Tài chiến tranh

Một phần của tài liệu Phong cách tiểu thuyết chu lai (Trang 31 - 38)

Có thể nói rằng đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam có độ dài ngang với chính độ dài của lịch sử văn học dân tộc. Nó là nguồn chủ lực, là nguồn mạch phong phú nhất, không bao giờ vơi cạn của văn học Việt Nam từ khi hình thành cho đến nay. Trớc 1975, các nhà văn của chúng ta đã miêu tả chiến tranh với thái độ trân trọng và lòng tự hào về mỗi chiến công trong kháng chiến chống Pháp cũng nh trong kháng chiến chống Mĩ. Trần Đăng với Một lần tới thủ đô đã có đợc bức phác họa đáng chú ý về ngời lính. Về chiến thắng của quân và dân ta trong chiến dịch Đông Xuân 1950 – 1951, Xung kích của Nguyễn Đình Thi đã tái hiện hiện thực ngay trong không khí nóng bỏng của mặt trận Trung du. Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai đã tái hiện lại chiến thắng vang dội ở Điện Biên Phủ. Bùi Đức ái với Một truyện chép ở bệnh viện kể về chị T Hậu, một cô gái miền Nam nghèo đợc giác ngộ cách mạng. Nguyễn Minh Châu với Dấu chân ngời lính cho độc giả thấy cuộc chiến đấu của hai thế hệ cha con cùng một chiến hào ở chiến trờng Khe Sanh.

Sau 1975, dòng văn học viết về chiến tranh giải phóng cha bao giờ đứt đoạn trong mấy chục năm qua, đợc cổ vũ và thôi thúc bởi cuộc toàn thắng của dân tộc, tiếp tục nảy nở và đạt đợc những thành tựu mới. Bởi vậy, hiện thực chiến tranh vẫn đang là nguồn trữ lợng dồi dào cho khả năng khai thác của nhà

văn. Tuy nhiên, cách nhìn nhận về chiến tranh, về ngời lính không đơn giản một chiều nh trớc.

Quả thực chiến tranh đã lùi xa hơn ba mơi năm nhng dờng nh những ký ức về cuộc chiến với những thắng lợi dội vang, những niềm vui chiến thắng và cả những mất mát hi sinh vẫn còn mãi trong tâm thức mỗi ngời dân Việt Nam, mà trớc hết là những con ngời đã từng vào sinh ra tử, trực tiếp chiến đấu trong ma bom bão đạn. Và Chu Lai là một trong số những con ngời đó. Những năm tháng binh nghiệp là tiền đề, là cội rễ để sau này Chu Lai viết nên một loạt tiểu thuyết, mà hầu nh tác phẩm nào cũng đề cập hoặc liên quan đến chiến tranh. Có thể thấy rằng phần lớn tiểu thuyết Chu Lai viết về đề tài chiến tranh, nhng không chỉ có thế mà nhà văn quân đội này còn viết rất thành công. Với hơn chục cuốn tiểu thuyết trong lĩnh vực này, Chu Lai đã khắc họa một cách đậm nét số phận ngời lính từ thời chiến vắt qua thời bình. Từ góc độ này, ông đã đặt ra nhiều vấn đề mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Chẳng hạn nh vấn đề nhìn lại cuộc chiến, vấn đề đời sống tâm linh của những ngời một thời hiến dâng xơng máu cho Tổ quốc…trong bối cảnh đất nớc đang trên đà phát triển. Tiểu thuyết Chu Lai, đó là những tác phẩm chủ yếu viết sau chiến tranh nhng số phận ngời lính (kể cả ngời lính trong cuộc chiến và sau cuộc chiến) lại là vấn đề cối lõi. Chu Lai với đồng đội, với chiến trận, một sự gắn bó nh định mệnh. Những năm tháng chiến tranh dài dặc, khốc liệt đã in đậm trong nếp nghĩ, trong tâm tởng và tình cảm của Chu Lai, không dễ lãng quên. Cái lãng mạn, hào sảng và nỗi trăn trở nhọc nhằn, cả điều thiện lẫn điều ác của chiến tranh vẫn mãi mãi là cái nền, là giá đỡ tinh thần cho nhịp thở hôm nay. Đề tài chiến tranh và ngời lính trong mỗi trang viết của Chu Lai đều đợc phản ánh với nhiều góc độ, nhiều gam màu khác nhau bằng cái nhìn thế sự.

Trong văn học trớc kia, chiến tranh và ngời lính đợc bao bọc trong một vẻ đẹp tuyệt đối thì bây giờ trong sáng tác của Chu Lai, “bầu không khí vô trùng” bao bọc lấy nhân vật bị phá vỡ, nhân vật hiện lên với tất cả sự thực trần trụi nh

nó vốn có. Song khi viết về mảng đề tài này, Chu Lai đã sớm ý thức đợc nhu cầu đổi mới cho phù hợp với bạn đọc và bắt kịp bớc chuyển mình của lịch sử. Ông đã nhanh chóng tìm đợc tiếng nói hòa nhập chung vào sự đổi mới của văn học. Chu Lai cho rằng: “Chiến tranh là một siêu đề tài. Càng khám phá càng thấy những độ rung không mòn nhẵn miễn là ngời viết biết tìm ra một lối đi riêng”[25,24].

Viết về hiện thực chiến tranh nhng Chu Lai không hề sa vào chủ nghĩa tự nhiên khiến cho ngời đọc kinh sợ, cho dù chiến tranh là dữ dội nhng “những cánh rừng bom đạn không phải bao giờ cũng chỉ là chết chóc, đau buồn. Đành rằng nó là giai điệu chủ đạo, song vẫn có một giai điệu thứ hai song song tồn tại, lúc xen kẽ, lúc trồi lên, lúc lại lắng xuống mà không tan biến, mà nếu không có nó thì cái giai điệu kia sẽ trở thành đơn lẻ và giả tạo” [34,97]. Đó là giai điệu của tình yêu, tình bạn, tình đồng chí. Viết về chiến tranh với những mất và đợc thông qua đời sống, số phận con ngời, Chu Lai để cho nhân vật của mình ngậm ngùi một chút rồi sau đó chính tình đồng đội, tình yêu làm cho ngời lính vơi đi nỗi đau thơng do chiến tranh gây ra. ở mỗi trang viết của mình, Chu Lai đều cho ngời đọc tìm thấy những cung bậc khác nhau trong tâm hồn con ngời từng trải qua chiến tranh. Nhà văn đã tớc bỏ những ánh hào quang văn chơng để sự hi sinh và chiến công hiện ra trong ánh sáng đích thực của nó.

Hiện thực chiến tranh đợc nhìn nhận và xem xét ở cả chiều sâu lẫn bề rộng giúp cho ngời đọc thấy đợc những điều khuất lấp, vô lý của chiến tranh. Đó là nơi con ngời ta phải chấp nhận những rủi ro, những cái chết vô lý nh Toàn (Nắng đồng bằng), Khiển, Bảo (Ăn mày dĩ vãng). Ngời lính ở ngoài mặt trận không phải chỉ đối mặt với cái chết từ phía kẻ thù mà phải chịu biết bao tổn thất không lờng trớc đợc do “tai nạn” chiến tranh đem lại. Bằng lối viết chuyển động linh hoạt và dữ dội, Chu Lai đã chuyển đến cho ngời đọc cái cảm giác hồi hộp đến “nóng mặt”, “lạnh lng” của ngời dự trận. Trang viết của ông là sự hồi tởng về hiện thực, quá khứ, thông qua sáng tạo nghệ thuật để chiêm nghiệm, suy

nghĩ lại những gì đã trải qua. Đó là lý giải về sự sống và cái chết, về thực trạng đau thơng đang diễn ra trên chiến trờng. Những day dứt, trăn trở về sự hi sinh, mất mát và những niềm vui hạnh phúc mà ngời lính có đợc trong chiến tranh luôn là chủ đề t tởng quán xuyến xuyên suốt sáng tác của ông.

Tiểu thuyết Nắng đồng bằng đợc viết ngay những năm đầu hòa bình lặp lại. ở tác phẩm, gam màu lãng mạn nhiều hơn cái trần trụi của chiến tranh. Tác giả nh hiện thân vào Linh, nhân vật chính của truyện sau bao nhiêu tháng ngày ở rừng, sau một cuộc hành quân rồi bị lạc đờng khá lâu, Linh vui sớng vì tìm lại đợc đơn vị. Anh tận hởng cái nắng đồng bằng một cách háo hức và đam mê. Đời lính là vậy, thiếu thốn đủ thứ, thiếu cả những thứ bất tận, bất cùng mà không một ai phải có tiền để mua đó là không gian.

Với t cách là ngời từng tham chiến, vốn sống ở chiến trờng đủ để Chu Lai tái hiện hiện thực chiến tranh với tất cả hình thái đặc thù của nó. Trong những trang tiểu thuyết, không ít lần Chu Lai nói lên suy nghĩ của mình “chiến tranh là ngày nào cũng chôn nhau nhng cha đến lợt chôn mình”. Một định nghĩa ngắn gọn, giản dị, mộc mạc nhng nó giúp ngời đọc thấy khuôn mặt ghê sợ của chiến tranh, thấy cái giá mà dân tộc phải trả cho ngày chiến thắng, thống nhất đất nớc. Mời năm thanh xuân trên chiến trờng nhìn thấy cái chết nhiều hơn sự sống, Chu Lai không chỉ có cơ hội quan sát mà còn sống đến tận cùng nỗi đau. Chiến tranh không phải là “ngày hội lớn của dân tộc” mà là “một luật chơi tàn bạo”. Chiến trờng không phải là “mảnh đất bằng phẳng trồng toàn hoa” mà là nơi “xác ngời sấp ngửa, xác muôn thú cháy thui”. Không né tránh sự thật, những mất mát đau thơng đợc nhà văn miêu tả đến cùng. ở Ăn mày dĩ vãng, qua dòng hồi tởng của nhân vật, ngời đọc cảm nhận đợc mặt trái của hiện thực chiến tranh: “Chiến tranh là cái mất này nối liền cái mất khác, sự thành bại không ngớt đuổi theo nhau” [34,77]. Trên chiến trờng mức độ khủng khiếp của chiến tranh gây ám ảnh cho ngời còn sống: “Hầu nh không một căn hầm nào không bị

chà nát, không một thân cây nào không bị xích sắt nghiến gục. Rừng đã biến thành bãi trống… lần trong cái tan hoang tơi tả, ngập ngụa khói xanh, khói vàng… là những thân ngời cả bên này lẫn bên kia nằm ngồi hỗn độn, chồng đè lên nhau” [34,65]. Qua các trang viết của Chu Lai, ngời đọc nhận thấy sinh mệnh con ngời thật nhỏ nhoi trong khói lửa của chiến tranh. Cái chết không tránh chừa bất kỳ ai, dù ngời đó ở chiến tuyến nào. Ngời lính ngoài chiến trờng phải đón nhận cái chết dới muôn nghìn dạng thái khác nhau. Toàn trong Nắng đồng bằng bị thơng nặng không muốn trở thành gánh nặng của đồng đội đã tự tìm đến cái chết. Cái chết đau thơng của Bảo lại do Tuấn xạ thủ B41 để cớp cò, cái chết ngớ ngẩn của Khiển là do bất cẩn khi đút trái đạn đã rút chốt vào túi áo (Ăn mày dĩ vãng). Bảo- cậu con trai mời chín tuổi trắng trẻo, xinh xắn nh con gái đang mồ hôi mồ kê nhễ nhại chuẩn bị cho bữa cơm chiều, bỗng nhiên một tiếng nổ vang lên dữ dội, khi Hai Hùng quay lại thì “Bảo đang nằm ngửa, đầu ngoẹo lên lng anh, mắt chỉ còn độc lòng trắng trợn ngợc, miệng sùi máu đang thở hắt ra. Và ở phần bụng thật quái dị, có một vật thể gì đó dài và nhọn đang đội xếch vạt áo của cậu ta lên, rung rung… Từ cái bụng toang hoác đỏ lòm của Bảo, cái chuôi đạn B41 xanh lè, dài gần hai gang tay đang lòi ra theo một góc độ chênh chếch” [34,86]. Cái miệng của Bảo “há ra ngáp ngáp để lộ cả hàm răng nhuộm máu. Máu đang phì bọt ở đờng mũi, máu ớt đẫm hai vạt áo, máu chảy loang xuống đùi, máu vọt cả vào bể nớc” [34,87]. Chu Lai đã đề cập đến vùng nhạy cảm, khuất lấp của hiện thực chiến tranh khi lý giải cái chết của Bảo không phải là từ phía kẻ thù. Bảo chết bởi ngời xạ thủ B41 để cớp cò, quả đạn không hủy diệt đơn vị nhng cái chuôi thon nhỏ của nó đã cắm phập vào bụng anh. Tác giả đã phân tích nguyên nhân dẫn đến cái chết của Bảo bằng một cái nhìn khách quan trong một điểm nhìn nhân bản khi thủ phạm là Tuấn. “Lần đầu đợc phân công đảm trách cây hỏa lực hạng nặng thay cho Bảo bị sốt rét, không biết táy máy thế nào cậu ta để cớp cò. Cớp cò đối với bất cứ một loại vũ khí gì cũng có nghĩa là chết chóc, cớp cò B41 lại khủng khiếp gấp ngàn lần hơn” [34,

87]. Qua Ăn mày dĩ vãng, độc giả thấy nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh liên quan đến đề tài chiến tranh. Phải thừa nhận rằng tác phẩm này đánh dấu tài năng của Chu Lai khi viết về đề tài chiến tranh. Chiến tranh, qua Ăn mày dĩ vãng, có những chiến công có những niềm vui nhng cũng chứa đầy nỗi buồn, sự mất mát hi sinh. Đây là một cái nhìn hiện thực toàn diện, chủ động, không cắt xén tô vẽ. Tất cả đều đợc thể hiện một cách trực diện không né tránh. Mời lăm năm sau khi Nắng đồng bằng ra đời, Chu Lai xuất bản Ăn mày dĩ vãng. Nếu Nắng đồng bằng trớc đó gam màu lãng mạn nhiều hơn cái trần trụi của chiến tranh (tất nhiên cái lãng mạn ấy là sự lãng mạn xuất phát từ thực tế) thì đến Ăn mày dĩ vãng, cuộc chiến đợc soi ngắm qua nhiều góc độ khác nhau. ở đó sự sống và cái chết luôn cận kề trong gang tấc. Chiến tranh không phải một trò đùa nhng sự khốc liệt của nó là có thật; mỗi ngời phải gồng mình lên để chịu những thử thách. Chiến tranh đối với bất cứ dân tộc nào cũng là điều bất đắc dĩ, chiến tranh không chỉ có cái hùng mà còn có cả những cái bi. Sự cảm nhận về chiến tranh nh một hiện thực đầy rẫy những bi kịch đợc các nhà văn phản ánh khá rõ nét.

Bằng cách riêng của mình, Chu Lai đã phơi bày một thực trạng về sự hủy hoại con ngời. Vẫn là hình ảnh của lớp lớp ngời lên đờng chiến đấu để giành lấy hòa bình, nhng không còn cái không khí hào hùng rộn ràng đã có trong tiểu thuyết trớc 1975 mà có cái gì đó thật ngậm ngùi buồn đau đôi khi còn là sự xót xa chua chát. Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng tâm sự: “Còn đơn vị tôi, không biết đã bị xóa phiên hiệu đi, xóa phiên hiệu lại đến lần thứ mấy nữa. Bi kịch đợc lập đi lập lại nhiều lần nó cũng trở thành nhàm, thậm chí trở thành hài kịch. Sau Hiệp định Pari, thực sự những kẻ cầm súng trực tiếp nh chúng tôi sống trong màn bi hài kịch đẫm máu. Mỗi lần bị xóa là mỗi lần mấy đứa còn lại lủi thủi theo giao liên ngợc lên rừng già nhận thêm quân ở ngoài kia mới vào. Có quân là có việc làm có mục tiêu để nổ súng và để lại tiếp tục ngã xuống, ngã xuống đến ngời chót cùng” [34,170]. Trong Ba lần và một lần nói đến cái chết nhiều

lúc do sự vô trách nhiệm, tính nhu nhợc vị kỷ của ngời chỉ huy, Năm Thành vì nóng vội và vì một chút kiêu hãnh, tự phụ cá nhân đã quyết định tung cả đại đội vào một trận đánh mà cha trinh sát cụ thể sơ đồ đóng quân của kẻ thù khiến cho ba chục con ngời “chỉ sau một đêm ngủ dậy, bỗng dng chẳng còn ai nữa” [35, 53].

Không hề né tránh sự thực, luôn miêu tả đến tận cùng sự mất mát hi sinh, Chu Lai cho chúng ta thấy cái mà chúng ta phải trả cho mỗi chiến công, cho từng tấc đất là máu và nớc mắt: “Cứ tới mùa khô, mùa đốt rừng tận diệt của bọn nó, chúng tôi lại một lần “trắng tay”…Mảnh đất thật khắc nghiệt và cũng thật thân yêu đã nhận vào lòng nó bao chiến sĩ vô danh” [35, 66].

ăn mày dĩ vãng, Viên cùng đồng đội đột nhập ấp chiến lợc để lấy đồ tiếp tế cho đơn vị. Trên đờng trở về, vào lúc ít ngờ nhất thì cả đoàn bị đánh úp. “Viên bị mìn Clây mo hất văng vào bụi chuối… mình mẩy nát tơm” [34,41]. Thật xót xa bởi cái giá đồng đội anh phải trả là “mời chín bồng gạo đổi lấy một mạng ngời mời chín tuổi”. Nhng trong những cánh rừng và trên những dòng sông thời chiến còn có biết bao cái chết hoàn toàn vô nghĩa khác mà đành phải chịu.

Hiện thực chiến tranh hiện lên có cả những điều phi lý mà bình thờng không ai ngờ đợc. Ví nh cảnh Chiến trong Vòng tròn bội bạc chứng kiến trung đoàn trởng của mình bị thơng nặng ở hai chân rồi bị Huấn- chiến sĩ cùng trung đoàn bắn chết. Dù rất kinh hoàng nhng Chiến vẫn im lặng cho đến gần mời năm sau anh mới kể cho đồng đội nghe câu chuyện khủng khiếp đó.

Tuy đứng giữa cơn lốc chiến tranh, từng chịu đựng những dữ dội khốc liệt của nó, ngòi bút Chu Lai dấn sâu đến tận cùng hiện thực chiến tranh, tái hiện lại khuôn mặt chiến tranh đúng nh nó vốn có, nh “đang cựa quậy, ngổn ngang, trần trụi [7]. Cuộc sống chiến tranh không phải là tấm gơng phản chiếu bằng phẳng mà có những khoảng lồi lõm, trồi sụt, có cả những mặt khuất lấp, những cảnh

Một phần của tài liệu Phong cách tiểu thuyết chu lai (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w