ trọng huy động vốn/ sử dụng vốn 73,7% 62,3%
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản quy đổi của SHB Nghệ An)
Qua bảng ta thấy năm 2009 ngân hàng mới đáp ứng được 73,7% nguồn vốn cho vay, sang năm 2010 chỉ còn 62,3%. Như vậy Chi nhánh phải huy động từ hội sở chính để đáp ứng nhu cầu cho vay của mình, vì vậy mà chi phí cho những khoản vay này lớn làm tăng lãi suất cho vay. Để khắc phục được điều này thì đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của ngân hàng trong công tác huy động vốn, bên cạnh đó Chi nhánh cũng cần có biện pháp để vừa tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng
2.1.3.4 Các hoạt động khác
Mặc dù thời gian hoạt động của SHB Nghệ An chưa lâu nhưng ngân hàng cũng đang triển khai nhiều dịch vụ ngân hàng mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Các hoạt động khác của ngân hàng ngày càng phát triển và đã có những kết quả nhất định .
a. Hoạt động thanh toán
*Hoạt động thanh toán trong nước
Với việc tập trung đầu tư công nghệ, việc thanh toán, chuyển tiền nhanh chóng, chính xác đã giúp lượng khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng tăng nhanh, khối lượng giao dịch lớn, giúp tăng thu nhập cho ngân hàng. Hoạt động thanh toán trong nước gồm: thanh toán chuyển tiền (tổ chức và cá nhân), thanh toán thẻ và bao thanh toán.
Bảng 2.4 : Hoạt động thanh toán trong nước tại SHB Nghệ An
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tăng trưởng
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng thu thanh toán trong nước
Thanh toán chuyển tiền - Cá nhân - Tổ chức kinh tế 225,7 137,8 87,9 90,6% 55,7% 35,3% 347,8 219,7 128,1 88,3% 63,2% 25,1% 122,1 81,9 40,2 54,1% 59,4% 45,7% Thanh toán thẻ 13,8 5,5% 33,1 8,4% 19,3 139,8% Các hình thức khác 9,7 3,9% 12,8 3,3% 3,1 31,9%
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết quy đổi tại SHB Nghệ An)
Hoạt động thanh toán trong nước năm 2010 tăng 144,5 triệu tương đương 58% so với năm 2009, trong đó:
- Thanh toán chuyển tiền tăng 122,1 triệu tương đương 54,1% trong đó thanh toán chuyển tiền cho các cá nhân tăng 81,9 triệu (tương đương 59,4%), cho các tổ chức kinh tế tăng 40,2 triệu (tương đương 45,7%). Thanh toán chuyển tiền vẫn là hình thức thanh toán chủ yếu tại SHB Nghệ An chiếm tỷ trọng 90,6% năm 2009 và 88,3% năm 2010, lượng khách hàng tăng chứng tỏ dịch vụ chuyển tiền của ngân hàng đã được khách hàng chú ý và tin dùng.
- Thanh toán qua thẻ tăng 19,3 triêu (tương đương 139,8%) như vậy lượng
khách hàng mở thẻ tại Chi nhánh đã tăng tuy nhiên vẫn chưa nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng của ngân hàng.
- Các hình thức thanh toán khác tăng 3,1 triệu (tương đương 31,9%), chiếm một tỷ trọng nhỏ trong hoạt động thanh toán của ngân hàng, năm 2009 chiếm 3,9%, năm 2010 chỉ chiếm 3,3%
Hoạt động thanh toán trong nước tăng so với năm 2009 về số tiền tuy nhiên tỷ trọng các hình thức thanh toán vẫn không có sự biến động nhiều. Lượng khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán là chủ yếu, khách hàng là các tổ chức tuy có tăng nhưng chưa đáng kể.
* Hoạt động thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ nảy sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với tổ
chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với tổ chức kinh tế thông qua quan hệ giữa các ngân hàng có liên hệ.
Hoạt động TTQT có vai trò quan trọng với SHB Nghệ An, trước tiên nó tạo ra một khoản lợi nhuận đóng góp vào thu nhập cho ngân hàng. Thông qua họat động TTQT mà ngân hàng đẩy mạnh được hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu phát triển được các nghiệp vụ kinh doanh khác như kinh doanh ngoại tệ, trên cơ sở đó tăng quy mô hoạt động. Hoạt động thanh toán giúp ngân hàng tăng cường được các mối quan hệ, làm tăng khả năng cạnh tranh, vượt ra khỏi phạm vi quốc gia từng bước vươn ra thị trường thế giới.
Với vai trò là trung gian thanh toán hoạt động TTQT giúp quá trình thanh toán của các DN được nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn. Qua thực hiện việc thanh toán có thể giúp ngân hàng nắm bắt tình hình hoạt động của DN để có những tư vấn cho khách hàng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.
Hoạt động thanh toán cũng thúc đẩy nền kinh tế phát triển tăng nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, tốc độ chu chuyển vốn, góp phần phát triển kinh tế. Bên cạnh đó hoạt động thanh toán góp phần tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt, thu hút một lượng ngoại tệ vào Việt Nam.
Các hình thức thanh toán quốc tế tại SHB Nghệ An: - Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)
- Chuyển tiền thanh toán
- Nhờ thu: nhờ thu xuất khẩu, nhờ thu nhập khẩu - Các hình thức thanh toán khác
Bảng 2.5: Hoạt động thanh toán quốc tế tại SHB Nghệ An
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tăng trưởng
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng thu TTQT 198,4 100% 350,3 100% 152,1 76,7%
Thanh toán thư tín
dụng (L/C) 9,92 5% 18,3 5,2% 8,38 84,5%
Chuyển tiền thanh toán 179,8 90,6% 306,7 87,6% 126,9 70,6%
Nhờ thu 4,7 2,4% 11,8 3,4% 7,1 150,1%
TTQT khác 3,97 2% 13,5 3,8% 9,53 240%
Năm 2010 hoạt động TTQT tăng 152,1triệu tương đương 76,7% so với năm 2009, trong đó:
- Thanh toán thư tín dụng tăng 8,38 triệu tương đương 84,5% - Chuyển tiền thanh toán tăng 126,9 triệu tương đương 70,6% - Nhờ thu tăng 9,53 triệu tương đương 240%
- Các hoạt động TTQT khác tăng 9,53 triệu tương đương 240%
Như vậy hoạt động TTQT của ngân hàng không có sự thay đổi nhiều về tỷ trọng của các hình thức mà chỉ tăng về số tiền so với năm 2009. Hình thức thanh toán chủ yếu là chuyển tiền năm 2009 chiếm 90,6% và năm 2010 chiếm 87,6%. Hình thức thư tín dụng chiếm tỷ trọng nhỏ, đây cũng là điều dễ hiểu vì số lượng các DN xuất nhập khẩu có quan hệ với chi nhánh còn rất ít. Trong tương lai khi thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng, các sản phẩm xuất khẩu trên địa bàn có chỗ đứng trên thị trường đây là những yếu tố giúp ngân hàng có thể mở rộng hình thức thanh toán thư tín dụng với các DN.
b. Dịch vụ tư vấn
Khi chất lượng cuộc sống được nâng cao thì khách hàng tìm đến ngân hàng không chỉ có các dịch vụ truyền thống mà càng đòi hỏi được phục vụ một cách toàn diện nhất. Nắm bắt nhu cầu đó của khách hàng ngân hàng đã tiển khai dịch vụ tư vấn nhằm trợ giúp cho khách hàng về tình hình tài chính, tình hình các nguồn vốn, trợ giúp doanh nghiệp trong mảng thanh toán quốc tế.
Tuy nhiên với đặc điểm tình hình và thói quen các doanh nghiệp chưa sử dụng nhiều các dịch vụ tư vấn nên đây vẫn là một trong những mảng kinh doanh mới của chi nhánh. Năm 2009 dịch vụ này đóng góp nguồn thu không đáng kể nhưng sang năm 2010 thu từ dịch vụ tư vấn trên 185 triệu. Phát triển dịch vụ này là một trong những hướng đi đúng đắn nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn, đây thực sự là một vấn đề mà ngân hàng cần chú trọng.
c. Dịch vụ ngân quỹ
Hoạt động ngân quỹ là hoạt động phục vụ cho việc chi trả đối với khách hàng, nó bao gồm nghiệp vụ ngân quỹ tiền mặt, tiền gửi ở ngân hàng Nhà Nước và các NHTM khác.
Hoạt động ngân quỹ không mang tính đầu tư nhưng lại rất quan trọng, giúp ngân hàng tăng khả năng thanh toán và chi trả với khách hàng. Năm 2009 thu từ dịch vụ ngân quỹ chủ yếu là phí kiểm đếm và đổi tiền rách, tiền không đủ tiêu chuẩn. Tổng thu từ hoạt động này năm 2009 là 9 triệu. Năm 2010 hoạt động ngân quỹ đa dạng, quy mô mở rộng hơn với các loại phí thu từ kiểm đếm, nộp, rút tiền mặt và các hoạt động khác. Tổng thu từ hoạt động này là 45,67 triệu tăng gấp 5 lần so với năm 2009. Đây là hoạt động không mang tính sinh lời vì vậy thu nhập từ hoạt động này đem lại không đáng kể so với tổng thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên với mục tiêu tăng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ thì ngân hàng cũng cần đa dạng thêm các