cách đồng bộ các thành tố từ quản lý đội ngũ sư phạm, quản lý CSVC-TBDH, quản lý điều kiện và môi trường làm việc đến cơ chế tổ chức hoạt động, điều hành, kiểm tra, đánh giá, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trung tâm.
1.3. Một số vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý hình thức giáo dục từ xa
1.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý hình thức giáodục từ xa dục từ xa
Nếu chất lượng đào tạo không được đảm bảo thì sẽ đưa đào tạo từ xa vốn là một hình thức có ý nghĩa thực tiễn cao, đáp ứng yêu cầu bức bách của xã hội có thể trở thành một hình thức đào tạo mà chất lượng không đáp ứng yêu cầu xã hội.
Vì vậy, thách thức lớn nhất của giáo dục theo hình thức từ xa hiện nay ở nước ta là vấn đề đảm bảo chất lượng trong điều kiện dựa vào sự tự giác cao của người học, và sự cạnh tranh quyết liệt giữa các cơ sở đào tạo.
Do hình thức GDTXa thuộc phương thức giáo dục không chính quy nên xét về tổng thể, hiện nay, khó có thể đòi hỏi ngay chất lượng đào tạo từ xa phải cao như đào tạo chính quy được (cá biệt vẫn có một số địa phương đào tạo chính quy nhưng chưa chú trọng đúng mức việc nâng cao chất lượng và giải pháp đánh giá điểm thật cao để sinh viên có bằng giỏi, bằng khá, giúp họ có thể cạnh tranh việc làm khi mà có nhiều đơn vị chỉ tuyển nhân viên là sinh viên giỏi khá. Điều đó cũng tạo ra thế cạnh tranh trong tuyển sinh của nhà trường). Với quy định “ Văn bằng, chứng chỉ của hình thức giáo dục từ
xa… là văn bằng, chứng chỉ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được Nhà nước bảo đảm về tính pháp lý và giá trị sử dụng như văn bằng, chứng chỉ của các loại hình giáo dục khác”( Điều 3, tr1 Qui chế về tổ chức đào tạo, thi, kiểm
tra, cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp theo hình thức GDTXa). Vì vậy, để đảm bảo cho sự bình đẳng của văn bằng từ xa so với văn bằng của các hình thức giáo dục khác thì chất lượng của đào tạo từ xa phải được quan tâm và nâng cao dần. Vì vậy cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý hình thức giáo dục từ xa.