Giọng suy t, triết lý, chiêm nghiệm

Một phần của tài liệu Phong cách tiểu thuyết chu lai (Trang 83 - 97)

Bên cạnh giọng ngợi ca, hào sảng, tiểu thuyết của Chu Lai còn nổi bật với giọng điệu suy t sâu lắng, triết lý và chiêm nghiệm.

Có thể nói, dòng chảy chiến tranh trong tiểu thuyết Chu Lai đã đợc chắt ra từ tâm hồn những ngời đã từng trải nghiệm. Thực chất đó là mạch chảy của sự sống, của tâm hồn. Ngòi bút của nhà văn vì thế mà nghiêng về những suy nghiệm rút ra từ cuộc sống. Những suy nghiệm ấy lại là những phát ngôn tự nhiên của nhân vật theo lôgích vận động của câu chuyện.Vì thế nó đợc độc giả tiếp nhận khá dễ dàng. Giọng văn của ông ngày càng trầm lắng, đợm nhiều chiêm nghiệm hơn xuyên suốt các tác phẩm, đặc biệt là Ăn mày dĩ vãng, Phố, Cuộc đời dài lắm. Nếu lắng nghe kỹ lời tâm sự của Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng), ta sẽ thấy ở đó không chỉ có sự ngậm ngùi chua xót mà còn có cả một triết lý chính xác về chiến tranh: “Chiến tranh… nó là cái gì nếu không phải là ngày nào cũng nhìn thấy ngời chết, ngày nào cũng chôn ngời chết mà vẫn cha đến lợt mình” [34,39]. Ta cũng cảm nhận đợc tâm trạng bâng khuâng ngổn ngang của Vũ Nguyên (Cuộc đời dài lắm) khi xuống cứu nguy cho một nông trờng trọng điểm đang có nguy cơ tan rã qua giọng điệu da diết, suy t: “Sự ra đi

lần này của anh trong hành trang chỉ mang theo hai tài sản: tình yêu trắc trở và cây kèn kỷ vật của một đồng đội ngã xuống trao lại. Chàng trai ngời Hà Nội vốn là con một của một gia đình nghệ sĩ đang học dở trung cấp âm nhạc thì đợc lệnh tổng động viên ra chiến trờng ấy, vào những giờ rảnh rỗi giữa hai trận đánh đã tận tình dạy anh cách sử dụng cái kèn lạ ngoắc lạ ngơ trông nh ống lơn nâu quánh này. Anh học đợc nhiều bài lắm nhng không hiểu sao Vũ Nguyên lại chỉ thật thích có mỗi bài Cái chết của con thiên nga! Sự ra đi của cái đẹp… Cái chết của những điều cao quý… Cuộc sống thật mỏng manh… Thiên nga mỏng manh! Phải chăng âm hởng thăm thẳm của nó có cái gì giống nh cuộc đời, tâm hồn, số phận những ngời lính đang từng ngày ngã xuống vì một ý tởng thiêng liêng luôn đợc ủ ấm nóng trong lồng ngực. Và rồi lạ cha kìa! Lại cũng chính cây kèn và bản nhạc con thiên nga… đó, giống nh một định mệnh, đã cho anh có dịp đợc gặp em, yêu em và… xa em” [29,18].

Để nói lên hết nỗi buồn, bất hạnh, dở dang mà ngời lính từ chiến trờng về phải chịu, Chu Lai viết với giọng khắc khoải, day dứt buồn: “…Chao ôi! Cuộc đời sao mà vui ít buồn nhiều… lớn lên đi bộ đội, hết giặc về nhà đã có một cô gái chờ sẵn để làm vợ theo ý mẹ. Chục năm hành quân chỉ có máu không có đàn bà, chỉ có chôn nhau không có tình yêu, anh lính nào chẳng dễ dàng gật đầu khi có một cô gái muốn gắn bó với mình (...). Cần gì phải thổn thức yêu đơng. Thế là hôn nhân, là cứ mỗi sáng ngủ dậy, lại thấy hình ảnh trong mắt nhau loãng nhạt đi một chút (...). Bắt đầu khinh nhau, xúc phạm nhau, thậm chí nằm bên nhau mỗi ngời đuổi theo một thế giới tâm tình riêng của mình. Nhng lại không thể bỏ nhau. Chục lần viết đơn là chục lần xé. Đứa con ngây thơ không có tội tình gì đã chắp nối núi buộc lại mảnh vá.Tình chồng vợ không còn. Nghĩa tao khang cũng hết. Nhng cứ thích quản lý nhau nh quản lý một tài sản, không ít đêm họp hành về muộn, da thịt anh đã trở thành đối tác cho mấy móng tay ngời đàn bà cả ghen cào xé…” [29,75 - 76].

Chính giọng điệu câu văn đã góp phần giúp độc giả hiểu hơn về số phận nhân vật, qua đó bộc lộ thái độ, tình cảm cũng nh những trăn trở, suy t trong lòng nhà văn khoác áo lính này. Trong Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai viết: “Bao lâu nay nhiều phen đã muốn xuôi tay nhng chợt nghĩ đến những năm tháng tốt đẹp đã qua mà gợng lại… Nay cái đó cũng đổ vỡ rồi, cũng độc ác, cũng thớ lợ, cũng phản trắc thì còn biết nơng tựa vào đâu nữa? Hàng triệu ngời ngã xuống để đợc ngày hôm nay nh thế này ?” [34,413]. Trong Ba lần và một lần những lời văn giàu màu sắc triết lý đợc thể hiện qua những đoạn đối thoại giữa các nhân vật:

“- Này – Khâm ngoái lại nhìn lớt trên ngời bạn – Cậu mặc quân phục trông rắn rỏi và trẻ ra đấy. Kể có thêm bộ quân hàm và ngôi sao thì thành một sĩ quan tình báo nghiêm chỉnh.

- ờ thì vào trận cũng phải mặc cho dã chiến. Vẫn nhét ở đấy ba lô, khi nào nhớ, khi nào cần lại lấy ra. Mình có cảm giác đi đâu, làm gì, khoác bộ đồ lính này vào sẽ tự tin hơn và có lẽ thiên hạ cũng nể hơn mặc dù thời bình…

- Vô thức của một dân tộc chuyên trận mạc mà (...)

- Hóa ra cứ chục thằng đàn ông ở Việt Nam, tìm hiểu có tới tám thằng là lính.

- Một dân tộc chiến trận, một quốc gia chiến trận, đói là phải” [35,186 - 187). Giọng triết lý ở đây đợc thể hiện qua lời tâm sự chân thành của ngời bạn đều tâm huyết với nghề báo, quyết không dung tha, không lùi bớc trớc sự xấu xa, đồi bại.

Số phận của Vũ Nguyên, Sáu Nguyện, Linh, Hai Hùng… những nhân vật chính trong các tiểu thuyết mà Chu Lai đã dành hết tâm huyết thể hiện cho đúng, cho hay thành một sự góp mặt đông đảo và tiêu biểu cho thế hệ những ngời đã “giã từ vũ khí”. Tự thân mỗi nhân vật, mỗi số phận ấy là đã là một triết lý đầy đủ nhất về chiến tranh, về cuộc đời nói chung. Xã hội có bao nhiêu lĩnh vực, sự phong phú và phức tạp của đời thờng đến độ bao nhiêu thì triết luận trong văn học nói chung, trong tiểu thuyết Chu Lai nói riêng cũng đa âm bấy nhiêu. Chẳng hạn sự gắn kết khó lý giải giữa Năm Thành và Sáu Nguyện trong

Ba lần và một lần đâu chỉ là kết quả một lời tiên đoán mà là triết lý của chính tác giả: “Đặt trong bối cảnh ngang ngửa hôm nay, hai con ngời ấy hai tính cách ấy nhất định sẽ phải va quệt nh là là sự giải thoát tất yếu của một quá khứ đã trót nặng nợ với nhau” [35,65].

Giọng văn thể hiện dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật khi nhớ và nghĩ về quá khứ chiến tranh đợc Chu Lai viết rất suy t: “Tránh nhìn vào khuôn mặt phấn chấn có đôi nét thơ ngây của bạn, tôi đứng dậy, bỏ ra vờn. Chiến tranh mới đó với đó, hơn chục năm chứ có nhiều nhặn gì đâu mà sao cả ngời ngoài lẫn ngời trong cuộc đều chóng vánh quên đi quá thể vậy? Sao cái miệng lỡi của thằng cha nức tiếng tốt bụng kia nhắc đến mọi kỷ niệm đau thơng lại ráo hoảnh nh nhắc đến cuộc chiến tranh của ngời khác của quốc gia khác? Hay là chính tôi lẩm cẩm, cứ vô duyên lội ngợc dòng đời tìm về quá khứ mà thiên hạ quên đi, để tôi lội đến đâu thì lại chỉ nghe tiếng chân mình kêu lõm bõm đến đó…” [34,124]. Đó là dòng ý thức của Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng. Còn Vũ Nguyên trong Cuộc đời dài lắm, khi phải vào tù, đã có rất nhiều thời gian suy ngẫm, chiêm nghiệm lại quãng đời đã qua của mình: “Ngày đầu vào đây là một sự choáng váng. Những ngày sau là cồn cào chờ đợi, những ngày sau nữa là mong manh hi vọng đợc minh oan. Và bây giờ tất cả là một khoảng trống nhạt thếch. Nh vậy là coi nh hết rồi. Dẫu biết oan nhng ai dám nhận là oan. Xa nay thế và chắc mãi sau này cũng thế. Thôi thì coi nh mình chấp nhận là vật thiêu thân cho một thời tìm đờng loạn lạc chứ biết làm sao…” [29,304].

Đoạn văn miêu tả cảnh tàn trận khi đơn vị đặc công của Sáu Nguyện bị tấn công bất ngờ; ngòi bút của nhà văn tởng nh chân thật đến lạnh lùng nhng thực ra chất chứa cả một nỗi đớn đau đến quặn thắt: “Máu trộn vào đất, mùi da thịt ngào vào mùi lá cây tanh nồng. Tiếng rên la quện vào tiếng pháo rít trên cao. Bầu trời chao nghiêng. Rung giật. Rung giật (…). Chỉ nghe cái ục! Rồi sau đó là căn hầm biến mất trong một cái hốc đổ bầm. Biết mất năm sinh mạng cả con trai lẫn con gái trong đó chú mục nhìn xuống ngời có bộ thần kinh vững nhất

cũng không tránh khỏi mặt mày. Một đống tạp nham gồm cả đất cả lá cây, hơi khói, cả xơng thịt con ngời ngào trộn vào nhau đến không phân biệt ra đâu vào với đâu nữa! Góc kia một khúc đùi, góc này một bộ ruột, góc này nữa là một tảng mông không hiểu của đàn ông hay đàn bà nhô lên trắng hếu… và giắt hờ trên chạc cây đang ứa nhựa trên đầu. Sao lại có thể thế đợc nhỉ, một mảng ngực con gái vẫn còn trắng lắm, căng tròn nh đang phập phồng hơi thở” [35,52 - 53].

Có lẽ chẳng còn bi kịch nào tang thơng hơn thế nữa. Giọng điệu câu văn nh ngậm ngùi, xót xa, chua xót đến mãnh liệt, dữ dội. Nó giúp ngời đọc hình dung ra đợc sự tàn phá ác liệt của chiến tranh.

Rõ ràng, qua những tác phẩm với giọng điệu suy t, triết lý chiêm nghiệm, Chu Lai đã tạo nên cái riêng trong lối diễn đạt của từng câu văn. Điều này góp phần để Chu Lai bàn luận về những gì mình đã trải qua, từng chiêm nghiệm trong cuộc sống và đa vào tác phẩm với hơng vị nguyên sơ của nó. Đúng nh nhận xét của nhà văn Lê Thành Nghị: “Tác giả – ngời kể chuyện – khi thì trong hậu trờng, khi đàng hoàng bớc ra sân khấu, dới ánh đèn, trớc đám đông khán giả, biết đế, biết đệm, biết dừng lặng, biết mời gọi, biết đánh trống lảng, biết nhờng lại và lại biết biểu hiện thành thực những cảm xúc, xúc động” [47,65].

3.2. Ngôn từ

Ngôn từ và giọng điệu là một trong những yếu tố rất quan trọng tạo nên phong cách một nhà văn. Mỗi nhà văn, khi viết, điều quan trọng là phải tạo đợc “tạng văn” của riêng mình. Trong tiểu thuyết của mình, Chu Lai đã sử dụng một cách hiệu quả một thứ ngôn từ thích hợp cho giọng điệu câu văn. Nhờ cụ thể hóa bằng ngôn từ mà câu chuyện, tính cách nhân vật trong tác phẩm của ông đều đợc khắc họa rõ nét. Điều này cho thấy tài năng nổi bật của Chu Lai trong nghệ thuật tổ chức ngôn từ, góp phần tạo nên nét riêng trong cách lựa chọn từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh, số phận nhân vật. Bởi thế nhà viết tiểu thuyết chính là những nghệ sĩ về nghệ thuật ngôn từ.

Có ngời cho rằng, giọng văn tng tửng, sắc lem lẻm, hóm hỉnh mà chua ngoa chính là Trần Đăng Khoa; nhọc nhằn, khổ sở, nằn nì chính là giọng văn của Lê Lựu. Và với Chu Lai, đó là giọng văn nh mang chất ngang tàng, kiêu bạc, xốc óc. Chu Lai đã chọn cho mình một thứ ngôn từ “nhạc rốc”, ngôn từ mạnh, rất rõ nét qua từng tác phẩm. Đọc văn Chu Lai, bao giờ độc giả cũng thấy một cái gì đó rất mạnh mẽ, rõ ràng, không có hiện tợng lng chừng. Ngôn từ tiểu thuyết Chu Lai nh đi đến tận cùng mọi ngõ ngách của vấn đề. Độc giả nhận thấy nhà văn luôn đẩy số phận nhân vật đến tận cùng của nỗi đau, miêu tả chiến tranh nh đúng bản chất khốc liệt của nó; và cuộc sống đời thờng trong nền kinh tế thị trờng của những con ngời từng xuất thân là lính cũng đợc nhà văn miêu tả, khắc họa đến tận cùng những ngỡ ngàng, hụt hẫng, những khó khăn, va vấp, kể cả những “món đòn” khắc nghiệt để sống và tồn tại. Đọc tiểu thuyết Chu Lai, trong nhiều trờng hợp, nghệ thuật ngôn từ đã thể hiện hết vai trò của mình trong việc khắc sâu những đối tợng miêu tả mà nhà văn hớng tới. Ăn mày dĩ vãng là một ví dụ điển hình. Nhà văn viết: “Mùi cá, mùi mắm, mùi nớc đái, mùi xào nấu, mùi sông nớc và mùi lu manh đĩ điếm lảng vảng cả đêm bủa vây lấy tôi, muốn nuốt chửng, hòa tan thể xác tôi vào những cảnh đời bụi bặm và trờng tồn ấy. Thì tôi đã rữa ra trong hàng trăm những cảnh đời đen bạc uế tạp rồi đó sao” [34,50]. Ta có cảm giác nh sờ nắm đợc hiện vật qua ngôn từ, kể cả những khi ông miêu tả những thứ không rõ hình hài. Một lối viết rất sắc nét, rất mạnh tay: “Thế là vô sản. Tuyệt đối vô sản. Vô sản đến tận dái” [34,50]. Ngôn từ trong tiểu thuyết Chu Lai rất mạnh và có phần rất thẳng. Đặc biệt những đoạn nhà văn thể hiện giọng điệu ồn ào, trần trụi đầy chất lính: “ Ba Thành nhăn nhó:

- Mà tao vẫn không hiểu mày lộn trở lại chỗ đó làm cái con khẹc gì? ừ! Thì cứ cho mày trở lại chính quê gốc cô ta để biết cổ còn sống thiệt đi (tất nhiên làm đếch gì có chuyện đó) nhng mụ nhất định không nhận mày, chối bỏ mày thì chả lẽ mày lại lăn đùng ngã ngửa ra đó mà ăn vạ à? Mà giở trò đòi hỏi mụ kia à?. Dơ thấy mẹ! Dẹp đi! Nghỉ cho khỏe.

- Kệ tạo, tao phải đi… dừng lại lúc này là tao sẽ tự nghiền nát tao, sẽ vữa nát thần kinh luôn.

- Sẽ còn mẹ gì nữa. Thần kinh mày đã vữa nát ra rồi. Tao là thầy thuốc, tao nói thiệt đó. Ráng an thần đừng nghĩ ngợi quá sức rồi chết sông chết chợ không ai biết mà tìm nghe cha?” [34,177- 178].

Ăn mày dĩ vãng, nhà văn đã dùng ngôn từ khắc hoạ khá nổi bật một Hai Hùng trở về sau chiến tranh “Cao một thớc bảy mơi nhng chỉ nặng có bốn mơi nhăm cân” [34,6]. Một hình dáng tiều tụy, thiếu sức sống nh thế đối lập một cách triệt để với lòng thủy chung quá khứ bền bỉ và kiên cờng mà anh luôn mang theo và cả đối lập với một Hai Hùng “ngời rừng” năm xa nữa.

Những đoạn nhà văn miêu tả hiện thực chiến tranh với những tàn khốc của nó cũng đã để lại ấn tợng khó phai mờ trong trong lòng độc giả : “Máu trộn vào đất, mùi da thịt ngào vào mùi lá cây tanh nồng. Tiếng rên la quện vào tiếng pháo rít trên cao” [35,52]. Đi theo xu hớng phát triển chung của tiểu thuyết sau 1975, tiểu thuyết Chu Lai cũng có rất nhiều câu, nhiều đoạn mang tính chất ngôn từ hội thoại, thông dụng nh lời ăn tiếng nói hàng ngày. Qua đó mà những vấn đề tởng nh rất phàm trần cũng đợc đa vào tác phẩm một cách tự nhiên. Ngôn từ tiểu thuyết Chu Lai đã mang cả mùi vị số phận cuộc đời. Ngôn từ ấy cũng không hề bình lặng mà lốc xoáy, xoáy cuộn nh chính cuộc đời của nhân vật mà nhà văn đã tạo ra.

Thực ra trong văn xuôi Việt Nam đơng đại, vốn từ thông tục xuất hiện khá nhiều. ở Chu Lai vốn từ ấy rải rác hầu hết các tiểu thuyết. Sở dĩ nó vẫn đợc chấp nhận không gây phản cảm là bởi nhà văn đã đặt nó đúng nơi, đúng lúc. Và, một khi nó đặt đúng vị trí nh vậy lại bật lên, tôn lên ý tởng của ngời viết.

Ăn mày dĩ vãng cũng là một hiện tợng tiêu biểu trong trờng hợp này. ở nhiều đoạn văn tác giả nói tục mà gợi đợc những cái thanh. Tác giả đã miêu tả âm thanh của tiếng ngời con gái đi tiểu tiện vào lòng đất mẹ: “… Rồi giữa cái im lặng mênh mông đó, một tiếng xòe bật ra hân hoan, mới mở nhng lại tắt ngay.

Im lặng sâu hơn. Nh vĩnh cửu. Nh không cùng… Rồi lại xòe. Tiếng xòe dài hơn một chút rồi lại tắt… Lại xòe… Tắt… Xòe… Xòe… Tắt!” [34,222 - 223]. Điều

Một phần của tài liệu Phong cách tiểu thuyết chu lai (Trang 83 - 97)