Dung lượng truyện ngắn

Một phần của tài liệu Quan điểm của nguyễn công hoan về một số vấn đề văn học luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 44 - 53)

Nhận diện thể loại truyện ngắn là một nỗ lực liên tục của cả người sáng tác và giới nghiên cứu lý luận. Từ W.Gơt ở thế kỉ XVII cho đến Sêkhốp, từ Lỗ Tấn đến Môpatxăng, từ Antônôp thế kỉ XIX - XX, đến Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Kiên,… Họ đưa ra những cách khu biệt khác nhau. Các định nghĩa thường xoáy vào các bình diện chính:

dung lượng, cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ,… để khái quát thành đặc trưng.

Trên cơ sở những ý kiến, quan niệm về truyện ngắn, chúng tôi nhận thấy ở truyện ngắn có một số vấn đề quan trọng sau: Truyện ngắn được định nghĩa là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung thể loại của truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn gọn. Bởi truyện ngắn được viết ra để đọc liền một mạch. Truyện ngắn xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học. Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường chỉ hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Vì thế, trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì mỗi nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy. Có nghĩa truyện ngắn thường không nhắm tới việc khắc họa những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh. Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. Cốt truyện của truyện ngắn

thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người. Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng. Bút pháp trần thuật của truyện ngắn thường là chấm phá. Vấn đề quan trọng bậc nhất trong truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Yếu tố tình huống truyện luôn là quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn.

Trong văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỷ XX, những cây bút có công xây đắp nền truyện ngắn Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ là Phạm Duy Tốn và Nguyễn Bá Học. Đó là những nhà văn đầu tiên của nước ta viết truyện ngắn phản ánh xã hội thành thị lúc đó đang tư sản hóa. Là những nhà văn của giai đoạn giao thời, sáng tác của họ mang đậm tính chất bản lề của hai thời đại văn học. Những câu truyện của họ đã có một bước tiến khá xa so với truyện ngắn Việt Nam ở những giai đoạn trước, trở thành “cánh chim báo bão” cho sự bùng nổ của truyện ngắn ở giai đoạn 1930 - 1945 mà Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn có công lao to lớn. Khi xuất hiện, ông đã tìm cho mình một hướng đi đúng đắn: hướng đi của chủ nghĩa hiện thực, đứng trên lập trường của nhân dân. Chính vì thế, Nguyễn Công Hoan trở thành người đặt những viên gạch đầu tiên xây đắp nền móng cho nền văn xuôi hiện thực phê phán.

Như một số nhà nghiên cứu đã khẳng định, Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn mở đầu cho chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học Việt Nam trên lĩnh vực truyện ngắn. Tuy là cây bút thường xuyên sáng tác cả truyện ngắn và tiểu thuyết, nhưng tài năng văn học của Nguyễn Công Hoan được kết tinh ở truyện ngắn. Chính ở truyện ngắn, đặc biệt là truyện ngắn trào phúng, vị trí vẻ vang trong lịch sử văn học của ông được khẳng định một cách dứt khoát. Bởi thành công ở thể loại truyện ngắn nên

những quan niệm và kinh nghiệm của ông về truyện ngắn khá nhiều và sâu sắc. Những quan niệm đó là bài học quý giá cho lớp nhà văn trẻ. Trong Đời viết văn của tôi, Nguyễn Công Hoan từng bộc bạch: “Tôi đặt nhiều công phu vào việc viết truyện ngắn chứ không phải viết truyện dài” [28, 223]. Ông rất chú trọng kỹ thuật viết và có một quan niệm riêng về truyện ngắn: “Kỹ thuật là cái xe tải nội dung. Kỹ thuật viết tốt thì nội dung nổi bật”. Và “Sống nhiều nhưng không có kỹ thuật thì viết truyện kém hay” [28, 333]. Bàn về vấn đề này, nhà nghiên cứu phê bình Vũ Ngọc Phan viết: “Nguyễn Công Hoan sở trường truyện ngắn hơn truyện dài. Ở các truyện ngắn ông tỏ ra là một người kể truyện khá có duyên. Phần nhiều, truyện của ông linh động lại có nhiều cái bất ngờ, làm người đọc khoái trá vô cùng” [48, 104].

Vấn đề quan tâm đầu tiên của Nguyễn Công Hoan khi viết truyện ngắn đó chính là dung lượng của truyện ngắn. Ông từng bày tỏ những suy nghĩ, quan điểm của mình rất nhiều về vấn đề này: “Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề xây dựng bằng chi tiết với sự bố trí chặt chẽ và bằng thái độ với cách đặt câu dùng tiếng có cân nhắc” [28, 301]. Bởi vậy, tiếp xúc với truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, chúng ta dễ nhận thấy, đó là những trang truyện rất ngắn, thường chỉ từ bốn đến năm trang với số lượng nhân vật ít và đơn giản. Điều này không chỉ là đặc điểm mang tính đặc trưng của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan mà nó còn nằm trong ý đồ sáng tác, quan điểm nghệ thuật của nhà văn.

Nguyễn Công Hoan đặc biệt lưu ý: “Nên nhớ rằng “ngắn” (là hình thức) và thanh giản (là tinh thần), đó là hai đức tính cơ bản của truyện ngắn” [27, 23]. Quan niệm này của Nguyễn Công Hoan rất gần với quan niệm của X.Antônốp: “Truyện ngắn là một tác phẩm thuộc loại tự sự cỡ nhỏ, trong đó người ta trình bày các sự kiện và dựng lại nó, mang lại cho nó một ý nghĩa điển hình. Như chúng ta đều biết, trước mắt mỗi nhà văn là những vấn đề rất phức tạp. Mọi chuyện lại càng phức tạp hơn, bởi lẽ, truyện ngắn phải ngắn” [17, 111].

Nguyễn Công Hoan cũng có sự gặp gỡ với quan niệm của Bùi Hiển: “Truyện ngắn là mẩu truyện dựng lên bằng cách lấy một khoảnh khắc trong cuộc đời một con người. Khoảnh khắc đó có khi chỉ độ 10 phút, một thời gian vừa đủ cho một vấn đề nào đó đặt ra cho nhân vật phải băn khoăn, suy nghĩ rồi giải quyết”. Cũng theo Bùi Hiển: “Truyện ngắn là một cảnh sống, và làm việc bình thường trong đó nhân vật biểu lộ ý chí, tình cảm của mình. Cũng là một tình tiết éo le, một hành động mãnh liệt. Cũng lại là một tâm trạng, một nỗi vui buồn, một ý tình chớm nở. Một cái ý ấy thôi, nhưng nó nêu được vấn đề. Theo tôi, đó là tính chất của truyện ngắn. Vậy truyện ngắn chỉ hạn chế trong một số trang” [21, 79]. Nhưng có điều, chỉ với một số trang ấy, tác giả phải trình bày được nguồn gốc sâu xa của câu truyện, rồi đưa nhân vật đến hiện trạng tất nhiên phải hành động như vậy.

Như vậy, ngắn ở truyện ngắn đồng nghĩa với cô đọng, tinh chất, nhìn vào đó có thể thấy cuộc sống hiện ra với đủ sắc màu của nó. Vấn đề là ở chỗ ai viết được ngắn gọn nhất. Lep Tônxtôi nói: Tôi không có thời gian để viết ngắn. Còn A.Tsêkhôp nói: Để có một truyện ngắn tốt, trong truyện đó, không có cái gì được thừa, cũng y như trên boong tàu quân sự, ở đó tất cả đâu vào đấy, không có gì được thừa, truyện ngắn cũng vậy. Nghệ thuật viết, nói cho đúng ra, không phải ở chỗ viết như thế nào, mà là nghệ thuật vứt bỏ đi những gì dở kém như thế nào… Và A.Tsêkhôp đã rất trung thành với những nguyên tắc đó của nghệ thuật viết truyện ngắn. Ông cố gắng viết thật ngắn, nhưng truyện của ông nồng ấm hơi thở đời sống, bao quát những vấn đề cơ bản của xã hội và vang lên âm hưởng sử thi quyến rũ. Sự sáng tạo của A.Tsêkhôp khiến ta ngạc nhiên chính là kết cấu chặt chẽ, ngắn gọn và có vẻ đẹp thanh tú, giản dị đến tuyệt vời. Đó là sự ngắn gọn, giản dị của thiên tài. Tômat Man nói: Sự ngắn gọn của Tsêkhôp là sự ngắn gọn tráng lệ. Còn Trifnôv nói đại ý: Truyện ngắn của Tsêkhôp (những truyện ngắn hay nhất) chính là những tiểu thuyết được tài năng ghê gớm của ông cô gọn lại.

Dẫu không học tập, ông ảnh hưởng kỹ thuật viết truyện của các nhà văn lớn trên thế giới, song ta thấy có sự tương đồng trong quan niệm về tính chất, dung lượng của truyện ngắn giữa Nguyễn Công Hoan và các tác giả lớn. Hiện thực cuộc sống bề bộn, phức tạp và đa dạng nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Công Hoan không bị ôm đồm, choáng ngợp. Bởi lẽ, ông luôn làm chủ được ngòi bút của mình, biết “ăn dè, để dành”, chắt lọc, lựa chọn, cô đúc những điều nhận thức từ cuộc sống để sáng tạo. Do truyện viết ngắn, số trang ít nên ông không ôm đồm nhiều sự kiện, nhiều ý mà biết gạn lọc, lựa chọn thích hợp để mỗi truyện của ông chỉ nêu lên một ý, một chủ đề. Ông khẳng định chuyện của mình chỉ có thể tóm tắt bằng một câu, nêu lên một ý, vì nó chỉ là sự chắp nhặt những chi tiết để mô tả một vấn đề. Điều này đã được ông phát biểu trong hồi kí Đời viết văn của tôi: “Khi viết truyện ngắn tôi chỉ nêu một ý thôi, hoặc ngược lại, mỗi một ý được tôi dùng để viết một truyện. Nếu một truyện thật ở đời có ba bốn việc nêu lên ba bốn ý riêng nhau, có thể viết thành ba bốn truyện ngắn, thì tôi viết dè ba bốn truyện ngắn riêng khác nhau” [28, 244]. Quan điểm này ta thấy rất rõ trong hồi ký Đời viết văn của tôi, khi nhà văn tâm sự về cách ông viết truyện ngắn. Ví dụ như truyện Báo hiếu: trả nghĩa cha, Báo hiếu: trả nghĩa mẹ...

Nguyễn Công Hoan cũng như nhiều nhà văn khác, rất quan tâm đến dung lượng của truyện ngắn. Ông cho rằng: “Ưu điểm của truyện ngắn là phải ngắn. Ngắn hay dài không căn cứ vào số chữ của nó mà chính là phải căn cứ vào tính chất của nó” [27, 13]. Đồng thời: “Truyện ngắn chỉ nói về một chủ động trong một cảnh, một việc, một nỗi lòng, hoặc một cảnh, một việc, một nỗi lòng của một chủ động. Nó là một mẩu chuyện, một chi tiết của truyện dài. Cho nên viết ngắn được” [27, 14].

Để củng cố lí luận của mình, Nguyễn Công Hoan đã thử kể lại truyện ngắn của Guy đơ Môpatxăng, của Sêkhốp và cả của mình. Kết quả là nhà văn đã không thể kể được, vì không sao hết được ý, không đủ được ý. Nếu

tóm tắt thì lại càng không được. Có truyện chỉ có thể tóm tắt được bằng một câu, câu ấy là ý chính của truyện. Nếu cố tóm tắt, thì nhạt hoét, nhiều khi không có chuyện gì. Và không thể nghe lại một truyện ngắn, vì đôi khi không có truyện mà kể. Bởi vì: “truyện ngắn không phải là chuyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết, với sự bố trí chặt chẽ, và bằng thái độ với cách đặt câu, dùng tiếng có cân nhắc. Cho nên muốn hiểu tinh thần một truyện ngắn thì tốt hơn hết là phải đọc nó” [27, 14].

Từ quan niệm đó, nhà văn đi đến kết luận: muốn viết truyện ngắn cho ngắn, trước hết nên phân biệt tính chất của câu chuyện mình sắp viết ra là truyện ngắn hay truyện dài. Ông đưa ra vấn đề, cần phải phân biệt được thế nào là truyện ngắn, thế nào là truyện dài. Và ông cho rằng: “Truyện ngắn và truyện dài phải khác nhau ở tính chất”. Và: “Khi tôi biết một truyện có đầu, có đuôi, thậm chí có thể là một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc, một hiện tượng, một câu nói, một bức ảnh, chứ không phải là một chuyện, nếu một trong những cái ấy hấp dẫn tôi, vì có nghĩa lý, vì gây cho tôi một suy nghĩ, thì tôi có hào hứng muốn viết ra truyện” [27, 19].

Khi tất cả các nhân vật chính phụ trong truyện, tất cả những nỗi lòng, những cảnh ngộ, những sự việc trong truyện, hoặc một sự việc nào đập vào mắt nhà văn, một câu nói lọt vào tai, gần thành hoặc thành ngay một vấn đề hoàn chỉnh, vấn đề ấy đập vào tình cảm của nhà văn, thì ông chỉ cần phân tích nó ra thành lời văn để nhấn mạnh chứ chưa cần giải quyết. Và ông viết từ đầu đến cuối bằng cả sự cân nhắc vào từng chữ, từng câu như để truyền tình cảm, tâm hồn của mình tới độc giả. Cho dù tác phẩm này gồm bao nhiêu trang, và nó mang những đặc điểm khác với đặc điểm nhà văn tìm thấy ở truyện dài thì nó là truyện ngắn.

Thông thường thì chỉ có một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của một nhân vật, hoặc ngược lại, chỉ có một nhân vật trong một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc, hoặc một hiện tượng xảy ra trước mắt, một lời nói nghe thấy ở tai, một bức ảnh in trên báo, thường thì những cái ấy xảy ra

trong một thời gian không dài, làm cho người viết cảm xúc, suy nghĩ, vì bản thân nó đã gần thành một vấn đề rồi, có thể viết từ đầu đến cuối bằng thái độ, bằng tâm tình của mình và chỉ cần viết ngắn là được.

Và cũng chỉ có thể viết ngắn thôi. Điểm này cũng là điểm truyện ngắn khác truyện dài. Khi viết truyện dài tác giả chỉ có thể gửi tâm tình của mình vào từng nhân vật, trong từng sự việc. Từ đó, Nguyễn Công Hoan khẳng định thêm, về dung lượng, truyện ngắn khác truyện dài ở số chữ ít hơn, tuy số chữ chỉ là điều thứ yếu. Bởi lẽ, những truyện ấy rõ ràng ngắn, vì nó ngắn. Ưu điểm của nó là nhanh, gọn, không phân tích dài dòng, chỉ dùng những cử chỉ, thái độ bên ngoài, có khi rất tinh vi mà có thể thấy được những chuyển biến nội tâm nhiều khi, đột ngột, kì thú.

Với kinh nghiệm và quan niệm về truyện ngắn như vậy, Nguyễn Công Hoan cũng tỏ ra không đồng tình với những quan niệm mà ông cho là không đúng: “Ít lâu nay, nhiều anh chị em viết truyện, về hình thức thì pha thể ký, về nội dung thì ít đặt vấn đề, nặng về phản ánh sinh hoạt. Cái đó là quyền sáng tạo của anh em. Và cũng là sự sáng tạo đáng quý, không rập khuôn của người trước. Chỉ có điều đáng chú ý là những truyện ấy đều mang tên là truyện ngắn, nhưng lại viết dài, không phải là viết dài mà là kéo dài. Truyện ngắn dài. Truyện vừa dài. Truyện dài cũng dài. Lại có nhiều truyện hẳn hoi là truyện dài nhưng không phải là truyện dài rút ngắn, mà là truyện dài viết không đầy đủ, cho nên nó ngắn” [27, 21].

Đồng tình với quan niệm của Nguyễn Công Hoan, nhà văn Bùi Hiển cũng có thái độ phê phán những truyện ngắn không đúng như tên gọi của nó: “Phần lớn bây giờ, truyện ngắn không ngắn, không gọn, cho nên kém sức mạnh. Ngày trước, tác giả chỉ cần cho nhân vật nhếch cái mép là đủ biểu hiện được cả thái độ, tâm lí của nhân vật. Nhưng bây giờ tác giả lại chồm chỗm ra mà giải thích, phân tích” [21, 80].

Nguyễn Công Hoan trình bày kinh nghiệm: “Muốn truyện ấy là truyện ngắn, chỉ nên lấy một ý chính làm chủ đề cho truyện. Những chi tiết

trong truyện chỉ nên xoay quanh chủ đề ấy thôi. Những chi tiết ấy là những hòn gạch xây nên bức tường, nếu tường ấy bằng gạch, không nên pha thêm gỗ, thêm đá vào. Như vậy, không có chi tiết thừa, rườm rà, miên man. Truyện của một chủ đề thì nó cô đúc, nó ngắn. Dù muốn kéo dài cũng

Một phần của tài liệu Quan điểm của nguyễn công hoan về một số vấn đề văn học luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 44 - 53)