III. Nội dung cơ bản và vị trí Tạp văn trong sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn
1. Nội dung Tạp văn của Lỗ Tấn:
1.2.4. A dua mù quáng:
Bách tính Trung Quốc còn mắc phải một chứng bệnh rất khó chữa trị khác, đó là bệnh a dua mù quáng. Nguyên nhân của căn bệnh này chính là xuất phát từ sự u mê, ngu muội và tâm lý khiếp nhợc trớc quyền lực. Lỗ Tấn đã vẽ lên dáng dấp của cuộc sống tự đánh mất mình, không có lập trờng vững vàng tr- ớc những biến cố của xã hội : “ Bách tính Trung Quốc thì đứng ở giữa, lúc
chiến tranh chính họ không biết họ về phe nào. Giặc đến thì họ thuộc khoe khoang, tất nhiên bị cớp bóc giết hại: Lính tráng đến họ đáng lý ra là ngời nhà rồi, nhng vẫn bị cớp bóc giết hại, hình nh họ thuộc về phe giặc” (Trơng
Chính, Tạp văn tuyển tập (tập 1), NXB Văn học HN 1963, tr 121). Những biểu hiện của căn bệnh a dua mù quáng rất đa dạng và nhiều cung bậc, đó có thể là thói ngồi lê mách lẻo, phao tin đồn nhảm “Dân thành phố xa nay thích nghe
tin không hay của ngời ta, nhất là tin không hay của những ngời không quen biết” (Trơng Chính, Tạp văn tuyển tập (tập 3), NXB Văn học HN 1963, tr 354);
Đó là căn bệnh thô tục, thiếu văn hóa đến nỗi câu chửi tục “ mẹ nó” trở thành câu cửa miệng của rất nhiều ngời quá nhiều thế hệ: “Tức là “mẹ nó” sẽ bủa
vây khắp trên dới, tứ bề dù là giữa lúc thái bình” (Trơng Chính, Tạp văn tuyển tập (tập 1), NXB Văn học HN 1963, tr 150).
Tất cả các căn bệnh mê muội tê liệt, từ kiêu tự mãn, bảo thủ trì trệ, a dua mù quáng. Trong thực tế không phải tồn tại một cách độc lập mà chúng có sự kết hợp chặt chẽ với nhau và cùng song song tồn tại, bổ sung cho nhau. Chính sự ô hợp này là nguồn gốc sâu xa dẫn đến những bài học đầy đau xót phải đánh đổi bằng cả máu và nớc mắt: “ Giữa đờng có ngời mắc bệnh nguy kịch ngã
xuống xe đâm bị thơng, hầu hết mọi ngời quan đờng xúm lại xem thậm chí có ngời lấy làm vui thích, nhng rất ít ai chịu đa tay ra giúp một tý ” (Trơng
Chính, Tạp văn tuyển tập (tập 3), NXB Văn học HN 1963, tr 356).
Chính vì những căn bệnh này mà “Trung Quốc xa nay ít có những vị
anh hùng thất bại, ít có những ngời phản kháng dẻo dai, ít có những nhà võ thuật quyết chiến, ít có những kẻ khóc truy điệu ngời làm cách mạng, thấy triệu chứng thắng thì vồ nhau đến, thấy triệu chứng thua thì ùa nhau bỏ chạy”
(Trơng Chính, Tạp văn tuyển tập (tập 3), NXB Văn học HN 1963, tr 289). Bằng ngòi bút châm biếm sâu cay, xuất phát từ lập trờng nhân dân chân chính, từ lòng yêu nớc, yêu dân tộc sâu sắc. Lỗ Tấn đã miêu tả, mổ xẻ những căn bệnh phổ biến của xã hội Trung Quốc thời ông sống. Lỗ Tấn đã nguyện làm ngời “ca sỹ” để hát những khúc hát lạc điệu của đồng bào mình cho đồng bào mình nghe. Với một niềm tin tởng vào tơng lai bừng tỉnh của cả dân tộc khi các căn bệnh tinh thần dần chữa khỏi.