Những kết quả bớc đầu.

Một phần của tài liệu Kỳ anh trong thời kỳ đổi mới (Trang 30 - 33)

2.1.2.1 Kinh tế.

Trong hoàn cảnh khó khăn chung của cả nớc, Kỳ Anh lại có những khó khăn riêng, nhân dân Kỳ Anh phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của bão lụt, hạn hán. Song Đảng bộ và nhân dân đã phấn đấu vợt qua, từng bớc khắc phục khó khăn. Kỳ Anh đã vận dụng sáng tạo những chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc về đờng lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, đổi mới về cơ chế quản lý, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hơn nữa trong quá trình đổi mới, Kỳ Anh luôn luôn thấm nhuần t tởng mà Đảng ta xác định:" phát triển kinh tế là nhiệm vụ trong tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt". Do vậy đã tạo ra đợc những chuyển biến trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà.

Trong nông nghiệp: Chủ trơng của Đảng bộ là ra sức thâm canh cả lúa và màu, phấn đấu xoá nạn giáp hạt hàng năm (dù trong điều kiện thời tiết khó khăn) tiến tới có bình quân lơng thực đầu ngời từ 280 - 290 kg/năm. Để đạt đ- ợc mục tiêu đó Đảng bộ, chi bộ cơ sở đã lãnh đạo, chỉ đạo tập trung các mặt nh: cải tiến cơ cấu vụ mùa, cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng; tiến hành mạnh mẽ cải tạo đồng ruộng, hoàn chỉnh thuỷ nông (nơi có điều kiện), xây dựng vùng thâm canh và chuyên canh....; tiếp tục cải tạo công tác khoán trong các hợp tác xã nông nghiệp.

Những biện pháp trên đợc triển khai thực hiện một cách tích cực. Đảng bộ luôn quan tâm chỉ đạo sản xuất ngay từ đầu vụ, các khâu kỹ thuật nh; bố trí cơ cấu cây trồng, chỉ đạo thời vụ, việc hớng dẫn chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh đã đợc chú ý. Mặc dù ngân sách rất khó khăn , huyện vẫn áp dụng chính sách trợ giá để khuyến khích nông dân sử dụng các loại giống kỹ thuật, giống nguyên chủng. Do vậy đã gieo trồng đợc 24. 000 ha cây trồng các loại, đặc biệt là trồng cây xuất khẩu có nhiều tiến bộ, từ 801ha/năm (1986) thì năm 1987 đạt 1086 ha/năm.

Đến năm 1990 Đảng bộ và nhân Kỳ Anh đã cơ bản vợt qua nạn đói. Đồng thời tạo ra đợc một số sản phẩm có tính hàng hoá nh cây lạc, đàn bò, đàn vịt, một số thuỷ hải sản, giải quyết một phần việc làm cho ngời lao động; tạo ra những điều kiện để phát triển trong những năm tiếp theo; kinh tế hộ gia đình bắt đầu phát triển, có một bộ phận nhân dân kinh tế tăng rõ rệt và đã xuất hiện mô hình tốt về kinh tế vờn đồi, kinh tế VAC. Một số đơn vị kinh tế quốc doanh đã đi vào thế ổn định sau một thời gian dài chao đảo, thua lỗ...

Trong lâm nghiệp: Với chủ trơng thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng, phát triển nhanh chóng nông - lâm kết hợp ở từng hợp tác xã, từng đội sản xuất và từng hộ gia đình để khai thác tốt nhất tiềm năng đất đai, bảo vệ môi trờng sinh thái và đem lại nguồn lợi kinh tế tốt hơn, cũng cố và xây dựng lại hệ thống vờn gieo, ơm cây ở các hợp tác xã để đến năm 1990 trồng đợc 3.000 ha rừng. Chú ý phát triển các loại cây làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu nh: tre, mét, thông, nhựa, mây; các loại gỗ nh dỗi, mỡ, mít, phi lao, bạch đàn...; tăng cờng việc khoanh nuôi và bảo vệ rừng, nghiêm cấm việc chặt phá, đốt rừng [1,385]. Uỷ ban nhân dân huyện quản lý chặt chẽ công tác khai thác, chế biến gỗ, phân phối cho nhu cầu trong toàn huyện. Do vậy chỉ tiêu trồng rừng đạt cao hơn so với những năm trớc, vờn ơm tạo cây giống đợc chú ý đúng mức, đặc biệt là đa giống mới và cây có giá trị xuất khẩu, bảo vệ và khoanh nuôi có nhiều tiến bộ, nạn đốt phá rừng đã giảm bớt. Diện tích trồng mới đạt 420 ha.

Ngành ng nghiệp: Định hớng chung mà Đại hội Đảng bộ huyện chủ tr- ơng là : phải có sự chuyển biến mạnh mẽ trong chỉ đạo mọi mặt để khai thác tiềm năng vùng biển; đẩy mạnh nghề khơi, duy trì và phát triển nghề lộng trong khu tập thể và hộ gia đình với phơng châm nhiều nghề trên một thuyền, một đơn vị, một gia đình. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất muối, xây dựng công ty hải sản và cơ sở đông lạnh để thu mua, chế biến và lu thông các mặt hàng hải sản phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Phấn đấu đánh bắt 2.000 tấn cá, 50 tấn tôm, 60 tấn ruốc, 10 tấn mực, 1,5 tấn vi cá nhám, 12.000 tấn muối [1,386].

Mặc dầu thời tiết hết sức bất lợi nhng trong 5 năm (1986 - 1990) Đảng bộ, chi bộ miền biển đã tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, tổ chức lại việc đánh bắt hải sản nên sản lợng tăng đáng kể. Việc nuôi trồng một số thuỷ sản đã đợc khẳng định về hiệu quả kinh tế, sản lợng đánh bắt cá hàng năm đạt 16.000 tấn, tôm các loại đạt 65 tấn, thuyền lới đợc trang bị khá hơn cả về số l- ợng và chất lợng.

Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp: trong 5 năm (1986 - 1990) đã khôi phục và phát triển các nghề truyền thống nh làm nón, đan, mộc... Nhanh chóng tổ chức các nghề chế biến nông - lâm - hải sản, dợc liệu, thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu xây dựng, mở thêm lò sản xuất đồ sành, tổ chức khai thác đá cung cấp đủ nhu cầu sản xuất vôi. Diện tích trồng chè ở nông trờng 12-9 đợc mở rộng. Bên cạnh đó có một số mặt hàng đã đi vào hớng xuất khẩu nh gỗ, quặng, rèn, đúc công cụ...

Mặc dù trong điều kiện khó khăn về ngân sách, phải tập trung giải quyết nhu cầu về dân sinh, khắc phục hậu quả bão, lụt... Nhng trong những năm 1986 - 1990 nhờ có một số nguồn viện trợ, kết hợp với sự tích luỹ trong huyện. Kỳ Anh đã xây dựng đợc đê ngăn mặn, hồ chứa nớc Kim Sơn, đờng điện 35 KV và một số công trình phúc lợi xã hội khác với tổng vốn đầu t trên 20 tỷ đồng, có công trình đã đợc khai thác sử dụng có hiệu quả. Đáng kể nhất là công trình thuỷ lợi Sông Rác có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đẩy mạnh sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, giải thoát Kỳ Anh khỏi đói nghèo, lạc hậu.Đây là công trình đã đợc TW ghi vào công trình trọng điểm nhà nớc, đợc khởi công xây dựng từ ngày 16/7/1987. Theo thiết kế, hồ chứa nớc của thủy lợi Sông Rác có dung tích 110 triệu ,cung cấp nớc tới cho 8.150 ha lúa, màu và 50 ha đồng cỏ của 11 xã ở phía bắc huyện Kỳ Anh; giải quyết nớc sinh hoạt cho hơn 9 vạn dân; giảm lũ, úng mặn phía hạ lu Sông Rác. Đồng thời tạo ra tiềm năng lớn cho nuôi trồng thủy sản.

2.1.2.2 Văn hoá - giáo dục - y tế.

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa - giáo dục - y tế là mặt trận

vô cùng quan trọng, nó lại càng quan trọng hơn trong thời kỳ đổi mới. Vì nó là chiến lợc đối với con ngời. Do vậy trong Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Kỳ Anh lần thứ XIX vạch ra là gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế với xã hội, phát triển kinh tế với an ninh - quốc phòng. Mặc dù trong điều kiện hết sức khó khăn, nhng lãnh đạo Đảng và các cấp chính quyền ở Kỳ Anh đã tập trung chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân thực sự chăm lo sự nghiệp văn hóa- giáo dục - y tế và xây dựng con ngời mới. Với chủ trơng: “thực hiện tốt chơng trình cải cách giáo dục nhằm nâng cao chất lợng, xây dựng mô hình giáo dục cấp huyện, phát triển cân đối giữa các cấp học, ngành học” [1,390]. Nên trong những năm 1986 - 1990 nghành giáo dục đảm bảo duy trì việc dạy và học nh những năm trớc (1980 -1985), giáo dục vùng trong, vùng trên đợc mở rộng, đã xuất hiện một số mô hình về làm kinh tế trờng học, gắn học văn hoá với lao động sản xuất, từng bớc đợc nâng cao chất lợng giáo dục đào tạo con ngời.

Sức khỏe là vốn quý của con ngời, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội. Chăm lo cho con ngời về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các đoàn thể. Song song với phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục. Trong 5 năm (1986-1990) hoạt động y tế ở Kỳ Anh cũng đã có nhiều cố gắng trong việc khám, chữa bệnh, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, 31 xã đều có trạm y tế để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho dân. Ngành y tế đã phòng, trừ đợc dịch sốt rét, sốt xuất huyết. Mạng lới cán bộ y tế xóm , xã đợc cũng cố để khám, chữa bệnh cho nhân dân.

Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao đã có nhiều thay đổi, tiến bộ hơn trớc. Một số xã có sân bóng đá, bóng chuyền... Các hình thức tổ chức, tuyên truyền đợc mở rộng.

Một phần của tài liệu Kỳ anh trong thời kỳ đổi mới (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w