Hoạt động của lực lợng vũ trang Quân khu 4.

Một phần của tài liệu Lực lượng vũ trang quân khu 4 trên chiến trường lào trong thời kỳ chống mỹ ( 1954 1975 ) (Trang 37 - 38)

2.2.3.1. Về quân sự:

Ngày 9 tháng 12 năm 1960, Đại tớng Võ Nguyên Giáp ra chỉ thị “yêu cầu quân khu giúp bạn hành động hết sức nhanh chóng phô trơng thanh thế, uy hiếp hớng Thà-khẹt, buộc địch phải rút một phần lực lợng về, phối hợp bảo vệ Viêng chăn”[28].

Tiếp đó, ngày 12 và 14 tháng 12 năm 1960, Đại tớng Võ Nguyên Giáp chỉ thị tiếp cho hai quân khu Tây Bắc và Quân khu 4: Quân khu 4 tăng cờng thêm một đại đội hoạt động phối hợp với bạn ở Thà Khẹt; chuẩn bị 1 tiểu đoàn, nghiên cứu khả năng tổ chức lực lợng có thể đa vào hoạt động ở Hạ Lào, Quân khu Tây Bắc chỉ đạo lực lợng gấp rút hoạt động, nổ súng ngay và đánh mạnh với tinh thần tích cực và khẩn trơng.

Chấp hành mệnh lệnh, Bộ t lệnh Quân khu 4 sử dụng tiểu đoàn 929 (Trung đoàn 120), quân tình nguyện Quân khu cùng 2 đại đội Pa-thét Lào phối hợp tiến công căn cứ địch ở Noọng Hét. Ngày 16 tháng 12 năm 1960, liên quân Việt- Lào bắt đầu nổ súng. Đây là một mục tiêu trong toàn bộ chiến dịch giải phóng Cánh Đồng Chum – Xiêng khoảng của bạn. Do chủ quan đánh giá địch thấp, nên những lần tiến công đầu tiên ta gặp phải sự tập kích điên cuồng của địch và không hoàn thành nhiệm vụ. Sau khi rút kinh nghiệm, quân khu bổ sung thêm lực lợng của s đoàn 324 và làm gấp gần 10km đờng từ Mờng xén đến Noọng Hét để kéo pháo và áp sát căn cứ địch. Ngày 28/12, ta tổ chức đợt tiến công lần thứ 2. Sau 3 ngày chiến đấu, bộ binh đợc hỏa lực pháo binh chi viện đã giải phóng hoàn toàn Noọng Hét.

Ngoài lực lợng tình nguyện của trung đoàn 120 tham gia giải phóng Noọng Hét, một trung đội của tiểu đoàn 929 đợc giao nhiệm vụ phối hợp với 2 đại đội

Pa-thét Lào tấn công Lằng Khằng. Sau 4 ngày chiến đấu (từ 16 đến 19/ 1960) Lằng Khằng cũng đợc giải phóng.

Đây là những thắng lợi mở đầu của bộ đội tình nguyện quân khu 4, phối hợp với đội Pa-thét Lào tấn công vào những vị trí khá quan trọng của địch.

2.2.3.2. Về chính trị:

Phối hợp cùng hoạt động quân sự, lực lợng vũ trang quân khu còn chú trọng giúp bạn tổ chức các đội vũ trang tuyên truyền làm công tác vận động quần chúng, xây dựng cơ sở ở vùng giải phóng. Đội vũ trang tuyên truyền trở thành một loại hình tổ chức phù hợp với đặc điểm tình hình các địa phơng hoạt động trong điều kiện khó khăn nhng hiệu quả, đã vận động đợc đông đảo thanh niên các bộ tộc Lào nhập ngũ, tham gia lực lợng dân quân du kích, bảo vệ làng bản.

Thắng lợi của đấu tranh quân sự và chính trị đã tác động mạnh mẽ đến mặt trận ngoại giao. Ngày 3 tháng 5 năm 1961, đại diện ba phái gồm Neo Lào Hắc Xạt( Pa-thét Lào), Phu- ma và phái Bun- ùm- Phu-mi gặp nhau ở Hin Hợp, sau đó ở Na Mon( 13-5) thoả thuận công bố lệnh ngừng bắn. Ngày 16 tháng 5 năm 1961, Hội nghị quốc tế tại Giơnevơ bàn về vấn đề Lào gồm 14 nớc tham dự khai mạc.

Tuy nhiên do những hành động nhằm phá hoại của đế quốc Mỹ và tay sai nên phải gián đoạn đến ngày 2 tháng 7 năm 1962, Hội nghị quốc tế Giơnevơ về Lào có 14 nớc tham gia mới họp trở lại. Ngày 23 tháng 7 năm 1962, Hiệp định Giơnevơ về Lào đợc ký kết. Các nớc tham gia ký kết Hiệp định Giơnevơ thừa nhận tôn trọng nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Lào (xem phụ lục)

Một phần của tài liệu Lực lượng vũ trang quân khu 4 trên chiến trường lào trong thời kỳ chống mỹ ( 1954 1975 ) (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w