2.2.2.1 Kinh tế.
Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XX xem đây là nhiệm vụ trọng tâm. Đồng thời xác định các thành phần kinh tế trên địa bàn toàn huyện, phải cùng đẩy mạnh sản xuất nông - lâm - ng - tiểu thủ công nghiệp, thơng mại và dịch vụ hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm bảo yêu cầu tạo ra sản phẩm hàng phong phú và đa dạng, trọng tâm là lạc, trâu, bò và Emenhit, đồng thời cũng xác định phải xem nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu. Trong sản xuất nông nghiệp phải coi trọng cả phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Về trồng trọt chú trọng cả lúa, màu và cây công nghiệp. Riêng lúa và màu đảm bảo đến năm 1995 đạt từ 41 đến 43 nghìn tấn lơng thực quy thóc. Phát triển mạnh trồng lạc để đến năm 1995 có 2.600 tấn lạc, phát triển mạnh chăn nuôi làm cho sản phẩm chăn nuôi ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm nông nghiệp. Chỉ tiêu đặt ra trong chăn nuôi là đến năm 1995 có 40.000 con trâu, bò; hầu hết hộ nông dân có trâu bò cày kéo; có 40.000 đến 50.000 con lợn, trọng lợng xuất chuồng xấp xỉ 90kg/con; vịt 60.000 con [1,401]. Đó là những mục tiêu chủ yếu nhất của Đảng bộ Kỳ Anh trong việc lãnh đạo tổ chức sản xuất nông nghiệp trong những năm 1991 - 1995. Để những mục tiêu đó trở thành hiện thực, Đảng bộ chủ trơng khai thác các công trình thuỷ lợi, đặc biệt là tập trung sức lực để hoàn thành thuỷ lợi Sông Rác, đa vào sử dụng sớm nhất để ngăn mặn, đồng thời phân vùng kinh tế, phân bố dân c, lao động, thực hiện bằng đợc sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ cấu cây trồng, mùa vụ đạt hiệu quả.
Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh và có biện pháp giải quyết thích hợp,BCH Huyện ủy quyết định phân chia thành 4 vùng kinh tế trong huyện.
Vùng 1:la vùng đồng bằng trọng điểm lúa của huyện gồm 10 xã:Kỳ Bắc,Kỳ Phong, Kỳ Đồng,Kỳ Tiến, Kỳ Giang,Kỳ Thọ,Kỳ Văn,Kỳ Th,Kỳ Hải, Kỳ Châu và thị trấn Kỳ Anh,nằm dọc hai bên quốc lộ 1A, có tổng diện tích là 16.172 ha,chiếm 15,3% diện tích của huyện,trong đó đất nông nghiệp 5.052 ha,diện tích trồng lúa 3.376 ha, chiếm 36% diện tích trông lúa cả huyện,mật
độ dân số 344 ngời/km. Đây là vùng trọng điểm kinh tế của huyện,có cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ-thơng mại.
Vùng 2: gồm 5 xã ven biển phía bắc huyện: Kỳ Xuân, Kỳ Phú, Kỳ Khang, Kỳ Ninh, Kỳ Hà có tổng diện tích tự nhiên 8.638 ha bằng 8,2% diện tích của huyện, trong đó đất canh tác 1.750 ha, số dân gần 3,4 vạn ngời, bằng 21,5% số dân của huyện, mật độ dân số 392 ngời/km.Có cơ cấu kinh tế là nông- lâm- ng nghiệp và dịch vụ.
Vùng 3: Là vùng núi ven biển phía nam huyện, gồm 8 xã: Kỳ Hng, Kỳ Trinh, Kỳ Thịnh, Kỳ Lợi, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phơng, Kỳ Nam; có diện tích tự nhiên 20.606 ha, bằng 19,6% diện tích tự nhiên của huyện, đất nông nghiệp 7.274 ha số dân hơn 3,2 vạn ngời, bằng 20,5% dân số của huyện, mật độ dân số 157 ngời/km, cơ cấu kinh tế chủ yếu là đánh bắt cá biển và trồng cây công nghiệp ngắn ngày.
Vùng 4: là vùng núi, trung du phía tây của huyện gồm 8 xã : Kỳ Lâm, Kỳ Sơn, Kỳ Thợng, Kỳ Lạc, Kỳ Tây, Kỳ Hợp, Kỳ Hoa, Kỳ Tân có diện tích tự nhiên 59.846 ha bằng 56,8% diện tích tự nhiên của huyện , đất nông nghiệp đã sử dụng có 2.254 ha trong đó đất canh tác 1.274 ha, đất lâm nghiệp 30.530 ha bằng 66,8% đất nông nghiệp của huyện nhng mới sử dụng 1.177 ha, đất cha sử dụng của vùng này nhiều nhất huyện, chủ yếu là đồi núi trọc. Dân số có gần 3,6 vạn ngời, mật độ dân số 60 ngời/km. Đâylà vùng đất rộng ngời tha, có nhiều khoáng sản quý, có nhiều năng kinh tế, song cơ sở hạ tầng thấp kém, đặc biệt là thủy lợi và giao thông.[ 1.404 - 405]
Nhờ việc phân chia và khai thác thế mạnh của từng vùng kinh tế, nên trong 5 năm (1991-1995) trên lĩnh vực kinh tế đã thu đợc nhiều thành tựu quan trọng.
Trong nông nghiệp: có những chuyển biến tích cực đáng kể, nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 12%, trong đó sản lợng lơng thực tăng 14,7%, bình quân lơng thực đầu ngời từ 147kg năm 1991 tăng lên 260 kg năm 1995, cây công nghiệp ngắn ngày (chủ yếu là cây lạc) tăng 33,33%, cây công nghiệp dài ngày (chủ yếu là cây chè) tăng 19,15%, các loại hoa màu khác tăng
15%. Sản lợng lơng thực tăng nhanh kéo theo chăn nuôi phát triển khá, tổng đàn gia súc, gia cầm tăng từ 7% - 9%. Đàn trâu, bò năm 1995 đạt hơn 43.000 con, đàn lợn đạt 39.000 con, đàn vịt cũng phát triển[6,2].
Kinh tế lâm nghiệp tăng 7,4%/năm, trong đó phong trào trồng và bảo vệ rừng, xây dựng kinh tế vờn rừng, vờn đồi phát triển khá. Từ năm 1993, nhờ đ- ợc tiếp nhận các dự án trồng cây 327, dự ám PAM, tốc độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc, trồng cây gây rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả... Nhanh và hiệu quả hơn nhiều so với trớc; trồng rừng đạt hơn 1.500 ha, chăm sóc rừng 1.200 ha, bảo vệ hơn 6.900 ha rừng và khoanh nuôi hơn 2.000 ha rừng. Các dự án 4301 của PAM tài trợ đã trồng và chăm sóc bảo vệ hơn 9.000 ha rừng; dự án trờng học - vờn trờng do OXPAM Anh tài trợ cho ngành giáo dục Kỳ Anh có hiệu quả cao về trồng, bảo vệ cây cây trồng, tăng thêm vẽ đẹp cảnh quan nhà trờng. Thành tựu quan trọng nhất của lâm nghiệp trong những năm 1991 - 1995 là đã góp phần nâng độ che phủ của rừng từ 18,11% năm 1991 lên 26,11% năm 1995; giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng từ hơn 13 tỷ đồng (1991) lên hơn 20 tỷ đồng (1995) [1,408].
Ngành ng nghiệp phát triển trên cả hai lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng. Giá trị đánh bắt thuỷ hải sản tăng 17%/năm, diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng 49%, bớc đầu đã chế biến đợc hàng trăm tấn tôm, mực đông lạnh - là mặt hàng hải sản xuất khẩu có giá trị.
Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng trởng khá, giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 19,5%/năm; các ngành công nghiệp khai thác (khoáng sản, lâm sản, vật liệu xây dựng), công nghiệp chế biến đợc khôi phục phát triển, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nh cơ khí, mộc, rèn, xay xát lơng thực... Đợc mở rộng sản xuất.
Thơng mại - dịch vụ là lĩnh vực phát triển mạnh trong 5 năm qua, trung bình hàng năm tăng 14,6%. Thị trờng hàng hoá phát triển đa dạng, giao lu buôn bán đợc mở rộng, trong đó thơng nghiệp quốc doanh hoạt động có hiệu quả. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, bình quân tăng 76% mỗi năm.
Công tác tài chính - tín dụng có những tiến bộ đáng kể, thu ngân sách hàng năm 22,5%. Vốn tín dụng huy động tăng từ 2,5 tỉ đồng (1991) lên 10 tỉ đồng (1994), cho vay đầu t sản xuất tăng từ 2,4 tỉ đồng (1991) lên 9 tỉ đồng (1995), trong đó kinh tế hộ chiếm 98%.
Đầu t xây dựng cơ sở hạ tầng tăng 20,5%/năm. Đã xây dựng đợc 11 hạng mục công trình thuỷ lợi, đạt 12 tỉ đồng, hoàn thành công trình thuỷ nông Sông Rác do vốn TW đầu t; xây lắp điện đạt 18 tỉ đồng và đã có 18 xã dùng điện; hoàn thành 28 hạng mục công trình giao thông trị giá 7,5 tỉ đồng. Các công trình phúc lợi khác cũng từng bớc đợc đầu t hợp lý.
Nh vậy, nhìn một cách tồng quát kinh tế trong huyện đã có bớc phát triển khá, đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XX đề ra. Giá trị tổng sản phẩm (GDP) bình quân hàng năm tăng 11,5%; thu nhập bình quân đầu ngời từ 518.000 đồng năm 1991 lên 809.000 đồng năm 1995; cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn trong huyện đã từng bớc chuyển biến từ nông nghiệp độc canh, tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá đa dạng và phong phú. Các ngành nông - lâm - ng nghiệp tăng khá, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp từ 9,3% tăng lên 11,6%; thơng mại - dịch vụ tăng từ 28,11% lên 30,7%. Mọi lực lợng, mọi thành phần kinh tế đã tham gia sản xuất phát triển, trong đó kinh tế hộ gia đình đã thực sự phát huy tác dụng trong phát triển sản xuất và đời sống [6,2-3].