Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội chi nhánh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 54)

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của SHB Nghệ An

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010

Tổng thu nhập 16.494 100.353

Tổng chi phí 25.646 96.561

Chênh lệch tổng thu và tổng

chi (9.152) 3.792

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết - quy đổi SHB Nghệ An)

Năm 2009 là năm đầu ngân hàng đi vào hoạt động chính vì vậy đây là năm SHB Nghệ An đứng trước vô vàn khó khăn, đó là sự cạnh tranh của các ngân hàng Nhà Nước, ngân hàng TMCP lớn trên địa bàn, đội ngũ nhân viên đang còn thiếu kinh nghiệm. Năm 2009 SHB Nghệ An lỗ 9.152 triệu. Năm 2010 chi nhánh tăng quy mô hoạt động, mở thêm nhiều PGD, triển khai các dịch vụ ngân hàng một cách

chuyên nghiệp hơn. Chính vì vậy cả tổng thu nhập và chi phí đều tăng so với năm 2009. Tổng thu nhập tăng 6,08 lần, chi phí tăng hơn 3.76 lần, đưa lợi nhuận năm 2010 đạt 3.792 triệu. Chuyển từ lỗ sang lãi là cả một sự nỗ lực rất lớn của ban giám đốc cũng như toàn thể nhân viên trong Chi nhánh .

2.2 Thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại SHB chi nhánh Nghệ An

2.2.1 Quy trình tín dụng

Hiện nay, hoạt động tín dụng đối với các DNVVN tại SHB Nghệ An đang được thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Tiếp thị, khai thác, phát triển khách hàng

Cán bộ tín dụng gặp trực tiếp khách hàng và giới thiệu các thông tin về sản phẩm.

Thông qua cuộc gặp mặt có thể nắm bắt thêm thông tin về khách hàng, tìm hiểu nhu cầu sản phẩm của khách hàng để có cải tiến trong sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Giúp khách hàng hoàn tất hồ sơ nếu như khách hàng có nhu cầu về sản phẩm ngay

Bước 2: Tiếp nhận nhu cầu vay của khách hàng và đi chứng minh

Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, kiểm tra tính chính xác, hợp lý hợp lệ của các nội dung trong hồ sơ. Kiểm tra sơ bộ tình hình hoạt động, sản xuất của khách hàng, xác minh các nội dung thực tế tại nơi cư trú, tài sản đảm bảo.

Bước 3: Thẩm định cho vay tại SHB

Thu thập thêm thông tin của khách hàng thông qua các kênh khác nhau. Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng, thẩm định tình hình tài chính, thẩm định nhu cầu vay, thẩm định TSĐB qua đó đề xuất với trưởng phòng tín dụng về việc có nên cho vay hay không, khả năng bán sản phẩm chéo, các lợi ích mà ngân hàng thu được khi cho vay

Xem xét lại toàn bộ hồ sơ để quyết định cho vay hay không cho vay. Trường hợp cho vay thông báo cho khách hàng và yêu cầu hoàn tất hồ sơ, trường hợp không cho vay cũng phải thông báo cho khách hàng và nêu rõ lý do từ chối

Bước 5: Hoàn tất hồ sơ và giải ngân vốn vay

Kiểm tra tính phù hợp, chính xác và đầy đủ giấy tờ theo quy định trước khi giải ngân, kiểm soát trước khi giải ngân. Cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân, hướng dẫn khách hàng lập khế ước nhận nợ

Bước 6: Kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ vay

Quản lý danh mục cho vay, lập báo cáo dư nợ, đối chiếu cơ cấu cho vay theo kế hoạch. Định kỳ hàng tuần liệt kê danh sách khách hàng sẽ đáo hạn vốn, lãi trong tuần tới, khách hàng trễ hạn, quá hạn để phòng tín dụng thực hiện đôn đốc thu nợ. Đối chiếu hợp đồng, giấy nhận nợ, lãi dự thu để thông báo cho khách hàng biết về ngày trả nợ, số gốc, lãi, tiền phạt.

Bước 7: Điều chỉnh nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn

Định kỳ thu lãi vào ngày 25 hàng tháng, kiểm tra tài khoản của khách hàng nếu có đủ tiền thực hiện thu lãi theo quy định, chuyển những khách hàng còn thiếu, nợ lãi sau ngày 25 cho phòng tín dụng để đôn đốc khách hàng nộp lãi.

Bước 8: Xử lý nợ xấu nợ quá hạn, nợ có vấn đề

Định kỳ hàng tuần phòng hỗ trợ tín dụng lập danh sách các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, nợ có vấn đề để báo cáo người đứng đầu đồng thời gửi chuyên viên phòng tín dụng để phối hợp thu hồi nợ

Bước 9: Điều chỉnh lãi suất cho vay, miễn giảm lãi vay

Định kỳ hàng tháng rà soát tất cả các hợp đồng tín dụng trung và dài hạn cần điều chỉnh lãi suất chuyển phòng tín dụng. Lập tờ trình điều chỉnh lãi suất trình lãnh đạo phê duyệt trong đó nêu rõ mức lãi suất cho kỳ kế tiếp. Sau khi được phê duyệt thì chuyển lãi suất cho bộ phận hạch toán và thông báo cho khách hàng biết.

Bước 10: Thu hồi nợ gốc và lãi vay

Tiếp nhận nhu cầu cơ cấu thời hạn trả nợ của khách hàng. Kiểm tra lại quá trình trả nợ của khách hàng xác minh, phân tích, thẩm định điều kiện của khách hàng để đề xuất cơ cấu hay không cơ cấu thời hạn trả nợ cho khách hàng. Quy trình kiểm tra phân tích đối với đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện tương tự quy

trình cho vay. Thực hiện hạch toán chuyển nợ quá hạn nếu sau ngày trả nợ mà khách hàng không đến trả nợ mà khồn được cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ

Bước 11: Tất toán khoản vay và giải chấp

Phòng hỗ trợ tín dụng căn cứ vào chứng từ thu nợ lập thông báo giải chấp TSĐB và chuyển cho trưởng bộ phận tín dụng ký xác nhận giải chấp và trình cấp thẩm quyền phê duyệt, thực hiện giải chấp tái sản và hoàn trả cho khách hàng bản hồ sơ gốc TSĐB, tổ chức lưu và tất toán hồ sơ.

Sơ đồ 2.2: Quy trình hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại SHB Nghệ An (1a) (1b) (3a) (2) (4) (3b)

(1a) Tổ quan hệ khách hàng DN giới thiệu, tư vấn, tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng và tiến hành thẩm định hồ sơ.

(1b) Nếu hồ sơ không đạt yêu cầu, tổ quan hệ khách hàng DN trả lại cho khách hàng

(2a) Tổ quan hệ khách hàng DN chuyển bộ hồ sơ cho tổ hỗ trợ tín dụng để thẩm định lại bộ hồ sơ, thẩm định khoản vay

(3a) Nếu hồ sơ hợp lệ và thuộc thẩm quyền thì phê duyệt khoản vay và thông báo cho khách hàng.

(3b) Nếu khoản vay vượt thẩm quyền phê duyệt thì chuyên viên hỗ trợ tín dụng chuyển hồ sơ cho Ban giám đốc tái thẩm định.

(3c) Sau khi Ban giám đốc xét duyệt thì thông báo cho khách hàng chấp nhận hay không chấp nhận cho vay

(4) Tổ hỗ trợ tín dụng chuyển hồ sơ cho phòng dịch vụ khách hàng để giải ngân khoản vay cho khách hàng

Trong quá trình tín dụng với khách hàng tổ hỗ trợ tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát khoản vay, thu hồi nợ, thực hiện giải chấp khoản vay và lưu trữ hồ sơ khi hợp đồng tín dụng kết thúc. Khách hàng (Các DNVVN) Tổ quan hệ khách hàng DN Tổ hỗ trợ tín dụng Phòng dịch vụ khách hàng Ban giám đốc (3c)

2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại SHB chi nhánh Nghệ An 2.2.2.1 Quy mô tín dụng

Quy mô tín dụng là một trong những chỉ tiêu đầu tiên để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng, phản ánh mặt lượng của hoạt động tín dụng. Nhìn chung, quy mô tín dụng được đánh giá qua các tiêu chí: doanh số, dư nợ, số lượng khách hàng giao dịch.

Quy mô tín dụng với DNVVN tại SHB Nghệ An được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

*Doanh số

Doanh số là một trong những tiêu chí cơ bản phản ánh tổng quát qui mô hoạt động tín dụng. Doanh số hoạt động tín dụng tại SHB Nghệ An chủ yếu thể hiện qua doanh số cho vay và doanh số bảo lãnh.

Bảng 2.7: Doanh số cho vay đối với DNVVN tại SHB Nghệ An

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tăng trưởng

Số tiền %

Tổng doanh số cho vay

DNVVN 165.092 350.527 186.156 116,8%

Tổng doanh số cho vay tại

SHB Nghệ An 412.729 908.416 495.687 120,1%

Tỷ trọng doanh số cho vay

DNVVN so với tổng cho vay 40% 38,6%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009 – 2011)

Năm 2010 tổng doanh số cho vay đối với DNVVN tăng cả về số tương đối cũng như tuyệt đối. Tổng cho vay với DNVVN năm 2009 là 165.092 triệu chiếm 40% so với tổng doanh số cho vay tại SHB Nghệ An. Năm 2010 tổng doanh số cho vay đối với DNVVN tăng lên 350.527 triệu tăng 186.156 triệu (tương đương 116,8%). Tổng doanh số cho vay của SHB Nghệ An năm 2010 tăng 495.687 triệu tương đương 120,1% so với năm 2009, như vậy doanh số cho vay tăng chủ yếu tập trung tăng ở mảng DNVVN, sở dĩ như vậy vì năm 2010 là năm mà các ngân hàng nói chung và SHB Nghệ An nói riêng đều chú trọng vào nhóm khách hàng cá nhân và các DNVVN.

Bảo lãnh cũng là một trong các sản phẩm tín dụng truyền thống được các DNNVV ưa dùng. Đặc biệt, các DNNVV tại SHB Nghệ An hoạt động đa phần trong ngành xây dựng, lĩnh vực có nhu cầu bảo lãnh lớn. Do đó, đây là tiềm năng đáng kể để chi nhánh tăng quy mô, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Doanh số hoạt động bảo lãnh của ngân hàng năm 2010 tăng rất nhanh so với năm 2009.

Mức phí thu từ các hoạt động bảo lãnh mà ngân hàng áp dụng hiện nay là 1,8%/năm . Tùy vào loại tài sản mà khách hàng đảm bảo mà ngân hàng có mức phí khác nhau:

- Nếu đảm bảo bằng số dư, sổ tiết kiệm và giấy tờ có giá do SHB bảo lãnh thì mức phí là 0,1%/ tháng

- Nếu đảm bảo bằng tài sản khác thì mức phí là 0,15%/ tháng. - Nếu không có tài sản đảm bảo thì mức phí là 0,2%/ tháng.

Bảng 2.8: Doanh số họat động bảo lãnh tại SHB Nghệ An

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Số tiềnTăng trưởng%

Tổng doanh số hoạt động bảo lãnh đối với DNVVN

3.222,8 15.032,7

11.814,2 366,6%

Tổng doanh số hoạt động bảo

lãnh tại SHB Nghệ An 16.033,8 34.957,6 18.923,8 118,1%

Tỷ trọng doanh số hoạt động bảo

lãnh với DNVVN 20,1% 43%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009 – 2010)

Tổng doanh số bảo lãnh năm 2009 là 16.033,8 triệu trong đó tổng doanh số bảo lãnh đối với DNVVN là 3.222,8 triệu chiếm 20,1%. Năm 2010 hoạt động bảo lãnh tăng 18.923,8 triệu (tương đương với 118,1%) so với năm 2009, trong đó doanh số hoạt động bảo lãnh đối với DNVVN tăng 11.814,2 triệu (tương đương 366,6%).

Hoạt động bảo lãnh tăng mạnh vì các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Trong những năm gần đây hoạt động xây dựng phát triển mạnh bởi quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Như vậy nhu cầu bảo lãnh ngoài yếu tố chủ quan còn do yếu tố khách quan của xã hội.

Bảng 2.9: Tình hình dư nợ của các DNVVN tại SHB Nghệ An

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Tăng trưởng

Số tiền Tỷ

trọng Số tiền

Tỷ

trọng Số tiền %

Tổng số dư nợ 375.209 100% 777.223 100% 402.014 107,1%

Dư nợ đối với

DNVVN 142.202 37,9% 316.899 40,8% 174.697 122,8%

Dư nợ với các

thành phần khác 233.007 62,1% 460.324 59,2% 173.317 74,4%

(Nguồn : Báo cáo tổng kết 2009 - 2010 tại SHB Nghệ An) Từ bảng số liệu cho thấy dư nợ của ngân hàng năm 2010 tăng 402.014 triệu tương đương 107,1% so với năm 2009. Trong đó:

- Dư nợ với các DNVVN chiếm 40,8% tăng 174.697 triệu (tương đương 122,8%) so với năm 2009.

- Dư nợ với các thành phần khác chiếm 59,2% tăng 173.317 triệu (tương đương

74,4%) so với năm 2009.

Như vậy tốc độ tăng trưởng dư nợ với các DNVVN lớn hơn nhiều tốc độ tăng trưởng dư nợ với các thành phần khác. SHB Nghệ An đã chú trọng mở rộng tín dụng với các DNVVN, việc tăng tỷ trọng cho vay với các DNVVN cũng là mục tiêu chung của các ngân hàng trên địa bàn. Tuy nhiên phải thấy rằng so với tiềm lực của ngân hàng cũng như số lượng các DNVVN trên địa bàn thì đây vẫn đang còn là một khu vực rất tiềm năng. Các DNVVN không chỉ có trên địa bàn thành phố Vinh mà đang mở rộng ra các huyện đồng bằng ven thành phố, các huyện ở vùng núi.

Nhằm mở rộng và ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng với các DNVVN, ngân hàng luôn chú trọng điều chỉnh dư nợ cho vay với các DNVVN theo loại hình sở hữu, theo nghành nghề và theo thời gian dư nợ để phù hợp hơn với sự phát triển của các DNVVN, xu hướng phát triển của xã hội và phù hợp với nguồn vốn của ngân hàng.

*Về số lượng khách hàng

Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh găy gắt của các ngân hàng và tổ chức tài chính trên địa bàn nên hoạt động tín dụng của SHB Nghệ An cũng gặp

những khó khăn nhất định. Thời gian hoạt động chưa lâu nhưng ngân hàng cũng đã thu hút được một lượng khách hàng khá lớn đến giao dịch, đặc biệt số lượng DN đã tăng đáng kể sau một năm hoạt động.

Bảng 2.10: Tổng số DNVVN có quan hệ tín dụng với SHB Nghệ An

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tăng trưởng

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng % Tổng số DNVVN 87 100% 201 100% 114 131% Xuất nhập khẩu 2 2,3% 6 3% 4 200% Thương mại – dịch vụ 42 48,3% 116 57,7% 74 176.9%

Công nghiệp – xây

dựng 43 49,4% 79 39,3% 36 83.7%

(Nguồn : Báo cáo tổng kết 2009- 2010 tại SHB Nghệ An)

Qua bảng số liệu ta thấy SHB Nghệ An có quan hệ với các doanh nghiệp thuộc các nghành thương mại – dịch vụ, công nghiệp – xây dựng và xuất nhập khẩu.

Số lượng doanh nghiệp mà chi nhánh cho vay năm 2010 đã tăng 131% so với năm 2009. Tỷ trọng tăng dần các DN trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu. Nhưng tổng số DN có quan hệ tín dụng với chi nhánh cũng mới dừng ở con số 200. Trong đó:

- Các DN hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tăng 4 doanh nghiệp (200%) so với năm 2009. Số lượng các DN xuất nhập khẩu có quan hệ tín dụng với SHB Nghệ An đang ở mức khiêm tốn nhưng khi thị trường xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được mở rộng ra các thi trường nước ngoài như Mỹ, EU, Nhật Bản, các DN trên địa bàn tỉnh bây giờ không chỉ là người cung ứng hàng xuất khẩu cho các DN trung ương mà trở thành những nhà xuất khẩu. Mở rộng thị trường là cơ hội cho các DN xuất khẩu trên địa bàn phát triển, đây cũng là cơ hội cho ngân hàng mở rộng quan hệ tín dụng với các DN xuất khẩu. Vì vậy tăng số lượng cũng như dư nợ đối với các DN xuất khẩu là mục tiêu hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới

- Các DN họat động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ năm 2009 có 420 doanh nghiệp, năm 2010 tăng lên 74 DN (tương đương 176%) nâng lên 116 DN. Đây cũng là nhóm DN có quan hệ tín dụng với ngân hàng nhiều nhất.

- Các DN ở lĩnh vực công nghiêp – xây dựng năm 2009 có 43 DN, năm 2010 lên tới 79 DN tăng 36 DN (tương đương 87,3%). Đây cũng là ngành nghề kinh doanh có quan hệ tín dụng với DN khá nhiều, ngoài cho vay thì đây cũng là những DN sử dụng nhiều các dịch vụ đi kèm của ngân hàng. Vì vậy đây được xem là nhóm khách hàng tiềm năng để ngân hàng mở rộng tín dụng cả về số lượng cũng như chất lượng. Trong xu thế chung của xã hội là tăng dần các DN trong nghành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần các DN trong nghành nông nghiệp vì vậy mà SHB Nghệ An cũng đã chú trọng cơ cấu tỷ trọng dư nợ theo xu thế đó. Hiện nay ngân hàng cũng chưa có quan hệ tín dụng với các DN trong lĩnh vực nông nghiệp, đây cũng là một điều dễ hiểu vì hầu hết các DN nông nghiệp thì chiếm tỷ trọng ít mà chủ yếu là các hộ sản xuất kinh doanh cá thể lại tập trung ở các huyện ven thành phố. Các DN trong lĩnh vực nông nghiệp lại chủ yếu có quan hệ với các ngân hàng chính sách xã hội hay ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn. Chính vì vậy ngân hàng cũng xác định đây không phải là các DN tiềm năng mà tập trung vào đối tượng là

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội chi nhánh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w