Phong tục tập quán

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng lý trai xã diễn kỷ, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an từ thế kỷ XV đến năm 1945 (Trang 87 - 93)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2. Phong tục tập quán

Trong gia đình ông cha ta rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, coi đó là cái gốc của đạo làm ngời. Tại nhà con trai trởng, phải lập bàn thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất. Bàn thờ thờng đặt ở gian giữa. Trên bàn thờ bài trí bài vị, mộc chủ, bát hơng, ống hơng, cây đèn. Nhà nghèo thì đặt trên án th mộc. Nhà khá giả thì đồ thờ sang trọng hơn nào hơng án, linh tọa, khám thờ... sơn son thiếp vàng lộng lẫy, bộ Tam sự hoặc Ngũ sự bằng đồng sáng loáng. Trớc hơng án treo bức võng bằng nỉ, có đôi câu đối, đờng thêu nét chữ sắc sảo, hài hòa. Trên cao treo bức đại tự thờng là mấy chữ Hán “đức lu quang” nghĩa là “tỏa mãi đức sáng” hoặc “ẩm hà t nguyên” nghĩa là “uống nớc nhớ nguồn”, hoặc “sự nh sinh” rút ra từ câu “sự tử nh sự sinh” nghĩa là thờ ngời đã chết, cũng nh khi còn sống.

Ngoài việc thờ cúng trong gia đình còn có thờ cúng của dòng họ. Dòng họ nào cũng có nơi thờ cúng chung của cả họ, nhiều họ có nhà thờ riêng nh họ Ngô, họ Trơng, họ Lê, họ Vũ... những họ không có điều kiện xây dựng nhà thờ họ thì nhà trởng tộc đợc coi là nhà thờ họ. Trớc đây mỗi dòng họ đều có một số ruộng gọi là “tộc điền” nh họ Trơng có tới hơn trăm mẫu, họ Ngô (công thần) sáu chục mẫu, còn các họ khác một hai sào. Hàng năm vào ngày giỗ, thờng gọi là “việc họ”, con cháu tề tựu đông đủ. Ngời đi làm ăn, sinh sống nơi xa cũng cố gắng thu xếp để về “giỗ tổ”. Trớc ngày giỗ thờng tổ chức đi “tảo mộ”, đắp điếm và thắp hơng nơi phần mộ tổ tiên. Buổi lễ chính sau khi cúng tế xong, ông trởng tộc hoặc một vị cao niên trong họ đọc “tộc phả” cho cháu chắt nghe. Nếu không thì cũng nêu tóm tắt lịch sử, công lao của tổ tiên cùng các chi nhánh trong họ và nêu lên một số yêu cầu thực hiện để nêu cao truyền thống tôn vinh đức tổ. Ngày giỗ họ vừa là dịp bày tỏ lòng biết ơn, hớng về cội nguồn vừa là dịp đoàn tụ, thắt chặt quan hệ cộng đồng huyết thống và cũng là dịp nhắc nhở nhau phấn đấu cho sáng danh dòng họ.

Việc cới xin trớc đây thờng theo quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” và các bậc làm cha, làm mẹ luôn giữ khuôn phép “môn đăng hộ đối”, “lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”. Trớc đây không ít trờng hợp các cụ đã thỏa thuận “gả bán” khi con cái còn “để chỏm”. Tục cới xin ở Lý Trai cũng đợc thực hiện theo một tục lệ truyền thống, theo phép của làng. Để đi đến cái đích cuối cùng là hôn nhân thì phải qua các bớc sau:

- Bắn tin (mối lái): Khi gia đình có con trai đã đến tuổi thành niên, có ý dựng vợ “ngắm” trong làng xem nhà nào có con gái cũng ở độ tuổi gả chồng, là để ý theo dõi nết ăn, nết ở, tính tình, phẩm hạnh, gia đình có môn đăng hộ đối không. Nếu thấy có thể đợc thì nhờ ngời mối lái. Nếu nhà gái tỏ ý ng thuận thì nhà trai tiến hành bớc thứ hai.

- Lễ đặt trầu: Nhà trai sắm chục trầu, chai rợu đến đặt vấn đề xin phép đi lại. Khi đi có cha, chú và bản thân chàng trai cùng một số ngời thân thiết.

- Lễ ăn hỏi: Đây là phần lễ lớn nhất trong quá trình tiến tới lễ cới. Lễ vật nhà trai đem đến thờng là một con lợn (hoặc nửa con) và một thúng nếp, cau, trầu, rợu, hoa quả, chè thuốc. Số lễ vật này đem làm cỗ báo với gia tiên. Đi cùng nhà trai trong lễ ăn hỏi gồm có cha hoặc mẹ, chú bác, cô dì. Bên nhà gái cũng mời những ngời trong thân tộc đến trao đổi, chuyện trò. Sau đó nhà gái cùng mời hai bên nội ngoại cùng ăn uống và đem số trầu cau đi biếu hàng xóm xa gần. Sau lễ này coi nh ngời con gái đã có nơi có chốn. Hai bên gia đình đã coi nhau nh thông gia.

- Xin cới: Sau lễ ăn hỏi nhà trai xem ngày lành tháng tốt đem trầu rợu đến nhà gái xin cới. Từ ngày xin cới đến ngày cới, thời gian thờng phải trên dới một tháng để hai bên chuẩn bị và định ngày, giờ đón dâu. Trớc khi tổ chức lễ c- ới nhà trai phải hỏi nhà gái thách cới với lễ vật là bao nhiêu cau trầu, rợu thịt, gạo nếp-tẻ, bao nhiêu tiền. Hai bên thỏa thuận. Trớc ngày cới 3 - 4 ngày nhà trai phải đem đủ lễ vật đến nhà gái.

- Lễ cới: Đúng giờ đã chọn, nhà trai tiến hành lễ đón dâu. Dẫn đầu đoàn đón dâu là một cụ già đợc dân làng kính nể, con cháu an khang, gia đình hạnh phúc gọi là chủ hôn. Đi theo chủ hôn là một ngời trai tráng vác một con dao quắm cán dài đợc bôi vôi ở phần lỡi dao có ý trấn vía xấu ở trên đoạn đờng rớc dâu, nay thì ngời ta thay bằng những hình thức khác. Tiếp theo là một cô gái thanh tân bng khay trầu xin dâu, đi sau là họ hàng, chúng bạn. Đám cới về đến nhà, mẹ chồng ra tận ngõ đón con dâu vào buồng. Sau đó trở ra làm lễ ra mắt. Gia đình nhà chồng chuẩn bị mâm cỗ lễ ra mắt gia tiên để đôi vợ chồng mới vào lạy gia tiên. Ăn uống xong, cô dâu, chú rể đi chào hỏi và cảm ơn mọi ngời.

Ngày nay, trong 5 bớc ấy đã lợc giảm và thông thờng gộp thành 3 bớc cơ bản và quan trọng: lễ dạm hỏi (lễ vấn danh), lễ ăn hỏi và lễ cới.

3.2.2.3. Tang ma

Đối với ngời chết, ngời Việt Nam có sự đối xử rất đặc biệt, dù bất kỳ lý do gì ngời đã khuất luôn đợc tôn trọng. Nhng tuỳ thuộc vào độ tuổi và hoàn cảnh cụ thể mà lễ tang có những quy định khác nhau. Nếu ngời chết là trẻ con thì thủ tục rất đơn giản, chỉ có một số ít ngời đa đi chôn cất, thờng là những ngời thân trong gia đình và chôn cất ngay sau khi chết, không có tế lễ.

Ngời chết mà cha mẹ đẻ đang còn thì không đợc tế lễ. Ngời chết từ tuổi Lão nhiêu trở lên mà cha mẹ đẻ đã mất thì tang ma đợc tổ chức đầy đủ các bớc.

Khi lâm chung, con cháu phải túc trực. Khi đã tắt thở, ngời thân trong gia đình phải tắm rửa bằng nớc thơm, thay quần áo, sau đó lấy một ít gạo, muối và đồng tiền bỏ vào miệng ngời chết. Sau đó ngời nhà làm lễ mở nắp quan tài chuẩn bị cho lễ khâm liệm, từ lúc này hơng đèn phải thắp liên tục, không đợc tắt gián đoạn. Trong lễ khâm liệm, ngời nhà phải gọi hồn nhập quan. Một ngời cầm một gậy dài hoặc là đòn gánh gõ vào xà nhà, trên mái nhà dỡ đi vài ba viên ngói, nếu là nam thì vừa gõ vừa kêu ba hồn bảy vía, nếu là nữ thì kêu ba hồn chín vía, xong đậy nắp quan tài lại, quan tài thờng đợc đặt ở cửa chính cho ngời chết quay đầu vào trong nhà. Sau lễ khâm liệm ngời ta lập linh sàng và bắt đầu

mặc áo tang, tang phục đợc quy định cụ thể từ vợ con đến cháu chắt, chút. Năm bậc tang phục trên gọi là ngũ phục. Cùng với lễ mặc tang phục thì trống kèn bắt đầu nổi lên để tiến hành lễ tế. Sau lễ tế thì chuẩn bị đa tang, trớc khi đa tang thì tiến hành lễ cúng cơm, lễ tế thổ thần, lễ chuyển linh cửu, đa quan tài ngời chết quay đầu ra phía cửa. Khi bắt đầu lễ đa tang, các con trai phải nằm xuống để ngời nhà và ngời làng khiêng quan tài đi qua, sau đó phải chống gậy đi thụt lùi trớc quan tài. Đám đa tang đi, nếu gặp các ngã ba, ngã t thì dừng lại để tế mục đích là xua đuổi ma quỷ không quấy rầy, ngời chủ tế đọc “Văn ai” kể về tiểu sử, gia cảnh, đức độ của ngời đã khuất. Khi đến huyệt mộ, chọn giờ tốt làm lễ hạ huyệt, sau khi đắp mộ xong, con cháu tập trung đi vòng xung quanh mộ ba vòng để vĩnh biệt ngời chết.

Sau khi chôn cất xong về nhà, con cháu lập bàn thờ và cúng cơm hàng ngày. con cháu ăn gì thì dâng cúng thứ nấy. Có nơi dâng cúng 7 ngày, 9 ngày hoặc 49 ngày. Hết ba năm mới đợc coi là hết tang, ngời nhà đi cải táng, hay còn gọi là cải mộ cho ngời chết.

Về tục lệ tang ma không khác nhiều so với các địa phơng khác. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế mà nhà khá giả thờng bày đặt thêm những điều phô trơng, hình thức. Còn nhà nghèo, không ít trờng hợp khi có ngời chết phải bó chiếu, khiêng bằng tay. Dù vẫn làm theo nghi thức “trong quan ngoài quách”, song cốt sao đợc “đào sâu chôn chặt”, “mả đẹp, mồ yên”, đợc đông đảo bà con chòm xóm tiễn đa là quý.

3.2.2.4. Tục yến lão

Đây là một phong tục có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên tục vọng lão mỗi nơi có những quy định khác nhau. Căn cứ vào sổ hơng ẩm các cụ trong làng từ 60 trở lên, cứ 10 năm vọng một lần, song mức độ khác nhau. Những ngời đợc tuổi này và tuổi chẵn nh 70, 80, 90 phải làm lễ trình làng gọi là vọng lão. Việc vọng lão nhằm hai mục đích nh sau:

- Đợc ngồi vào hàng chiếu bên tả ở chốn đình trung, đợc ngồi cỗ vào hàng các cụ và không phải chịu sai khiến làm các công việc vặt của giáp.

Theo lệ làng từ ngày xa đến nay thì thể thức vọng lão của các hạng tuổi đợc quy định cụ thể nh sau:

- ở tuổi 60: Đợc vọng lão hạng. Lão hạng là tuổi “dân bất phiền, quan bất nhiễu”. Ngời đến độ tuổi này phải biện cho làng một cỗ xôi gà để làng tế vào dịp sắp ấn hàng năm.

- ở tuổi 70: Đây là độ tuổi “thất thập cổ lai hy”, tuổi thợng thọ, nên tục vọng có hai mức tùy theo điều kiện kinh tế gia đình để ngời làm lễ tự tổ chức cha có sự đóng góp ủng hộ của làng.

- ở tuổi 80 - 90: Đợc vào hàng thợng thợng thọ và hàng đại thọ nên làng miễn làm cỗ, chỉ biện cho làng 100 miếng trầu và một chai rợu. Làng sẽ lấy công quỹ biếu mỗi cụ một áo lụa, cụ 80 áo lụa đỏ, cụ 90 áo lụa vàng.

Nh vậy, tục vọng lão thực chất là một buổi lễ thần và đãi làng, là hình thức sinh hoạt mang tính chất chính trị và tôn giáo do tập thể tiến hành để chính thức hóa hay xác nhận t cách và địa vị của ngời đợc lên lão. Do vậy, vọng lão trở thành điều kiện bắt buộc và cũng là một vinh dự đối với mỗi ngời khi đã lên lão theo từng độ tuổi quy định.

3.2.2.5. Các tục lệ khác

Ngoài những tục lệ trên, làng Lý Trai còn có tục làm nhà giúp đỡ nhau. Trong làng, khi có gia đình làm nhà thì mọi ngời tự nguyện đến giúp công không cần mời mọc. Giúp xong nếu có cơm nớc cũng đợc mà trầu rợu cũng xong. Làm nhà lớn có tục mời cụ 60 trở lên đặt đòn nóc.

Lễ xuống đồng và lên đồng (hạ điền, thợng điền) đợc tiến hành sau buổi tế thần vào dịp tết Đoan ngọ, các giáp họp nhau lại để bàn ngày xuống đồng cấy và thống nhất cho cả làng biết. Sau đó các chức dịch lo sắm đồ lễ, còn các giáp trởng đôn đốc các thành viên giáp mình chuẩn bị xuống đồng. Ngày xuống đồng, làng làm lễ cáo với thần thành hoàng. Tế xong ông tiên chỉ cấy

thẻ mạ đầu tiên, tiếp đó dân làng mới đợc cấy. Trong các gia đình cỗ bàn đợc bàn ra để lễ gia tiên và chuẩn bị xuống đồng. Trong thời gian cấy, các giáp tr- ởng có nhiệm vụ đôn đốc cho kịp thời vụ. Cấy xong các giáp phải báo cho cụ tiên chỉ biết để định ngày lên đồng. Nếu nhà nào cấy cha xong thì làng sẽ khiển trách giáp trởng, sau đó giáp trởng phạt đền gia đình. Mục đích của lễ này là tạo ra một quy định chung thống nhất trong quá trình canh tác nhằm vừa tạo nên sự đồng bộ, dễ quản lý, đồng thời còn có thể tránh thiên tai.

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng lý trai xã diễn kỷ, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an từ thế kỷ XV đến năm 1945 (Trang 87 - 93)