Thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng lý trai xã diễn kỷ, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an từ thế kỷ XV đến năm 1945 (Trang 36 - 39)

6. Bố cục của luận văn

2.1.3. Thủ công nghiệp

Ngoài sản xuất nông nghiệp, ở Lý Trai do nhu cầu của cuộc sống và những điều kiện kinh tế xã hội đã dần dần xuất hiện một số nghề phụ khác. Dân gian còn lu truyền thơ ca nói về các nghề nghiệp của Lý Trai rằng:

“Điển luật vui gớm vui ghê

Có nghề làm muối có nghề máy xay” [58]

Vào khoảng đầu thế kỷ XVI, cụ tổ dòng họ “Ngô Bá” từ ngoài Bắc vào định c ở Kẻ Si, đã truyền nghề đúc lỡi cày, diệp cày. Cụ đợc ngời làm nghề suy tôn là “Thiệt canh tiên sinh” (cụ tổ nghề đúc lỡi cày), hàng năm cúng giỗ để tỏ lòng biết ơn.

Nguyên liệu để đúc lỡi cày, diệp cày là gang, thờng mua ở các lò luyện quặng sắt hoặc mua phế liệu về nấu lại. Dụng cụ đúc gồm có bễ thụt, nồi đúc, lò đúc và khuôn. Bễ thụt thờng làm bằng cây gỗ lim hoặc gỗ táu, cao khoảng một mét xẻ đôi, đục rỗng ruột, đờng kính khoảng 30 cm ốp lại và gắn bằng một loại nhựa đặc biệt. Lò đúc làm bằng đất sét nhồi trấu. Nồi đúc làm bằng gang bên trên trát lớp đất mỏng. Nồi đúc đặt trên lò đúc, hai ngời thụt bễ đều đặn đẩy hơi vào lò cho lửa than rực cháy liên tục. Than đúc thờng là than lim cho nhiệt độ cao và giữ nhiệt lâu. Khi gang trong lò đúc đạt đến độ nóng chảy và đủ lợng cần thiết thì ngời thợ cả đổ vào khuôn. Khuôn cũng làm bằng đất có cốt bằng gang.

Hơn 400 năm tồn tại và phát triển nghề, khi cực thịnh Lý Trai có tới 40 đến 50 lò đúc. Mỗi lò ít nhất 4 ngời làm, ngoài ra còn thu hút hàng chục lao động đi bán sản phẩm, thu mua phế liệu. Lò đúc làm việc quanh năm, từ mờ sáng tới tối, tiếng thụt bễ phì phò, ánh lửa rực hồng ngõ xóm, nói lên sự cần mẫn của một làng nghề. Lỡi cày, diệp cày Kẻ Si đợc đem bán khắp nơi trong các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Lỡi cày, diệp cày Kẻ Si đã trở nên nổi tiếng. Hiện nay nghề đúc lỡi cày vẫn còn nhng do điều kiện kinh tế xã hội đã dẫn đến nhiều sự thay đổi trong sản xuất sản phẩm hàng hóa của các mặt hàng từ đúc gang, rèn sắt.

Nghề làm muối đợc du nhập vào từ cuối thế kỷ XIX do cố Xã ngời Kẻ Sót (Hà Tĩnh) ra lập nghiệp ở Hng Lễ truyền lại. Cố là ngời đầu tiên khai thác cánh đồng muối hiện nay của Đông Kỷ. Trớc đây, hàng năm vào ngày rằm tháng bảy các hộ làm muối đều lễ cúng cố Xã, tỏ lòng biết ơn vị “tổ truyền nghề”.

Về cơ bản kỹ thuật làm muối trớc đây cũng giống nh ngày nay. Song công đoạn làm đất nặng nhọc hơn rất nhiều. Bởi lẽ ngày xa dùng đất rải sá và dạt, đất rải sá ngâm nớc mặn và phơi trong nhiều ngày, cho hơi nớc bốc đi, muối đọng lại trong đất, sau đó dùng trâu, bò bừa sá thật kỹ rồi mới xúc đổ thành cồn cao. Phải là lao động khỏe mạnh mới đủ sức xúc đất, cạy dạt.

Dụng cụ làm nại trớc đây cũng rất thô sơ, thêu xúc, thêu cạy đều làm bằng gỗ, đo nồng độ nớc chạt bằng con cáy. Tuy nhiên trớc đây làm ô phơi bằng vôi nấu từ vỏ hàu, vỏ sò dùng lâu bền hơn. Trớc những năm 1960, bà con làm muối vẫn còn nung loại vôi này để làm ô phơi.

Trớc Cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Kỷ Luật có gần 20 hộ, Hng Lễ có gần 10 hộ làm nghề muối với diện tích canh tác khoảng gần 20 héc ta [6; 19].

ở mỗi làng tổ chức thành một “sách” có chủ sách đứng đầu, trông coi việc sản xuất và giao dịch với cơ quan quản lý ngành muối.

Dới thời Pháp thuộc, thực dân Pháp giữ độc quyền muối. Đầu thế kỷ XX, chính quyền thực dân lập đồn Thơng Chánh ở Vạn Phần, trông coi việc trng mua muối của các cánh đồng muối trong phủ Diễn Châu và thu thuế xuất, nhập khẩu qua lạch Vạn. Khoảng đầu những năm 20 của thế kỷ XX, chúng lập đồn kiểm soát cánh đồng muối Kỷ Luật, đặt tại khu đất đầu cầu Đông Kỷ bây giờ gọi là đồn Mỹ Lý (do cánh đồng muối thuộc địa phận Mỹ Lý). Đến năm 1930 lập thêm trạm kiểm soát ở Cồn Bò, trông coi cánh đồng muối Hng Lễ (phía đông nam đ- ờng đi Diễn Vạn ngày nay). Cả hai trạm đều do ngời Pháp phụ trách, nên dân ta thờng gọi là “đồn Tây”. Tại mỗi nơi có một số nhân viên ngời Việt giúp việc. Tất

cả sản phẩm làm ra bắt buộc phải bán cho đồn Thơng Chánh với giá rẻ hơn giá thị trờng. Hàng ngày nhân viên Thơng Chánh (lính đoan) xuống đồng muối ép diêm dân phải bán muối cho chúng.

Ngời làm muối có thu dấu ít nào đem về dùng hoặc bán ra ngoài đều bị coi là “muối lậu”. Nhân viên nhà đoan thờng sục vào nhà dân lục soát từ bờ tre, bụi chuối tìm kiếm “muối lậu”. Chúng còn đón đờng rình bắt những ngời đi bán muối. Bắt đợc ngời cất dấu, vận chuyển, chúng tịch thu muối, phạt tiền, đánh đập, thậm chí phạt tù. Ngời làm muối xa kia ít ai khỏi bị chúng đánh đập, nhiều ngời bị phạt tù, có trờng hợp chịu án từ hai đến ba tháng tù giam. Do quá quẫn, phẫn uất, những ngời làm muối đã có lần tổ chức bắt lại, bắt trói tên “Tây đoan” trên đoạn đờng 538 thuộc đoạn đờng Diễn Thái lúc bấy giờ, khi tên này rình bắt muối.

Bằng lao động cần cù, sáng tạo, nhân dân hai làng Kỷ Luật, Hng Lễ đã biến một vùng đất sình lầy, ngập mặn thành cánh đồng muối, góp phần đa dạng hóa ngành nghề nơi đây.

Ngoài ra do ruộng đất ít, nhiều gia đình không có ruộng hoặc chỉ làm vài sào ruộng rẽ, lúc nông nhàn, khi nại nơng hết vụ phải tìm thêm việc làm, nên ở Đông Trai nhiều ngời làm nghề hàng xay, hàng xáo, bởi vậy có câu “Kẻ Si đúc cày, ngõ ngay (Đông Trai) hàng xáo”. ở Kỷ Luật, Hng Lễ có thêm nghề buôn cá, một số khác nh nghề kéo sợi, dệt vải, nuôi tằm, kéo tơ và nhiều ngời buôn thúng bán buôn, tảo tần hết chợ trên đến chợ dới bán từ mớ trầu đến bó rau. Thậm chí có những ngời vì không có vốn phải đi nhặt “phân tiêu”. Nói chung, ngời lao động xa kia quanh năm suốt tháng chịu cảnh chiếc đòn gánh đè vai.

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng lý trai xã diễn kỷ, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an từ thế kỷ XV đến năm 1945 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w