Các đơn vị của làng

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng lý trai xã diễn kỷ, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an từ thế kỷ XV đến năm 1945 (Trang 48 - 76)

6. Bố cục của luận văn

2.2.2. Các đơn vị của làng

2.2.2.1. Xóm và ngõ

Làng Việt ngày nay kế thừa làng Việt cổ. Lúc bấy giờ hình thành một công xã mang hình thái á Châu. Mỗi một làng có những đặc điểm khác nhau, tuy nhiên để nhận diện một làng chúng ta có thể dựa vào những dấu hiệu thờng có, mang tính phổ biến, đó cũng là những đơn vị cơ bản để hình thành nên một làng.

Theo nghiên cứu của các nhà dân tộc học, thì từ xa đến nay con ngời có hai phơng thức tập hợp để hình thành nên cộng đồng c dân, đó là tập hợp theo quan hệ huyết thống và tập hợp theo quan hệ láng giềng. Làng Lý Trai đợc hình thành trên cơ sở của cả hai loại quan hệ huyết thống và láng giềng. Trong đó việc hình thành làng đợc dựa trên quan hệ láng giềng là chủ yếu.

Việc tổ chức làng theo địa bàn c trú, cho thấy sự gắn kết giữa các thành viên trong làng không phải chỉ bằng quan hệ máu mủ mà còn gắn kết bằng quan hệ sản xuất. Quá trình gắn kết gắn mọi ngời trong làng xuất phát từ nhu cầu sản xuất, chế ngự thiên nhiên, dần dần tạo nên mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc nhau, thậm chí có lúc ngời ta quan niệm “bán anh em xa, mua láng giềng gần”.

Làng Lý Trai đợc chia làm nhiều xóm, mỗi xóm có nhiều ngõ dựa trên hai yếu tố cơ bản là dân c và địa thế. Các xóm đợc sắp xếp liền cạnh nhau theo những ô bàn cờ, khoảng cách giữa các xóm chỉ là một con đờng. Sự phân chia thành các xóm nhỏ là do chính quyền xã tiến hành và tùy thuộc vào số hộ dân sống trong làng. Trung bình mỗi xóm có từ 50 - 60 hộ. Cách thức tổ chức nông thôn theo đơn vị xóm đã tạo nên tâm lý gần gũi, xuất phát từ nhu cầu liên kết tự nhiên theo quan hệ tình cảm và sản xuất nông nghiệp của ngời nông dân.

Về mặt quyền lợi, xóm không có t cách pháp nhân mà phụ thuộc vào làng và chịu luật lệ của làng. Đứng đầu xóm là vị trởng xóm, đây là ngời uy tín đợc nhân dân trong xóm bầu lên để làm trung gian giữa làng với xóm. Giúp việc trởng xóm còn có vài ba ngời do trởng xóm cử cùng lo công việc chung của xóm. Trong mỗi xóm lại đợc tổ chức thành hàng xóm, quy tụ tất cả ngời trong xóm nhằm mục đích tơng trợ nhau trong các công việc hiếu hỉ hoặc những lúc khó khăn, hoạn nạn.

Từ đơn vị xóm lại đợc chia thành nhiều ngõ. Sự phân chia này thờng mang tính chất tự nhiên, trải qua thời gian thành tên gọi của ngõ. Theo các cụ già cao tuổi ở làng, thì tùy thuộc vào các con đờng nhánh ăn từ xóm vào các hộ gia đình mà ngõ hình thành. Nhiều khi ngõ còn đợc xem nh là cổng ra vào chung cho tất cả các hộ c dân sống hai bên đờng nhánh. Cũng giống nh xóm, ngõ không có t cách pháp nhân mà phụ thuộc vào xóm. Do vậy, đứng đầu ngõ là ông trởng ngõ cũng do dân trong ngõ bầu ra, có trách nhiệm giữ gìn an ninh trật tự cho ngõ của mình, đồng thời đại diện cho ngõ tham gia ý kiến với tổ chức xóm.

Ngõ và xóm có mối liên hệ khăng khít với nhau trên cơ sở quan hệ láng giềng. Cùng trên một địa vực c trú, ngõ vừa tham gia vào cái chung của xóm lại vừa có những sinh hoạt mang đặc trng của hàng ngõ nh cũng có các buổi họp để cúng bái và ăn uống. Chi phí cho những dịp nh vậy thờng do sự đóng góp của dân trong ngõ.

Tuy không có t cách pháp nhân, nhng xóm và ngõ đều là những đơn vị cấu kết nên làng, gắn kết với làng trong các công việc hành chính song lại độc lập trong sinh hoạt. Mỗi xóm, ngõ lại có tế tự riêng, cách sống riêng. Tuy vậy dân trong xóm và ngõ sống thân mật với nhau trên tinh thần hòa đồng tơng trợ và đoàn kết. Tinh thần này là sức mạnh căn bản của dân tộc Việt.

ở Lý Trai, tên gọi, ranh giới của các xóm cũng có nhiều thay đổi:

Bảng 2: Tên gọi của các xóm trớc Cách mạng tháng Tám năm 1945 [6; 9-10]

Tên gọi của xóm hiện nay Tên gọi theo thứ tự Tên gọi

Thôn 1 Tân Trai Mới hình thành gồm hai xóm Cồn Bò và Tân Phú Thôn 2 Liên Hng Xa là Điển Lễ, sau đổi là Hng Lễ, thuộc xã Hng Lễ Thôn 3 KhánhXuân Gồm Thọ Xuân và Thọ Khánh hợp thành Thôn 4 Đông Trai Giữ nguyên tên gọi trong quá trình lịch sử. Thôn 5 Liên Mỹ Mỹ Lý, còn gọi là Kẻ Si.

Thôn 6 Đông Kỷ Xa kia là Trang Điển sau đổi tên là Điển Luật, rồi Kỷ Luật còn gọi là Bến Đén. Thôn 7 Cầu Bùng Trớc đây là xã Xuân Lan (thờng gọi là xóm Quán Lau) Sau Cách mạng tháng Tám (1945), hầu nh tên xóm không còn đợc gọi nh một tổ chức nhỏ của làng mà thay vào đó là tên gọi của thôn theo thứ tự thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4...có khi kèm theo tên. Đứng đầu mỗi thôn là trởng thôn do dân bầu lên có vai trò điều hành các công việc trong địa bàn đợc phân công quản lý. Các thôn đều có nhà văn hóa, trụ sở làm việc. Cả 7 thôn đều xây dựng

quy ớc, hơng ớc. Mỗi công dân sống trong thôn đều phải có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi đối với bản thân và các tổ chức xã hội khác ở thôn, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật của Nhà nớc Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Bên cạnh đó, tên gọi của ngõ cũng không còn tồn tại. Mặc dù hiện nay dân c đông hơn, các con đờng phân nhánh đến các hộ gia đình cũng nhiều hơn. Tuy vậy mỗi ngời dân sinh sống trong đơn vị xóm, ngõ hay thôn thì họ vẫn luôn ý thức đợc trách nhiệm của mình, không chỉ đối với cộng đồng làng, nớc mà còn đối với mối quan hệ láng giềng bền chặt trên cùng một địa bàn c trú.

2.2.2.2. Dòng họ

Nếu nh xóm là một tổ chức tập hợp ngời dựa trên quan hệ láng giềng thì dòng họ là một tổ chức tập hợp ngời theo quan hệ huyết thống, là đơn vị cộng cảm về huyết thống trên cơ sở quan niệm về ông tổ chung, đợc củng cố nhờ gia phả (hay tộc phả), nhà thờ họ, lễ giỗ tổ và một phần cơ sở kinh tế chung (quỹ họ và ruộng họ).

ở Lý Trai, trải qua thăng trầm thời gian, nhiều dòng họ đã về đây sinh cơ lập nghiệp, tạo nên một cộng đồng dân c đông đúc nh ngày nay. Có nhiều dòng họ về đây từ rất sớm nh dòng họ Trơng, họ Đặng, họ Lê, họ Ngô, họ Trần.

Tính đến nay xã có 43 dòng họ lớn nhỏ đoàn kết gắn bó keo sơn cùng nhau chống chọi với thiên tai, địch họa tạo nên một nền văn hóa sông Bùng.

Từ nguồn điền dã cho biết các dòng họ chủ yếu là tộc ngời Kinh. Các dòng họ đến đây sinh cơ lập nghiệp theo từng thời gian khác nhau, mang những đặc điểm khác nhau, có họ đã tụ c lâu đời tại làng nh họ Ngô Trí, Lê, Trần Đức, Trơng Đặng... Các dòng họ khác, vì những lí do khác nhau tụ hợp về đây cùng sinh sống nh họ Nguyễn, Phạm Văn, Hoàng, Vũ...

Trong các dòng họ ở Lý Trai chúng tôi xin đề cập đến kỹ hơn về ba dòng họ đến đây định c sớm và có công lớn trong việc hình thành, phát triển của làng.

Về gốc tích dòng họ Ngô còn có nhiều giả thuyết. Vào khoảng năm 222 Sau Công Nguyên, đã xuất hiện dòng họ Ngô ở Châu ái (Thanh Hóa), mà đức thủy tổ là cụ Ngô Nhật Đại.

Theo một truyền thuyết khác cho rằng, từ thời Hùng Vơng thứ 18 đã có cụ Ngô Long đánh tan quân Hồ L ở Hoan Châu và đợc phong tớc: Thợng trụ quốc chính. Phải chăng nguồn gốc họ Ngô trên đất Lạc Việt có từ đây?

Dòng họ Ngô ở Lý Trai vốn phát tích từ Kinh Bắc (Bắc Ninh) đi vào Hoan Châu (Nghệ An). Dòng họ Ngô ở Yên Phong (Hà Bắc) phụng tự, đời thứ nhất là cụ Ngô Nguyên ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thờng Tín (Hà Đông) đến đây lập nghiệp từ thời Hậu Lê. Cụ Ngô Nguyên học rộng biết nhiều, học trờng Quốc Tử Giám, làm quan đến chức Quốc Tử Giám giám sinh, ứng Nội vụ mật viện (coi viện cơ mật). Cụ sinh đợc hai con trai là cụ Ngô Ngọc và cụ Ngô Định. Cụ Ngô Định là con trai thứ hai cụ Ngô Nguyên (hiệu là Quảng Bình) và bà Chu Thị Bột (tục gọi là bà Thí Thóc) là em trai cụ Ngô Ngọc ở nhánh họ Ngô, Yên Phong - Bắc Ninh. Cụ sinh ở làng Vọng Nguyệt, Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh cũ. Sau khi song thân mất, gia đình trở nên nghèo khó, anh là Ngô Ngọc phải dựa vào họ ngoại do cậu ruột nuôi mới đợc học hành. Ngô Định thì theo một hu binh vào Nghệ An, sau làm Tổng Chính, sinh 3 ngời con trai.

Cụ Ngô Định là Đức thủy tổ của nhánh họ Lý Trai cũ. Cụ vào làng Phợng Lịch xã Đào Hoa, tổng Lý Trai, huyện Đông Thành vào khoảng 1460 - 1470 đời Hậu Lê. Cụ thông hiểu Nho học, là ngời tính tình thẳng thắn và có lòng nhân ái hay giúp đỡ ngời. Cụ biết địa lý và cũng là một lơng y. Theo gia phả họ Ngô ở Lý Trai thì cụ vốn là ngời thanh liêm, tính tình trầm lặng, thầm kín, nhng hay giúp đỡ ngời khác, dân chúng cảm phục. Dẫu là ở nơi đất khách quê ngời nhng do đức độ của cụ mà nhân dân địa phơng rất tin yêu và kính trọng cụ. Lúc cụ đã già, nhân dân tín nhiệm, tôn cụ lên chức “Tổng chính” nghĩa là ngời chấp chính mọi việc trong địa phơng. Từ đây nhân dân thờng gọi tên cụ là cụ Tổng Chính. Cụ sinh ba con trai, con trởng và con thứ hai tên gì đi đâu cha rõ. Con thứ ba là

cụ Ngô C Tâm, lập gia c xứ đồng Quan viên làng Đệ nhất, tổng Thái Xá (Nay là làng Đệ Nhất xã Diễn Nguyên), chiêu dân lập ấp khai khẩn đất hoang vùng th- ợng lu sông Bùng, dới chân Lèn Hai Vai, ruộng vờn giàu có, tấm lòng nhân đức rộng rãi, để lại danh tiếng phúc ấm về sau, do đó con cháu phồn thịnh.

Từ khởi nguồn di c của cụ Ngô Định con cháu họ Ngô dần đến định c ở Lý Trai (Diễn Châu, Nghệ An) và cũng từ đó lan toả khắp các huyện ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Trong quá trình phát triển của mình, dòng họ Ngô đã cùng các dòng họ khác nh họ Lê, họ Trơng, họ Võ vợt qua bao khó khăn thử thách của tự nhiên để xây dựng và bảo vệ quê hơng Lý Trai.

Dòng họ Ngô tuy cha phải dòng họ chiêu dân, lập ấp nhng là một trong những họ đến sớm ở Lý Trai. Trải qua các đời đã góp phần xây dựng nơi này thành một trung tâm văn hoá và thơng mại của Đông Thành. Đông Thành là vùng đất có sông Bùng, có núi Hai Vai, là biểu tợng của văn hoá Diễn Châu. Theo phong thổ học xa, khí của núi ấy, sông ấy đã hun đúc cho đất Đông Thành có nhiều bậc tài danh, nhân kiệt. Họ Ngô ở Lý Trai từ thời Hậu Lê đã làm rạng rỡ cho huyện Đông Thành về khoa bảng.

Tuy đã thành danh trên con đờng khoa bảng, làm quan cao chức trọng trong triều nhng các bậc tiền bối họ Ngô luôn luôn nghĩ cho dân và hành động vì dân, trớc hết là vì quê hơng Lý Trai. Tiến sĩ Ngô Trí Tri còn là thầy thuốc giỏi trong vùng, chữa trị cho dân. Ông còn có công lớn trong việc xây dựng công trình đắp đê ngăn mặn cánh đồng Phủ từ Diễn Kỷ đến Diễn Hoa lên Diễn Hạnh. Sau này chắt của ông là Ngô Trí Khiêm đắp tiếp đê ngăn mặn. Nhân dân 3 xã mãi mãi ghi nhớ công ơn này.

Theo gia phả và diễn truyền sự tích gia phả họ Ngô chúng ta có thể thấy dòng họ này đã có đóng góp lớn trong việc xây dựng các di sản văn hóa của làng, trớc hết là việc hai cha con Ngô Trí Tri và Ngô Trí Hòa có công trong việc xây dựng ngôi đền Song đồng ngọc nữ (còn gọi là đền Si). Theo “Trí Tri - Trí

Hòa, diễn truyền sự tích” thì hai cha con Ngô Trí Tri và Ngô Trí Hòa đã bắt gặp tiên ở khu vực chùa Vực và đã đợc tiên phù hộ, khi đi thi về hai cha con cùng đỗ tiến sỹ, nên mới lập đền thờ tạ ơn.

“... Có ngời xuống tắm bến đền

Thấy đôi cá nhảy nh tiên non bồng Cha con trò chuyện thì thầm Khe đâu có cá nh rồng thế kia.

Thực là đôi cá thia thia

Âm nghi mối khí, Thần khe hiện hình

...

Ngời đà linh ứng lắm thay Cho cha con đậu, khoa này cống sinh

Xin về lấy ngói, thay tranh

Dốc công tu lý, tâm thành dám khi” [35; 12-13]

Đóng góp thứ hai của dòng họ Ngô là việc xây dựng nhà Thánh huyện, vị trí nhà Thánh nằm giữa thôn Đông Trai, cách nhà thờ họ Ngô 200m - 300m về phía Bắc. Việc xây dựng nhà Thánh huyện ghi nhận công lớn của cụ Ngô Sỹ Vinh, ông đã cúng tế 30 mẫu đất để lập nhà thánh, nay còn lu lại ở bia đá. Di tích này nay chỉ còn lại bia đá và một số vỉ kèo đang đợc dùng làm hội trờng thôn 4 (Đông Trai).

Ngày nay, dòng họ Ngô ở Lý Trai, con cháu tiếp tục phát huy tinh thần hiếu học và khoa bảng, có Tiến sĩ Ngô Nhật Hng, Tiến sĩ Ngô Sỹ Hiền, Tiến sỹ Ngô Hữu Hải, Tiến sỹ Ngô Sỹ Hóa... Nhiều gia đình đã phổ cập đại học, truyền thống hiếu học vẫn đợc phát huy mạnh mẽ. Những năm gần đây họ Ngô công thần Lý Trai thành lập hội khuyến học, trao giải thởng Ngô Trí Hòa vào ngày giỗ cụ 21 tháng 11 hàng năm cho học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên và những ngời đậu các trờng cao đẳng và đại học. Hội khuyến học đợc mời báo cáo điển hình ở huyện về công tác khuyến học có hiệu quả.

Năm 1998, huyện Diễn Châu thành lập trờng THPT Ngô Trí Hòa ở thị trấn Diễn Châu là một trong những trờng có chất lợng đào tạo cao trong tỉnh.

Mặc dù dòng họ này không phải là dòng họ sớm nhất khai dân lập ấp ở Lý Trai, nhng khi dòng họ Ngô về đây lập nghiệp cũng là lúc mở đầu cho thời kỳ phát triển thịnh vợng của làng, đặc biệt là con đờng khoa bảng. Những gì mà họ Ngô Lý Trai đã làm đợc xứng đáng với danh hiệu họ “Ngô công thần”.

* Dòng họ Trần Đức:

Dòng họ Trần Đức có nguồn gốc ở làng Cao Hơng - Nam Định là hậu duệ của Trần Quang Khải, Trần Hng Đạo. Khi Hồ Quý Ly cớp ngôi nhà Trần, con cháu họ Trần chạy nạn khắp nơi, trong đó theo các cụ già của họ Trần Đức ở làng Kỷ Luật hiện nay kể lại, thì có hai ông là Trần Đăng Di và Trần Đăng Doanh chạy vào Nghệ An. Ngời anh là Trần Đăng Doanh chạy lên vùng Phúc Thành c trú, khai hoang lập ấp, nay có đền thờ ông ở Phúc Thành - Yên Thành. Còn ngời em trai là Trần Đăng Di về thôn Đông Kỷ lập trang Điển (Thôn Kỷ Luật), chiêu dân lập ấp. Họ Trần Đức đợc xem là một trong những dòng họ đầu tiên có công xây dựng nên Lý Trai.Trong quá trình c trú ở đây, ngoài nghề nông truyền thống, dòng họ Trần Đức còn theo một nghề nữa là làm muối.

Trong dòng tộc Trần ở đây còn lu lại các câu thơ về làm muối: “Sộc trờng độ dạo chơi dới sá

Trên từng ô muối nở nh sao” [58]

Về con đờng giáo dục, khoa cử, có một ngời là Trần Đức Đoán đỗ cử nhân võ, thi ở khoa trờng Thanh Hóa. Theo các cụ họ Trần kể lại thì Trần Đức Đoán đã đợc cụ Hoàng Hoa Thám chấm thi và ông đã đợc cụ Hoàng Hoa Thám gả con gái cho là bà Hoàng Thị Định. Ngoài ra họ Trần còn có nhiều ông đồ đi dạy học trò ở các tỉnh ngoài Bắc.

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng lý trai xã diễn kỷ, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an từ thế kỷ XV đến năm 1945 (Trang 48 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w