2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của SHB
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội tiền thân là Ngân hàng TMCP nông thôn Nhơn Ái được thành lập theo giấy phép số 0041/NH/GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nứớc Việt Nam cấp và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993. Vốn đăng ký ban đầu là 400 triệu, thời gian đầu hoạt động Ngân hàng chỉ có một trụ sở chính đặt tại số 341 - ấp Nhơn Lộc 2 – Thị Tứ Phong Điền huyện Châu Thành tỉnh Cần Thơ (nay là thành phố Cần Thơ).
Ngày 20/01/2006, Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã ký Quyết định số 93/QĐ-NHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn sang Ngân hàng Thương mại Cổ phần đô thị, từ đó tạo thuận lợi cho ngân hàng có điều kiện nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của.
Năm 2007 Tập đoàn Than, khoáng sản Việt Nam và Tập đoàn cao su Việt Nam chính thức trở thành cổ đông chiến lược và hợp tác toàn diện của SHB. Đây cũng là năm mà nhiều công ty được thành lập: công ty cố phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Sài Gòn – Hà Nội (SHF), công ty cổ phần Bảo hiểm SHB – Vinacomin... khẳng định quyết tâm thực hiện mục tiêu chiến lược trở thành một tập đoàn tài chính đa năng.
Năm 2008 là năm khẳng định bước ngoặt lớn trong quy mô, vị thế tiềm lực của SHB khi ngân hàng chuyển trụ sở chính từ Cần Thơ ra Hà Nội và tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Trụ sở chính của ngân hàng hiện đặt tại: 77 – Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Năm 2009 là ngân hàng thứ ba trong khối thương mại cổ phần Việt Nam chính thức niêm yết 200 triệu cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Năm 2010 ngân hàng chính thức đưa vào hoạt động hệ thống CoreBanking mới Intellect và công nghệ thẻ mới SamartVista đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Phát hành 1.500 cổ phiếu nâng tổng vốn điều lệ lên 3.500 tỷ đồng. Phát hành thành công 1.500 tỷ VND trái phiếu chuyển đổi, đến năm 2011 số trí phiếu này sẽ trở thành cổ phiếu quỹ nâng tổng vốn đều lệ lên 5.000 tỷ đồng. Đây cũng là năm ngân hàng có nhiều điểm nhấn: - Đạt mức huy động vốn trong dân cư và tổ chức kinh tế lên tới 38.900 tỷ đồng, dư nợ đạt 31.080 tỷ đồng.
- Tổng tài sản 48.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hưữ chiếm 3.500 tỷ đồng - Lợi nhuận trước thuế đạt 650 tỷ đồng
- Cổ tức đạt 14,5%/ năm theo vốn điều lệ của SHB.
Qua 18 năm xây dưng, phát triển và trưởng thành, SHB vinh dự, tự hào đã không chỉ tạo dựng được niềm tin, sự tín nhiệm, tin cậy trong khách hàng, đối tác… mà còn được xã hội công nhận, được các cơ quan chức năng, các tổ chức, giới chuyên môn và khách hàng trao tặng những giải thưởng, danh hiệu cao quý.
Mạng lưới PGD và nhân sự của ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm, nếu như năm 2006 ngân hàng vừa chuyển đổi quy mô từ ngân hàng cổ phần nông thôn lên NHTM cổ phần đô thị chỉ có 8 chi nhánh và PGD, 159 nhân sự. Đến năm 2010 ngân hàng có tới 120 PGD và chi nhánh trên cả nước, nhân sự lên tới 2.048 người SHB luôn phấn đấu đến năm 2012 trở thành một Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam với công nghệ hiện đại, nhân sự chuyên nghiệp, mạng lưới rộng trên toàn quốc đưa đến cho đối tác và khách hàng các sản phẩm và dịh vụ ngân hàng đồng bộ, tiện ích với chi phí hợp lý, chất lượng dịch vụ cao. Đến năm 2015 trở thành tập đoàn mạnh theo tiêu chuẩn quốc tế.
Chiến lược phát triển của ngân hàng:
- Luôn xây dựng chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn phát triển với chiến lược cạnh tranh, tọa sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu và hướng tới chiều sâu khách hàng.
- Hệ thống quản trị rủi ro xây dựng đồng bộ có chiều sâu, hiệu quả và chuyên nghiệp đảm bảo cho hoạt động ngân hàng được an toàn bền vững.
- Xây dựng văn hoá SHB thành yếu tố tinh thần xuyên suốt toàn hệ thống. Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp đảm bảo cho quá trình vận hành thông suốt, hiệu quả và liên tục của hệ thống SHB
- Phát triển các sản phẩm dịch vụ, tăng trưởng lợi nhuận từ dịch vụ/ tổng lợi nhuận qua từng năm.
- Luôn đáp ứng lợi ích cao nhất của các cổ đông, các nhà đầu tư vì một SHB thịnh vượng.
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của SHB chi nhánh Nghệ An
Với mục đích mở rộng và phát triển hệ thống mạng lưới giao dịch nhằm đưa các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đến các vùng miền trong cả nước ngày 24tháng 12 năm 2008 ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội khai trương chi nhánh tại Nghệ An (dưới đây gọi là “SHB Nghệ An” hay “Chi nhánh”) tại 58 Lê Lợi phường Hưng Bình thành phố Vinh.
Với những điều kiện thuận lơi về địa lý, đường giao thông như đường bộ, đường thủy, đường hàng không cùng với chính sách phát triển kinh tế năng động thành phố Vinh được xem là trung tâm kinh tế, tài chính, du lịch và thương mại của khu vực Bắc Trung Bộ. Vì vậy đây là thị trường rất tiềm năng cho hoạt động tài chính ngân hàng. Việc mở chi nhánh Nghệ An đánh dấu bước phát triển của ngân hàng tại Nghệ An nói riêng cũng như khu vực Bắc Trung Bộ nói chung.
SHB Nghệ An nằm trên trục đường Lê Lợi, đây là một trong những trục đường chính của thành phố Vinh, thuận lợi về đường giao thông, tiếp giáp với nhiều chợ trong thành phố như chợ Vinh, chợ Cửa Bắc, chợ Quang Trung…gần khu vực bến xe, ga tàu vì vậy đây là điều kiện giúp ngân hàng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng, mở rộng các dịch vụ tài chính đa dạng hơn đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng.
SHB Nghệ An chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm 2008, thời gian hoạt động chưa lâu nhưng các dịch vụ và tiện ích của ngân hàng trên địa bàn đã được các
tổ chức và cá nhân đánh giá cao, ngày càng được nhiều khách hàng tín nhiệm và tin dùng.
Việc mở rộng mạng lưới trên địa bàn Nghệ An là một trong những chiến lược của ban quản trị và Ban Giám đốc ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội nói chung và SHB Nghệ An nói riêng. Vì vậy nhiều PGD đã được mở trong năm 2009 và năm 2010:
- Năm 2009:
Ngày 14 tháng 5 năm 2009 đã khai trương 2 phòng giao dịch, PGD SHB Hồ Tùng Mậu (Số 9 - Hồ Tùng Mậu - TP Vinh) và PGD SHB Thái Phiên (86 Thái Phiên - TP Vinh - Nghệ An).
Trong 2 ngày 17 và 18 tháng 8 năm 2009 chi nhánh liên tiếp khai trương và đưa vào sử dụng 2 PGD: PGD SHB Thái Hòa - khối 250 phường Quang Tiến, Thị Xã Thái Hòa và PGD SHB Diễn Châu tại khối 4, thị trấn Diễn Châu, huyện Diễn Châu, Nghệ An.
Ngày 18 tháng 11 năm 2009 tại tầng 1 khu trung tâm thương mại chứng khoán Plaza số 3A, Nguyễn Trãi, phường Quán Bàu, TP Vinh ngân hàng mở thêm PGD SHB Quán Bàu đây là PGD thứ 6 của SHB Nghệ An trên điạ bàn tỉnh.
- Năm 2010:
Có 2 PGD mới được khai trương: Ngày 27 tháng 10 năm 2010 PGD SHB Quỳnh Lưu tại khối 1 thị trấn Cầu Giát huyện Quỳnh Lưu chính thức đi vào hoạt động, đến ngày 24 tháng 12 năm 2010 mở thêm PGD SHB Đô Lương tại khối 4 thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, Nghệ An nâng tổng số PGD của SHB Nghệ An trên địa bàn tỉnh lên con số 8.
Các sản phẩm tín dụng và dịch vụ ngân hàng mà SHB Nghệ An cung cấp:
- Huy động và gửi tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ
- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh doanh nghiệp và cá nhân bao gồm: + Cho vay ngắn hạn:
Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam. Cho vay sản xuất nông nghiệp.
Cho vay thương nghiệp: cá thể, DNTN, công ty TNHH… Cho vay cầm cố tiền gửi.
Cho vay tiêu dùng.
Cho vay xây dựng: cá thể, công ty TNHH. Cho vay thấu chi.
+ Cho vay trung hạn và dài hạn: Cho vay sản xuất nông nghiệp
Cho vay thương nghiệp: cá thể, DNTN, công ty TNHH, công ty cổ phần. Cho vay tiêu dùng.
Cho vay xây dựng và sữa chữa nhà. - Thanh toán quốc tế.
- Thực hiện cầm cố các giấy tờ có giá. - Thu hộ, chi hộ.
- Các dịch vụ bảo lãnh. - Các dịch vụ tư vấn.
- Chuyển tiền nhanh trong nước và nước ngoài. - Trả lương qua thẻ.
- Cho vay thấu chi qua thẻ. - Kinh doanh ngọai tệ.
- Dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking…). - Các dịch vụ ngân hàng khác.
Với phạm vi và nội dung hoạt động như trên SHB Nghệ An đã góp phần thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
2.1.2.1 Bộ máy tổ chức
Hiện nay bộ máy nhân sự của SHB Nghệ An gồm 82 người được phân bổ ở ngân hàng, các phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của SHB Nghệ An
2.1.2.2 Hoạt động của các phòng ban
- Phòng ban giám đốc: Gồm một giám đốc và một phó giám đốc + Điều hành chung mọi hoạt động của ngân hàng và các PGD.
+ Báo cáo tình hình hoạt động của chi nhánh về hội sở và đề ra định hướng phát triển chung của ngân hàng trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu chung của SHB. - Phòng tín dụng:
Phòng gồm 1 trưởng phòng và 4 tổ trưởng: tổ khách hàng cá nhân, tổ khách hàng doanh nghiệp, tổ hỗ trợ tín dụng và tổ thanh toán quốc tế.
Nhiệm vụ của phòng là: Ban giám đốc Các PGD trực thuộc Phòng kế toán Phòngtín dụng Phòng dịch vụ khách hàng Phòng hành chính quản trị Phòng dịch vụ khách hàng Phòng tín dụng
+ Tiếp xúc khách hàng, thực hiện cho vay bằng VND và ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước và của SHB.
+ Thực hiện việc thẩm định hồ sơ, phương án vay vốn và TSĐB của khách hàng nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
+ Theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng vốn của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro, phối hợp với chuyên viên xử lý nợ để thu hồi các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề, đề xuất các phương án xử lý TSBĐ khi bên bảo đảm, khách hàng vi phạm hợp đồng. + Thực hiện lưu giữ hồ sơ khoản vay theo quy định của ngân hàng.
+ Đề xuất các chiến lược nhằm thu hút khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Phòng phụ trách công việc của cả chi nhánh và các phòng giao dịch. - Phòng hành chính - kế toán:
Trực tiếp hạch toán kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh tài chính của chi nhánh và các phòng giao dịch. Quản lý các loại vốn, tài sản của ngân hàng, tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và lập báo cáo quyết toán cung cấp cho nội bộ ngân hàng và các cấp có thẩm quyền theo quy định. - Phòng dịch vụ khách hàng:
Đây là phòng giao dịch trực tiếp với khách hàng khi khách hàng có nhu cầu về các dịch vụ của ngân hàng như: gửi tiền, thanh toán tiền, chuyển tiền, các dịch vụ về thẻ, ngân hàng điện tử…
- Phòng hành chính quản trị:
+ Quản lý nhân sự của chi nhánh và các PGD + Theo dõi và chấm công, lên bảng lương + Soạn thảo các thông báo theo quy định + Một số nghiệp vụ khác.
- Các PGD trực thuộc:
PGD SHB Hồ Tùng Mậu, số 9 - Hồ Tùng Mậu - TP Vinh - Nghệ An
PGD SHB Thái Phiên, 86 - Thái Phiên - TP Vinh – Nghệ An
PGD SHB Thái Hòa, khối 250 phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa - TP Vinh -
Nghệ An
PGD SHB Diễn Châu, khối 4 - thị trấn Diễn Châu, huyện Diễn Châu - Nghệ An. PGD SHB Đô Lương, khối 1, thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An
PGD SHB Quỳnh Lưu, khối 4 thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương - Nghệ An
Mỗi PGD gồm có phòng dịch vụ khách hàng và phòng tín dụng trực thuộc. Nhiệm vụ của PGD:
+ Giao dịch trực tiếp với khách hàng
+ Cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng giống như ở chi nhánh + Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động về chi nhánh
2.1.3 Tình hình hoạt động của ngân hàng2.1.3.1 Tình hình huy động vốn 2.1.3.1 Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là một hoạt động quan trọng của các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ như ngân hàng. Bởi nét đặc trưng của các ngân hàng thương mại là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn huy động dưới các hình thức tiền gửi, tiền vay…Kinh doanh ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào kết quả huy động vốn, quy mô và chất lượng của nguồn vốn.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của SHB Nghệ An
Đơn vị: triệu đồng
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Số tiền %
Tổng nguồn vốn huy
động 276.549 100% 492.959 100% 216.410 78,25%
I.Phân theo loại tiền
1.VND 249.489 90,22% 447.679 90,81% 198.19 79,43%
2.Ngoại tệ quy đổi 27.060 9,78% 45.280 9,19% 18.220 67,33%
II.Phân theo kỳ hạn
1.Không kỳ hạn 19.659 7,11% 26.033 5,28% 6.374 32,42%
2.Có kỳ hạn 256.89 92,89% 466.926 94,72% 210.036 81,76%
III. Phân theo đối tượng
1.Cá nhân 259.015 93,66% 444.994 90,27% 185.979 71,80%
2.Tổ chức 17.534 6,34% 47.965 9,73% 33.431 190,66%
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản quy đổi của SHB Nghệ An)
Trong những năm qua SHB Nghệ An luôn tích cực thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế để đáp ứng nhu cầu vay của mọi đối tượng khách hàng, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế.
Qua bảng số liệu về tình hình huy động vốn của SHB Nghệ An ta thấy tổng nguồn vốn huy động ở năm 2009 là 276.549 triệu đồng. Đây là năm đầu tiên chi nhánh đi vào hoạt động nên lượng vốn huy động vẫn đang ở mức thấp. Nhưng chỉ sau một năm thì tổng nguồn vốn huy động là 492.959 triệu tăng 78,25% so với năm 2009 trong đó:
- Tiền gửi VND tăng 79,43%, tiền ngoại tệ quy đổi tăng 67,33% - Tiền gửi không kỳ hạn tăng 32,42%, tiền gửi có kỳ hạn tăng 81,76%
- Tiền gửi của các cá nhân tăng 71,80%, tiền gửi của các tổ chức tăng 190,66% Lượng vốn huy động sau một năm tăng lên khá nhanh nhưng cơ cấu tỷ trọng của các lọai tiền và kỳ hạn thay đổi không đáng kể. Tỷ trọng VND năm 2009 chiếm 90,22% sang năm 2010 chiếm 90,81%. Việc cơ cấu tỷ trọng VND không có sự thay đổi và luôn ở mức cao tạo thuận lợi cho ngân hàng trong hoạt động cho vay vì ở ngân hàng chủ yếu cho vay bằng VND.
Tiền gửi có kỳ hạn năm 2009 chiếm 92,89% sang năm 2010 tăng lên 94,72%, việc huy động tiền gửi có kỳ hạn ở tỷ trọng cao giúp ngân hàng chủ động và linh
hoạt trong công tác sử dụng vốn tuy nhiên ngân hàng phải trả chi phí cao cho nguồn vốn này.
Tiền gửi của các cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao 93,66% năm 2009 và 90,27%