Tài xây dựng kinh tế thời mở cửa

Một phần của tài liệu Phong cách tiểu thuyết chu lai (Trang 38 - 54)

Với Chu Lai đề tài chiến tranh là chủ yếu, là “máu thịt”, là mạch nguồn trong các sáng tác của ông. Nhng đó cha phải là tất cả. Bên cạnh ngòi bút lâu

nay hay viết về chiến tranh và đợc xem là sở trờng của Chu Lai thì ở ông cũng có một đề tài khá thành công và gây đợc sự chú ý cho độc giả: đề tài xây dựng kinh tế thời mở cửa.

Thực vậy, sau đổi mới, đất nớc đã có nhiều thay đổi. Cuộc sống thời bình ngày càng thay da đổi thịt, nền kinh tế mở với cơ chế thị trờng đã tác động không nhỏ đến đời sống con ngời. Và có một hiện thực phải đợc thừa nhận, kinh tế đã phát triển hơn trớc, các mối quan hệ xã hội cũng đợc mở rộng. Nhng cũng chính từ đây cơ chế thị trờng đã làm đảo lộn nhiều giá trị. Cái mới, cái cũ, hiện đại và truyền thống đan xen… tất cả không còn rạch ròi nh trớc. Có thể nói Chu Lai đã dũng cảm khi chọn một đề tài rất “hóc” là vấn đề đổi mới cơ chế thị trờng. Với đề tài này, cha nói đến nội dung, chỉ nói riêng việc đủ vốn sống, lòng đam mê, sự nhiệt tình đã khiến nhiều ngời cảm phục. Và thành công nhất ở mảng đề tài này chính là Cuộc đời dài lắm. Tuy nhiên trớc đó, chúng ta cũng đã có dịp tìm hiểu một số tác phẩm đề cập đến vấn đề “hóc búa” này, dù ít, dù nhiều nh: Vòng tròn bội bạc, Ba lần và một lần, Phố, và kể cả cuốn tiểu thuyết gần đây nhất Chỉ còn một lần. Với Chu Lai, hiện thực đợc phản ánh trong tác phẩm là một hiện thực đa chiều mà nhà văn khám phá, nghiền ngẫm. Tiểu thuyết Chu Lai đã đào xới vào biết bao vấn đề phức tạp của hiện thực, phản ánh một bức tranh rộng lớn của đời sống nhân sinh thế sự ở thời bình- thời kỳ “hậu chiến tranh”.

Những nhân vật của Chu Lai, mà chủ yếu là những ngời lính trở về sau chiến tranh, họ mang trên mình những thơng tích, những bệnh tật từ rừng về, giờ đây họ lại đảm nhận những công việc mới, những chức vụ mới. Tuy nhiên đó là công việc không phải dễ dàng, không phải quen thuộc nh những ngày còn chiến tranh, sống với rừng. Không phải ngẫu nhiên Chu Lai cho rằng: “Những ngời lính đi từ trong rừng ra lúc còn nhuốm màu khói súng, họ chỉ thạo có một nghề là đánh giặc, không ai trong số họ chuẩn bị cho mình hành trang cần thiết để bớc vào cuộc sống đời thờng nên họ va đâu vỡ đấy”. Sống giữa hòa bình,

giữa cơ chế thị trờng, họ luôn cảm thấy mình “bị bắn ra khỏi lề đờng, bị mắc kẹt lại trên cõi đời” này.Trở về với đời thờng, không ít ngời lính của Chu Lai ngỡ ngàng, và gặp phải những bi kịch. Phải chăng cuộc sống đời thờng sau chiến tranh với nhiều điều xoay quanh hạnh phúc gia đình với những cơm áo gạo tiền của hiện thực mới khiến nhiều nhân vật của Chu Lai sống khó khăn. Trong bức tranh của những ngày đất nớc chuyển mình từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trờng, tiểu thuyết Chu Lai còn xoáy vào một hiện thực đau lòng khác. Đó là nhiều ngời trí thức, nhiều ngời lính trở về phải kiếm kế sinh nhai nhọc nhằn vất vả. Trong Phố là vị tớng đã nghỉ hu bán cà phê, bà giáo s Đại học Pháp lý bán nớc, Thảo phải đi lao động ở nớc ngoài, vợ chồng Lãm phải làm đủ thứ nghề.

Phố là tiểu thuyết về cơn lốc chuyển mình của một dân tộc, sự chuyển mình ấy có chiều thuận và chiều nghịch. Chu Lai chú ý nhiều hơn đến những nghịch cảnh oái ăm mà trong đó ngời lính là chủ thể của sự việc. Chu Lai đã quan sát và miêu tả tỉ mỉ sự cựa quậy của phố lính nói riêng và của đất nớc nói chung. Trớc đây phố nhà binh trầm t, tĩnh lặng. Vậy mà hôm nay, “sau vài đêm hối hả, đục tờng, trổ cửa, nới mái… phắp một cái, các căn hộ đã bắt đầu rùng rùng chuyển động, ngỡ ngàng quay mặt lại với cuộc đời… Các cửa hàng, các ki ốt thấp cao, to nhỏ lác đác ra đời, cho dù mới chỉ ở dạng hình hài. Tiệm mỹ phẩm bên cạnh tiệm uốn sấy tóc, quầy dép da nằm đối diện hiệu photocopy, rồi cửa hàng điện lạnh, cửa hàng cho thuê ghi băng hình video, rồi cà phê, bún phở, xe đạp, xe máy, đồng hồ và giữa phố hình nh bắt đầu xuất hiện vài cái đại diện sang trọng của cơ quan giao dịch của Mex này, Tex kia...” [24, 10 –11].

Gia đình Nam- Thảo trong Phố là một gia đình hạnh phúc, êm ấm nhng rồi cuộc sống đời thờng với những lo toan, tính toán để cuối cùng gia đình ấy tan vỡ. Nam là ngời tốt bụng, hiền lành, đơn giản, tự cho phép mình đứng ngoài những biến động của cuộc sống; vì thế anh dần dần trở nên xa lạ, lạc lõng với chính ngời vợ của mình. Nam không quen với sự phức tạp của cuộc sống, khó

thích nghi với hoàn cảnh mới trong nền kinh tế thị trờng. Chính vì vậy mà Nam bị gạt ra khỏi vòng quay của cuộc sống hôm nay. Cả khu phố nhà binh Nam ở giờ đây “gia đình ông tớng A sáng đã trng biển bán cà phê, ông tớng B cho thuê một mặt bằng bán đồ lạnh, ông tớng C tự khai thác nhân sự trong nhà mở quán bia lon.” [24,12]. Dấu ấn cơ chế thị trờng đã len lỏi vào trong từng nhà, từng nếp ăn, nếp nghĩ của nhiều ngời, trong đó có gia đình Nam. Vì mu sinh, Thảo đi xuất khẩu lao động, nhng rồi dần dần chính cơ chế thị trờng khiến Thảo hoàn toàn khác xa. Ba năm đi lao động ở Đức, Thảo cố gắng giữ mình lao vào làm việc kiếm tiền gửi về cho chồng con. Tình yêu chồng con là điểm tựa giúp chị đứng vững mà không hề gục ngã. Trở về Thảo vẫn nguyên vẹn nhng ở chị đã xuất hiện những vùng tối âm u mà chị không hề nhận ra. Tất cả hơng vị phơng Tây hiện đại không còn nữa mà thay vào đó là hình ảnh ngời chồng rừng rú hoang sơ khiến chị thất vọng. Trớc đây, chỉ cần đụng phải làn môi của chồng là ngời chị đã “muốn bốc cháy”, trớc đây chị thèm đợc ngửi cái mùi mồ hôi “khen khét nồng nồng” của chồng thì giờ đây cũng nụ hôn ấy, mùi mồ hôi ấy chị cảm thấy rùng mình. Một cuộc cỡng bức không thành của gã tỉ phú Việt kiều ở trời Tây là một nỗi nhục lớn với chị nhng giờ đây nỗi nhục ấy lại trở thành nỗi thèm khát. Chị luôn sống trong ảo giác “vừa ghê tởm hắn… nhng lại vừa thấp thỏm muốn gặp hắn” [24,234]. Sợ hãi và ghê tởm mình chị đã cố xóa đi cảm giác khủng khiếp ấy nhng vô hiệu bởi “cái vết bỏng nơi ngực chị thỉnh thoảng cứ ngứa ran lên, chạy khắp ngời” [24,235]. Hùng xuất hiện, ngay cái nhìn đầu tiên chị đã thấy Hùng giống tay tỉ phú Việt kiều đã có lần thọc tay vào ngực chị và lúc ấy cái ảo giác kia đã tràn ra để chị rơi vào vòng tay Hùng ngay trong những ngày chị đang sống yên ổn với chồng con. Bất chấp đạo lý, Thảo đã lao vào một cuộc tình không lối thoát. Thảo yêu Hùng bởi cả Hùng và Nam cùng một chặng đờng trận mạc, thậm chí “cùng đẹp đẽ” nhng trong khi Nam vẫn còn giữ nguyên vẻ thô mộc thì Hùng đã thoát ra để mang dáng dấp hiện đại văn minh. Chất lính của Nam không thích hợp với cuộc sống mới, còn Hùng đã là hình

mẫu có sức cuốn hút mãnh liệt rất thức thời. Nh vậy, trong khi lo toan cho cuộc sống, Loan và Thảo đều đã thực sự đánh mất mình. Đó phải chăng cũng xuất phát từ chính những ảnh hởng của cơ chế thị trờng.

Sự thay đổi bề mặt cuộc sống dù sao cũng chỉ là những biểu hiện bên ngoài. Tinh tế và dữ dội hơn là lúc mặt trái của cơ chế thị trờng làm lung lay tâm linh con ngời. Nhận vật Thảo là minh chứng hùng hồn cho điều này. ở tác phẩm Vòng tròn bội bạc, Chu Lai đặt ra vấn đề ngời lính sẽ bớc vào trận chiến kinh tế nh thế nào. Có hai hớng đi khác nhau, có những ngời không chạy theo tiếng gọi của đồng tiền và quyền lực, nhng cũng có những ngời thỏa hiệp với thói cơ hội, tham ô, bỏ lại sau lng tiếng gọi của tình cảm, của lơng tri. Trần Hoài Linh trở về cuộc sống đời thờng phải đối mặt với khá nhiều vấn đề của cuộc sống mới, xã hội mới. Gia đình Linh, một mô hình gia đình thời bao cấp cũng đang chao đảo, ngả nghiêng trong thời mở cửa. Nó có thể bị phá vỡ bất kỳ lúc nào giống nh cuộc sống của Linh vậy. Cuộc sống đang kỳ phôi thai đổi mới, đang trong cơn lốc cựa mình dữ dội để chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trờng; nhiều lần Linh cảm thấy bế tắc, trong gia đình và cả ngoài xã hội. Đọc Vòng tròn bội bạc, chúng ta nhận thấy cuộc sống cơ chế thị trờng đã làm cho trật tự xã hội và nhiều giá trị văn hóa tinh thần truyền thống đất nớc lung lay, những con ngời từng là lính với nhau nhng giờ đây, trong cơ chế mới đã có nhiều điều thay đổi. Phạm Văn Hòe, Bí th xã Thanh Lâm là ví dụ điển hình. Tr- ớc đây là Phạm Văn Huấn, đồng đội với Linh, là một trong bốn ngời bạn, bốn đồng chí từng ăn đói, mặc rét, từng hứa hẹn thề nguyền; vậy mà giờ đây trong cơ chế mới Hoè (tức Huấn) là ngời đứng đầu đờng dây tham ô, móc ngoặc với kẻ gian chiếm đoạt tài sản nhà nớc và cả đờng dây buôn bán ma túy, hàng cấm vào tận Sài Gòn. Thực ra trong Vòng tròn bội bạc không chỉ Hòe, một ngời bạn của Linh thay lòng đổi dạ mà lớn hơn thế gấp nhiều lần đó là vấn đề tham nhũng, vấn đề cửa quyền, nỗi day dứt của toàn xã hội. Hòe, Quách, ông Phong, Tỉnh ủy… một đờng dây tham nhũng biến trắng thành đen. Đúng nh Trần Hoài

Linh đã kết tội Hòe: “Mày đang hiện nguyên hình là một con mọt của chiến tranh bò ra phá đời thờng” [28,355]. Nhng có lẽ, cái tâm của Linh đã không còn thiêng liêng nh một thời nó có. Nó không thể ngăn nổi những lời lẽ đê tiện phát ra từ miệng một con ngời phản bội nh Hòe: “Mày vừa nói đến chiến tranh? Nh- ng thử hỏi mày đã hiểu gì về chiến tranh, hay chỉ là một thứ ào ào xung trận, ngã xuống, đứng lên để thực hiện ý đồ của một cá nhân hay một tổ hợp những cá nhân đầy tham vọng nào đó. Tao ghê tởm chiến tranh. Tao khinh miệt nó tận cùng. Nó chỉ có tác dụng biến con ngời thành con vật không hơn không kém. Nó làm sống dậy những thú tính thấp hèn và bản năng hung bạo của loài ngời trên trái đất này. Tao ghê tởm nó nhng vẫn phải để cho nó cuốn vào. Vì thế tao cũng là nạn nhân của nó. Những sản phẩm của chiến tranh đang có ở trong tao mà mày cứ loa là tội ác đã nói rõ điều đó. Và mày nữa, sự cuồng tín, dại dột và tâm thần rối loạn đang có ở mày chẳng lẽ lại không phải là của những trận chém giết tạo ra” [28,355]. Xa là vậy mà nay là thế, ma lực địa vị quyền lực và tiền bạc đã báo động về một sự biến dạng mới của con ngời.

Để thực hiện mục đích làm giàu của mình, lợi dụng mối quan hệ của mình với cấp trên, Hòe phách lối, làm đủ trò tồi tệ: dụ dỗ, mua chuộc, ức hiếp, bắt giam, tra hỏi những đảng viên không ăn cánh, khống chế nạn nhân viết th vu cáo nhà báo. Hắn cũng từng là lính, từng đổ xơng máu ở chiến tranh nhng giờ đây tệ hại hơn, hắn quay lại làm tình làm tội những ngời lính, những gia đình thơng binh liệt sĩ. Hắn độc ác đến mức sẽ thủ tiêu ngay nhân chứng nếu ngời đó có khả năng gây hại cho hắn. Đơn từ kiện hắn bị xếp vào một xó. Các đoàn thanh tra đều bị bóng ma quyền lực chi phối trở nên vô dụng. Hắn độc quyền, độc đoán sử dụng ma thuật bầu tròn trong các kỳ đại hội để kiểm phiếu cao cho mình, mọi thành tích mọi kỷ lục về thuế má, tòng quân, sản lợng lúa khoai… đều là những kỷ lục ma do hắn mở cửa cho dân cả xã đi buôn rồi thu tiền lũng đoạn mua thành tích. Hắn say trong quyền lực, thao túng tất cả mọi việc theo ý mình, tạo nên một không khí ngột ngạt ở xã Thanh Lâm. Bản chất bất nhân bất

nghĩa của hắn bộc lộ rõ qua cách đối xử với Thịnh, một ngời lính bị thơng trở về từ mặt trận. Thịnh từ vị trí chủ nhiệm hợp tác xã, do bất đồng với cách làm ăn phi pháp của hắn đã bị hắn loại ra bằng cách ghép anh vào tội tham ô, chống đối tổ chức, khai trừ anh ra khỏi Đảng và sau khi bắt anh viết đơn tố cáo nhà báo hắn bèn thủ tiêu anh. Thực ra cái ác ở hắn đã manh nha trong chiến tranh. Chỉ vì một cái tát của ngời chỉ huy, hắn đã nuôi ý định trả thù để rồi thời cơ đến hắn đã nã súng vào đầu ngời đồng đội lúc ấy đang bị thơng không còn khả năng chống trả. Sống sót trở về, hắn giả nhân giả nghĩa nhận bố của ngời bị mình bắn chết làm bố nuôi. Những trang viết của Chu Lai làm ngời đọc kinh ngạc, xót xa. Trong hắn tình đồng đội không còn, chỉ còn lại thói vụ lợi, háo danh, chỉ còn hận thù và những mu đồ thanh toán. Hắn đã hoàn toàn bị tha hóa. Hắn đã ngả giá trắng trợn với Linh: Một căn hộ mặt tiền đầy đủ tiện nghi, một vé đi nớc ngoài “t bản hẳn hoi”, một tháng đợc hởng lợi tức một chỉ vàng kèm những lời đe dọa: Thế cờ sẽ đảo ngợc, mày sẽ ra tòa trớc… Điều đó cho thấy căn bệnh móc ngoặc, tham nhũng đã trở nên quá nguy hiểm, hết sức bức xúc. Công bằng mà nói Hòe có năng lực làm kinh tế, bằng tài năng hắn đã đa phong trào một xã nông thôn phát triển đi lên, hắn năng nổ trong công việc, nhanh nhẹn, biết đón đầu cơ hội. Trong cơ chế mới của thời bình những ngời có năng lực làm kinh tế nh hắn rất cần cho đất nớc, cho xã hội nếu đi đúng hớng. Nhng năng lực ấy lại dựa trên nền tội ác. Với chức danh cao nhất xã, hắn hiện nguyên hình là một tên hung thần xảo quyệt, một tên cờng hào, bạo chúa hiện đại với những thủ đoạn bóc lột tinh vi và đợc che đậy bằng những quan hệ mờ ám, lắt léo. Chính điều này góp phần giúp độc giả nhận ra những góc khuất của nền kinh tế từ bao cấp sang cơ chế thị trờng. Dới ngòi bút Chu Lai, xã Thanh Lâm nh là một vơng quốc riêng, ngời dân lành phải sống ngột ngạt, bị ức hiếp, đe dọa, mua chuộc… mọi ý định muốn phanh phui sự thật tệ hại ấy đều không thể thực hiện vì đâu đó đã sẵn sàng mọi thủ đoạn đối phó…

Vấn đề mà Chu Lai đặt ra không chỉ đơn giản là chuyện của Huấn, tức Hòe, mà lớn hơn đó là vấn đề vận mệnh dân tộc trong tình hình mới. Tìm hiểu tác phẩm Ba lần và một lần, chúng ta càng hiểu hơn về đề tài xây dựng kinh tế thời mở cửa, mặc dù vấn đề này cũng đã đợc Chu Lai lồng vào đề tài chiến tranh – ngời lính. Đọc Ba lần và một lần, ngời đọc không thể quên Năm Thành, một con ngời rất đáng sợ. Khác với Hòe ở Vòng tròn bội bạc, Năm Thành là kẻ giấu mặt, một loại côn trùng độc biết thay đổi màu sắc bên ngoài cho phù hợp với màu của môi trờng sống. Đó là một thứ ngụy trang cực kỳ

Một phần của tài liệu Phong cách tiểu thuyết chu lai (Trang 38 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w