Giọng ngợi ca, hào sảng

Một phần của tài liệu Phong cách tiểu thuyết chu lai (Trang 79 - 83)

Qua hơn mời cuốn tiểu thuyết của Chu Lai, ngời đọc bắt gặp đề tài về chiến tranh và số phận của ngời lính từ thời chiến bớc qua thời bình là chủ đạo.

Chính điều này là cơ sở hiểu hơn về giọng điệu trong câu văn của ông. Nhất là những đoạn nhà văn bộc lộ niềm say mê, tự hào về những ngày tháng oanh liệt nhất của một đời lính, của một dân tộc. Và những tháng ngày sau chiến tranh khi tác giả đề cập đến hình ảnh những con ngời từng xuất thân là lính đã sống và vợt qua bao trở ngại khó khăn của nền kinh tế thị trờng để khẳng định mình, khẳng định chỗ đứng trong xã hội.

Nắng đồng bằngKhúc bi tráng cuối cùng là hai trong nhiều tiểu thuyết của Chu Lai mang âm hởng sử thi và cùng có giọng điệu hào sảng, trầm hùng nhất. Đọc Nắng đồng bằng, tiểu thuyết đầu tay của Chu Lai, cái hào sảng ngợi ca của giọng điệu thể hiện khá rõ. Gam màu lãng mạn nhiều hơn cái trần trụi của chiến tranh. Cái lãng mạn ở tác phẩm này là sự lãng mạn xuất phát từ thực tế. Nó hoàn toàn không phải là sự tô hồng hay thổi phồng sự thật. “Sống ở đâu cũng đợc, sống thế nào cũng xong. Cha bao giờ lòng tự tin của Linh sắt lại nh vậy. Những chân trời mới của cuộc sống rực lửa cứ lung linh trong đầu anh. ở thủ đô, đêm lại đêm lên sân khấu… Lấy vợ, có con, loanh quanh với gian buồng, cái bếp… và già nua… Thế là hết!(…) Chiến trờng vẫy gọi anh nh một điều huyền bí và dữ dội. Những sợi bạc trên tóc mẹ, khói nhang trên bàn thờ Tổ quốc… Hơn nữa, đây là một dịp để hiểu sâu, để thể nghiệm cái nghị lực trong cuộc đời (…). Mấy tháng sau Linh trở thành một chiến sĩ đặc công” [26,79]. Giọng văn bộc lộ rõ niềm say mê cầm súng đánh giặc của Linh. Chu Lai viết: “Tiếp theo là một tổ du kích mặc đồ cảnh sát ngụy, với những chiếc mũ sắt vẽ hai chữ Q.C to tớng. Đảnh đi đầu, dáng kềnh càng trong bộ quân phục thiếu úy quân cảnh chật căng. Sau anh là Rổn, bé loắt choắt, chỉ đứng tới thắt lng anh xã đội, nhng vẫn cố ỡn ngực xoạc những bớc chân thật dài. Đơn vị của Linh đi tiếp theo, toàn bận đồ lính dù với đủ các thứ quân hàm quân hiệu khác nhau, lng ng- ời nào cũng nặng trĩu một chiếc ba lô ngụy. Chỉ khác trong đó không phải là đạn Mỹ mà toàn một thứ chất nổ, thủ pháo đã gói thành bánh (…). Bên dòng sông đã lu giữ bao nhiêu kỷ niệm buồn vui Linh đứng lặng nhìn đồng đội xuất

kích, không nén đợc một niềm tự hào đang ngây ngất trong đầu” [26,315]. Giọng điệu câu văn đã giúp độc giả hiểu hơn về niềm tự hào và khí thế xuất trận của Linh và đồng đội. Trong Khúc bi tráng cuối cùng, một tiểu thuyết sử thi có tính t liệu hầu nh cách viết của Chu Lai đều tập trung gợi lại một không khí sử thi, hoành tráng trong sự tái hiện chiến tranh với các tiêu đề: Một ngàn chín trăm bảy t, Tây Nguyên tháng ba, Đêm rừng sâu thẳm… Cuốn tiểu thuyết này tái hiện một chiến dịch lịch sử, đợc mở đầu bằng một trận đánh lịch sử quyết định sự kết thúc cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ – Buôn Mê Thuột. Chẳng hạn, ở chơng 21, Chu Lai viết: “Ngày mồng 9 tháng 3 năm 1975. Rồi các thế hệ con cháu mai sau sẽ vẫn còn nhớ mãi về ngày tháng này. Buổi chiều. Tại các cánh rừng già. Từ các giãn quân, các mũi tiến công bắt đầu. Đúng 2 giờ 3 phút, tiếng bộc phá hiệu của các chiến sĩ đặc công đã nổ vang trong sào huyệt địch ...” [37,204].

Chiến tranh ác liệt vẫn không quên ghi nhật ký; giọng điệu câu văn đã góp phần làm cho tính cách nhân vật đợc bộc lộ:

“- Cậu tìm cái gì thế?

- Quyển… quyển nhật ký. Mới sáng nay mình còn để ở đây – chỉ gầm bàn. - ối giời! Đang đánh nhau mù trời mù đất còn vẽ chuyện ký với cót, đúng là giở ngời!

- Kệ tớ – Cậu khác tớ khác, đừng có mà xúc phạm đến sở thích cá nhân. - Đúng là cái giọng dân học sinh thành phố. Tớ là tớ chỉ cần ăn no bụng, ngủ đẫy giấc là khoái chứ chả cần ký cót mất thì giờ gì hết – Chợt mở to mắt chỉ vào túi áo ngực của bạn – Thế… thế cái gì kia hả ông con giời?

Chàng trai vội nhìn xuống… Cuốn sổ tay quăn queo đang nằm lù lù ở đó. Anh chàng cời xòa:

- Đúng là lú rồi. Ba cái sóng thông tin ù ù ì ì đã làm mình lú thật rồi.” [37,155] Giọng ngợi ca, hào sảng ở cuốn tiêu thuyết này đã giúp độc giả hiểu hơn về dụng ý nghệ thuật của Chu Lai. Đoạn văn miêu tả sự hi sinh của chàng trai

dân tộc Y’Tac là một ví dụ điển hình. Trớc sự tra tấn dã man của bọn ngụy, Y’Tac vẫn một mực không để lộ bí mật.

“- Thằng mọi khai thật đi, nếu còn cố tình câm, tao sẽ cho mày xuống dới kia làm bạn với rắn rết luôn, nghe cha?

Có lẽ bị tiếng “Mọi” làm cho tổn thơng hơn là những lời đe dọa ấy, anh gay gắt lại, nhổ một bãi nớc miếng có cả máu vào giữa mặt hắn (…). ánh mắt nóng bỏng, chờm ngợp nh muốn nói, nh muốn ghìm nòng súng trên tay xuống: “Đừng bắn! Lộ hết. Đằng nào Y’Tac cũng chết, cứ để cho Y’Tac chết một mình” [37,174].

Giọng điệu ngợi ca, hào sảng không chỉ đợc Chu Lai chú trọng khi viết về chiến tranh mà còn đợc thể hiện trong những trang viết về ngời lính hòa nhập với cuộc sống thời mở cửa. Đó là những con ngời đã trở thành triệu phú, tỷ phú trên lĩnh vực kinh tế. Những đoạn văn Chu Lai viết về Chiến trong Vòng tròn bội bạc với cách làm ăn mới, sáng tạo và cũng đầy táo bạo: “Ngời ta gọi Chiến là ông vua hồ, vua của đám dân bụi đang ngày ngày ngang dọc kiếm kế sinh nhai trên mặt hồ” [28,82]. “Chiến nhận nhiệm vụ chỉ huy một đại đội ra trấn giữ một khu đảo trù phú nhất, cũng là khu đảo có nhiều dân tứ chiếng nhất để khai thác đá, gỗ, đánh bắt tôm cá cho quân khu (…). Thấy Chiến trẻ tuổi, vóc dáng lại hiền lành trắng trẻo; dân bụi có vẻ coi thờng, họ kháy nhau dạy cho anh chàng th sinh ấy một bài học (…). Nhng họ không hiểu rằng cũng chính con ng- ời bé nhỏ ấy ngày xa có mặt trong đội hình trinh sát đặc công của Miền (...). Bằng một cú gạt hóc hiểm, Chiến làm cho bốn chiếc thuyền quay tròn rồi lập úp, hất cả bọn ngã xuống nớc. Vốn là lính đặc công nớc đã từng vùng vẫy trên sông Sài Gòn năm xa, Chiến quần cho bọn bụi hồ một trận không ngẩng đợc cổ lên khỏi mặt nớc. Cả bọn tháo chạy tứ tung, đợc một phen mất vía. Tuy nhiên vẫn còn vài lần đụng độ chí tử nữa nhng từ đó dân bụi hồ bỗng tỏ ra biết điều hơn, nể trọng bộ đội hơn và không tìm cách gây khó dễ cho công việc của những kẻ ngoại nhập nữa. Họ gọi Chiến là chúa đảo, là ông vua hồ; thỉnh thoảng lại mời

anh đứng ra dàn xếp, làm trọng tài một vụ tranh giành nào đó, có khi đẫm máu…” [28,83 – 84].

Trong Phố, Lãm đã gặt hái đợc khá nhiều thành công sau những ngày cơ cực. Anh trở thành một ông vua trong nghề mía. Ngoài ra ở Ba lần và một lần, những đoạn nói về út Thêm trong công việc mới của cuộc sống thời bình, những đoạn nói đến những cống hiến và lòng nhiệt huyết say mê công việc quên hết mọi thứ của Vũ Nguyên trong Cuộc đời dài lắm, giọng văn của Chu Lai vẫn chủ yếu là ngợi ca, hào sảng, say mê. Chính từ góc độ này, ngời đọc hiểu hơn về phong cách viết văn của nhà văn quân đội này nói chung, tiểu thuyết nói riêng. Giọng điệu ấy nhiều khi hồ hởi, đắm đuối làm nên nét đặc trng trong tiểu thuyết của Chu Lai.

Một phần của tài liệu Phong cách tiểu thuyết chu lai (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w