Các lễ tiết thờ cúng trong năm và Lễ hội

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng lý trai xã diễn kỷ, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an từ thế kỷ XV đến năm 1945 (Trang 93 - 98)

6. Bố cục của luận văn

3.2.3. Các lễ tiết thờ cúng trong năm và Lễ hội

3.2.3.1. Các lễ tiết thờ cúng trong năm

- Tết Khai hạ

Đợc tổ chức vào ngày mùng 7 tháng 1 (ÂL) với mục đích, tháng giêng là tháng Dần (nhân sinh ở Dần), ngày mùng 7 cũng thuộc nhân nên tế thần linh vào ngày này là mong cầu cho mọi ngời sống hạnh phúc, mọi nghề phát đạt, kinh tế dồi dào trong các gia đình. Tế xong mới hạ nêu xuống.

- Tết Rằm tháng Giêng (còn gọi là tết Lập xuân).

Vào ngày này làng tổ chức tế tại đình. Lễ vật đợc phân chia đều cho các giáp gồm, mỗi giáp một cỗ xôi gà đem đến. Trớc khi tế, làng tổ chức chấm điểm lễ vật của các giáp. Sau đó chọn cỗ đợc giải nhất, nhì, ba để ở bàn trên, cỗ không đợc giải để ở bàn dới, cuộc tế mới bắt đầu. Kết thúc buổi tế số cỗ đ- ợc chia cho dân làng đến dự. Tết Rằm tháng Giêng có ý nghĩa cầu cho mọi vật sinh sôi nảy nở, mùa màng tốt tơi. Đây là một tết lớn sau tết Nguyên đán.

- Tết mùng Năm tháng Năm (còn gọi là tết Đoan ngọ).

Là tết cầu may, tết của sự sống. Chính vì đó là thời điểm nóng nực nhất trong năm và có nhiều bệnh tật phát sinh nên tết mồng Năm còn gọi là tết giết sâu bọ. Vào ngày này các giáp đều có lễ vật cúng tại đền thuộc địa điểm của giáp phục vụ. Trong các gia đình chuẩn bị bữa cúng tổ tiên rất chu đáo. Từ sáng mồng 4, ngời dân đã đi chợ mua sắm các thứ lễ để sáng mồng 5 đi giết sâu bọ sớm. Ngoài các thứ lễ cúng tổ tiên, họ còn mua các loại bánh trái, ủ cơm rợu

nếp, mua lá ngón nhuộm móng tay, chân. Mỗi loại đều mang ý nghĩa và mục đích riêng. Lá ngón giã nhỏ đắp lên móng tay chân và ủ cho đến sáng mồng 5 mục đích là làm đẹp và bảo vệ móng trớc khi bớc vào vụ cấy. Đồng thời đi hái các loại lá thuốc giữa tra (vào giờ ngọ của ngày đoan ngọ), lúc dơng khí mạnh nhất, rồi phơi khô dùng làm thuốc uống trong năm.

- Tết Rằm tháng 7

Vào ngày này, dân làng cúng các cô hồn bằng cháo hoa đổ vào những chiếc lá đa dọc đờng đi, cũng là ngày lễ Vu Lan của nhà phật. Tại các đình, đền, miếu đều có tổ chức cúng. Lễ vật là xôi gà, chuối oản, hoa quả. Cúng xong tất cả các lễ vật đều đem chia cho dân làng đến dự lễ. Trong các gia đình đều làm cỗ cúng tổ tiên. Trong tháng 7, làng có tục đốt quần áo, vật dụng cho ngời chết gọi là tục đốt vàng mã và không may quần áo và mua sắm cho ngời sống. Đồng thời cũng có tục kiêng không dựng vợ gả chồng cho con cái, vì đây là tháng vợ chồng Ngu Lang - Chức Nữ gặp nhau.

- Tết Trung thu.

Đánh dấu ngày có trăng tròn nhất trong năm, cũng là lúc thời tiết mát mẻ nên ngời dân trong làng tổ chức thả diều, hát trống quân, trẻ con thì tổ chức rớc đèn lồng. Trong các đền cũng tổ chức cúng các vị thần của làng, các gia đình cũng có lễ cúng tổ tiên.

- Tết cúng ông Táo về trời.

Ngày 23 tháng chạp các gia đình bày cỗ cúng ông Táo và gia tiên. Cỗ cúng thờng có xôi, gà, thịt lợn và hoa quả, ngoài ra còn cúng cá chép để ông Táo có phơng tiện bay về trời. Cúng xong đem cá ra ao làng, sông để thả.

- Tết Nguyên Đán

Theo tục lệ xa, ngoài ngày giỗ, tết Nguyên đán có ý nghĩa đặc biệt. Bởi lẽ đây là tết truyền thống của dân tộc. Mọi ngời chờ đón một điều gì đó tốt đẹp, một sự sum vầy đầm ấm trong ngày đầu năm mới. Những ngày cuối năm nhà nào cũng lo quét dọn nhà cửa, lau chùi bàn thờ, đồ thờ sạch sẽ, trang hoàng câu

đối, mâm ngũ quả, một cành đào nụ hoa chúm chím, mấy bức tranh xuân rực rỡ sắc màu. Nhà nghèo cũng cố gắng gói vài cặp bánh chng, mua vài cân thịt. Nhà có điều kiện thì sắm nhiều hơn và làm nhiều loại bánh nh bánh gai, bánh mật, chè lam, cốm, bánh cà...

Chiều 30 tháng chạp bắt đầu vào tết, nhà nào cũng đặt mâm cỗ rớc gia tiên về ăn tết với gia đình. Nửa đêm vào giờ Tý (0 giờ) cúng giao thừa chính thức đón xuân, lễ cúng này thờng làm xôi, thịt gà hoặc chè mật. Cả nhà quây quần vui chén rợu mừng xuân và chúc tụng nhau một năm mới an khang hạnh phúc. Ngày mồng một là ngày quan trọng nhất trong ba ngày tết. Ngời lớn chỉnh tề áo dài, khăn xếp đến nhà thờ họ thắp hơng, đi chúc mừng năm mới các gia đình thân thuộc. Mọi ngời nói chuyện, chào hỏi nhau nhỏ nhẹ thân tình, ai cũng muốn giành cho nhau những điều tốt đẹp trong những ngày đầu năm mới. Tết chỉ có ba ngày, mồng ba tháng giêng là làm lễ tiễn ông bà, tổ tiên, song thờng vui chơi cho tới lễ khai hạ (mồng 7 tháng giêng). Nhiều làng tổ chức các trò chơi nh đu tay, đấu vật, cò thẻ, chọi gà... Ngoài ra còn có lệ đầu năm cho trâu, bò ăn xôi, ăn bánh tỏ lòng biết ơn con vật đã cùng với mình dầm ma dãi nắng làm nên hạt thóc, củ khoai và cũng là để giáo dục con cái biết yêu quý, chăm sóc con vật vốn đợc coi là “đầu cơ nghiệp”.

3.2.3.2. Lễ hội

Làng Lý Trai cũng có nhiều lễ hội trong năm, thờng thì các lễ hội đó gắn với một sự kiện nhất định hoặc một tín ngỡng nào đó, dần dần trở thành truyền thống của làng.

Hàng năm, đền Si có hai ngày đại tế: Du xuân vào ngày 22 tháng giêng âm lịch và Đại điển vào ngày 15 tháng ba âm lịch. Việc tổ chức tế lễ do Hội đồng quan viên chức sắc trong làng họp bàn và thông qua. Ngời chủ tế do Hội đồng chọn, dựa trên mấy tiêu chuẩn. Có địa vị nhất định trong xã hội, vợ chồng song toàn, nhân đức và trong thời điểm đó không chịu tang tóc, con cái làm ăn lơng thiện.

Ngời đợc cử làm chủ tế coi đây là vinh dự lớn, phải sắm lễ vật, chừng vài yến thịt, mời lăm nồi nếp tế thần. Trớc ngày đại lễ, chủ tế phải ăn cơm chay, ngủ tại đền từ đêm hôm trớc.

Lễ du xuân thờng có tổ chức đánh cờ ngời, ngời đợc chọn vào vị trí quân cờ, một bên trai, một bên gái đều là nam thanh nữ tú. Trớc mặt mỗi ngời, cắm quân cờ thẻ bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Cờ ngời là môn đấu vô cùng hấp dẫn. Ngời xem vòng trong, vòng ngoài đông nghịt, không chỉ xem sự ganh đua tài trí của các kỳ thủ nổi tiếng mà còn chiêm ngỡng trai tài gái sắc. Kỳ thủ lăm lăm trong tay lá cờ chéo làm hiệu di chuyển quân cờ. Theo sát sau lng mỗi ngời là hai thanh niên giục trống, đánh chũm chọe inh ỏi bên tai, tạo không khí căng thẳng liên tục. Cuộc đấu kéo dài trong tiếng trống, tiếng chũm chọe, tiếng hò reo ồn ã.

Ngoài hai lần đại tế theo định kỳ, gặp năm trời hạn hán, xã tổ chức lễ “cầu đảo” ở đền Si, cầu trời ma. Lễ “cầu đảo” đợc tổ chức rất trọng thể. Các làng rớc kiệu thần làng mình về hội ở đền Si. Lễ rớc uy nghiêm, trang trọng, cờ lọng, tàn, gơm, giáo, xà mâu... rợp kín mặt đờng. Ngời dự lễ, ngời đi xem nờm nợp trên đờng. Lễ rớc đợc quy định thành lệ, đi đầu là kiệu thần làng Mỹ Lý, tiếp là Thừa Sủng, Đông Trai... việc tế lễ trong đền theo nghi thức đại lễ.

Trờng hợp xã, làng “cầu đảo” mà cha có ma thì tổng Lý Trai tổ chức “cầu đảo”, cũng ở đền Si. Cách thức tổ chức nh của xã nhng quy mô lớn hơn. Có thêm lễ rớc kiệu thần của các làng Nhân Trai (Diễn Xuân), Đồng Tháp (Diễn Hồng), Phợng Lịch (Diễn Hoa), Lý Nhân (Diễn Ngọc), Thanh Bích (Diễn Bích), Yên Thống (Diễn Liên), Hng Lễ (Diễn Kỷ).

Nếu tổng “cầu đảo” mà trời vẫn cha ma, thì tổ chức “chèo bơi”, bơi thuyền trên khúc sông Bùng, từ bến Thóc đến trớc đền Ba Khoán của Kỷ Luật (hạ lu cầu Đông Kỷ bây giờ) để cầu ma. Nửa đêm trớc ngày lễ, chủ tế đọc văn tế gọi là “Triệu tam phủ” rồi ném xuống giữa dòng sông, hàm ý thỉnh cầu “Thủy cung” phù hộ. Lễ chèo bơi thờng tổ chức bốn năm thuyền gỗ tham gia.

Một thuyền chở kiệu thần, do chủ tế điều khiển. Các thuyền còn lại, mỗi thuyền khoảng hai chục ngời chèo, trang phục thống nhất, có một ngời chỉ huy, trên mỗi thuyền có cờ, chiêng, trống, chũm chọe. Khi lễ bắt đầu, mái chèo khua dậy sóng, chiêng trống vang rền. Tiếng hò reo trên bờ dới mặt sông vang dậy. Theo nhịp trống từng đoàn thuyền bơi vòng tròn giữa sông. Tiếng reo hò càng náo động, hàm ý làm rung chuyển cả đất trời. Lễ “cầu đảo” cũng có lần đợc ma, có lần không đợc.

Cách thức tế lễ ở các đền làng cơ bản giống với đền xã, chỉ khác về thành phần tham dự, ở xã chỉ có quan viên chức sắc còn ở làng là tất cả đàn ông đã vào làng.

Tế phẩm gồm cau, trầu, hơng, rợu, thịt, xôi nhiều hay ít tùy theo tính chất ngày lễ và khả năng của từng làng.

Riêng tại đền Giếng làng Kỷ Luật, lễ “Thờng Tân” nhất thiết phải có cơm nắm nấu bằng loại gạo ngon với hàm ý cầu mong ma thuận gió hòa, cây cối phong đăng, mùa màng tơi tốt. Còn tế lễ ở nhà Thánh, hàng năm có hai kỳ, xuân thu nhị kỷ: Xuân tế và Thu tế. Tế phẩm nh ở các đền nhng xôi phải đóng thành oản và tế vào ban đêm.

Xa kia ngoài đền đài, mỗi làng còn có cồn “kỳ yên” là một khoảng đất, xung quanh trồng cây bao bọc, hàng năm vào ngày tỵ của tháng ba, làm lễ cúng cầu yên. Lễ vật là một nồi cháo hoa, một mâm hạt nổ, một chiếc thuyền con làm bằng cọng lá chuối, cắm những lá cờ nhỏ bằng giấy nhiều màu. Khi cúng xong, buộc thuyền vào hai khúc chuối thả xuống sông. Theo lời các cụ già thì đây là lễ cúng những cô hồn không nơi thờ tự và trừ khử dịch bệnh, để không hoành hành quấy nhiễu trong dân. Nhiều xóm có cồn “mục đồng” là những gò đất cao giữa đồng hoặc ven xóm, thờng trồng cây duối xung quanh làm nơi chơi cho trẻ chăn trâu bò. Hàng năm vào tháng 10 âm lịch làm lễ cúng Thần Nông, theo truyền thuyết là vị vua đầu tiên ở Trung Quốc chế ra cày, bừa và dạy dân cày cấy.

Tại Hng Lễ, Kỷ Luật mỗi nơi có một điện thờ đức Thánh quan (Quan Công - một vị tớng, thời Tam Quốc). Điện thánh chỉ thắp hơng vào các ngày sóc (mồng một), vọng (ngày rằm) hàng tháng. Nhiều ngời khi gặp chuyện rủi ro, lúc đau ốm, thờng mang hơng, trầu, vàng mã, rợu đến lễ thánh cầu sự che chở, phù hộ. Riêng Hng Lễ có văn miếu thờ đức Khổng Tử, xây dựng trên một khoảng đất hẹp, quy mô nhỏ.

Qua lễ hội trong năm, tinh thần đoàn kết gắn bó trong cuộc sống của dân làng ngày càng đợc củng cố, mọi ngời đều hớng về Trời, Phật, Thánh Thần, các đấng siêu nhiên, về vị Thần hoàng làng để cầu mong sự an bình, đợc hỗ trợ, che chở và giúp đỡ.

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng lý trai xã diễn kỷ, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an từ thế kỷ XV đến năm 1945 (Trang 93 - 98)