Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các lớp đại học hệ từ xa ở trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 81)

Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của CBQL và CBGV của trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An bằng cách dùng phiếu trưng cầu ý kiến và trao đổi,

phỏng vấn trực tiếp. Qua khảo sát, điều tra và trưng cầu ý kiến (Phụ lục 2) của 12 CBQL các thời kỳ và 50 CBGV đã nghỉ hưu và đang công tác tại trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An. Chúng tôi thu được kết quả như sau:

Nhóm giải

pháp Nội dung giải pháp

Mức độ cần thiết (Số lượt/tỷ lệ %) Mức độ khả thi (Số lượt/tỷ lệ %) Rất Cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi Nâng cao nhận thức của toàn xã hội đối với GDTXa

Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chức năng nhiệm vụ của trung tâm 47 75.7 15 24.3 0 13 21 49 79 0 Tổ chức cho đội ngũ CB,GV học tập, quán triệt các nghị quyết, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về GD -ĐT nói chung và GDTXa nói riêng. 41 33.9 21 66.1 0 26 42 36 58 0 Tổ chức phổ biến cho đội ngũ CB, GV thực hiện tốt các quyết định, quy chế, quy định, nhiệm vụ của GDTXa

44 70.6 18 29.4 0 24 38.7 6 38 61.2 4 0 Xây dựng và hoàn thiện các nội quy, quy chế quản lý, lề lối làm 48 77.4 14 22.6 0 32 51.5 30 48.5 0

việc của trung tâm GDTX Tăng cường quản lý chất lượng đào tạo đại học hệ từ xa

Quản lý hoạt động dạy học trong quá trình đào tạo 42 66.6 20 33.4 0 33 53.1 29 46.9 0

Nâng cao năng lực giáo viên và nghiệp vụ quản sinh của đội ngũ giáo viên trung tâm

58 80.6 14 19.4 0 36 69.3 16 30.7 0

Tăng cường kiểm tra đánh giá trong quá trình đào tạo học viên

48 77.4 14 22.6 0 32 61.5 22 23.1 8 15.4

Tăng cường đầu tư CSVC – TBDH phục vụ TBDH. 42 77.8 12 22.2 0 32 55.1 17 22.6 13 22.3 Xây dựng chính sách hợp lý nhằm khuyến khích người học. 48 77.4 14 22.6 0 36 69.3 16 30.7 0 Nhận xét:

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các biện pháp chúng tôi đề xuất được đa số CBQL và CBGV cho rằng rất cần thiết và mức độ khả thi cao. Không có ý kiến nào cho rằng các biện pháp trên là không cần thiết.

* Về tính cần thiết: Không có biện pháp nào được cho là không cần thiết. Trong đó các biện pháp: Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chức năng, nhiệm vụ của trung tâm GDTX; tổ chức phổ biến cho đội ngũ CB, GV thực hiện tốt các quyết định, quy chế, quy định, nhiệm vụ của việc đào tạo đại học hệ từ xa . Quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học đối với đào tạo từ xa, quản lý đổi mới phương pháp dạy và học, quản lý đổi mới kiểm tra, đánh giá học viên, quản lý

CSVC, nâng cao vai trò lãnh đạo của CBQL của trung tâm phối hợp chặt chẽ với các trung tâm đào tạo từ xa thuộc các trường đại học liên kết có 80.6% trở lên ý kiến cho rằng là rất cần thiết.

* Về tính khả thi: Hầu hết các chuyên gia đánh giá các biện pháp trên đều có tính khả thi. Từ kết quả thu được qua khảo sát, chúng tôi cho rằng các biện pháp được đề xuất có thể áp dụng vào thực tiễn về việc nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo đại học hệ từ xa tại trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An.

Kết luận chương 3

Qua nghiên cứu việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo đại học hệ từ xa tại trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Để có thể xác lập các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo đại học hệ từ xa tại trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An một cách khoa học hợp lý. Cần phải căn cứ vào chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước về GD-ĐT nói chung và ĐT đại học hệ từ xa nói riêng, chương trình phát triển giáo dục và đào tạo của UBND tỉnh và Sở GD – ĐT tỉnh Nghệ An. Đồng thời phải căn cứ vào cơ sở lý luận và thực trạng nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo đại học hệ từ xa tại trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An.

Luận văn đã đề xuất 2 nhóm biện pháp lớn với 9 nội dung về việc nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo đại học hệ từ xa tại trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An. Các biện pháp chúng tôi đều xác định mục tiêu, nội dung và tổ chức thực hiện.

Bằng phiếu trưng cầu ý kiến của CBQL và CBGV của trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An đối với những người đang công tác và đã nghỉ hưu. Và phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia, chúng tôi tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn trong thời gian sắp tới nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học hệ từ xa với mong muốn đào tạo theo hình thức này ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của tác giả về đề tài “Một số giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo đại học hệ từ xa trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An. Các nội dung đề cập ở các chương, luận văn đã cơ bản hoàn thành mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. Chúng tôi rút ra một số kết luận và kiến nghị sau:

Đào tạo từ xa là hình thức đào tạo đặc thù, có nhiều khác biệt với đào tạo chính quy được tổ chức trong các trường đại học. Vì vậy, phương thức quản lý và tổ chức HĐDH nói riêng, hoạt động đào tạo theo hình đào tạo đại học hệ từ xa nói chung cũng có những nét đặc thù so với các loại hình đào tạo khác. Đối với trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An công tác quản lý HĐDH là nhiệm vụ chủ yếu quan trọng. Nếu nâng cao được hiệu quả quản lý hoạt động này sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiêụ quả đào tạo hướng vào việc phục vụ cho tiến trình phát triển và tiến bộ xã hội, đem lại lợi ích và hạnh

phúc con người trong từng thời đại. Việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của trung tâm GDTX đối với đào tạo đại học hệ từ xa đáp ứng nhu cầu học tập mọi người, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở GD&Đ, Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An được củng cố và phát triển, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, là điều kiện để nghành GDTX thực hiện nhiệm vụ của mình. Đội ngũ cán bộ, GV và CSVC, TBDH của các trung tâm từng bước được quan tâm. Việc tổ chức quản lý hoạt động dạy học của trung tâm đã có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ tốt nghiệp những năm gần đây đã tăng lên so với những năm trước. Việc quản lý đào tạo đại học hệ từ xa đã đựoc quan tâm thể hiện ở các nội dung: Quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học, quản lý giờ lên lớp của giảng viên…Tuy nhiên đổi mới PPDH chưa hiệu quả còn mang tính hình thức. Việc kiểm tra đánh giá học viên chưa đúng thực chất trình độ học lực của học viên nên chưa phát huy được tác dụng trong việc giáo dục ý thức tự học, phát huy yếu tố nội lưc trong quá trình tự nghiên cứu. Bên cạnh đó công tác đầu tư CSVC TBDH chưa đáp ứng

Xuất phát từ thực trạng quản lý đào tạo đại học hệ từ xa tại trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất 2 nhóm biện pháp với 9 nội dung cải tiến nâng cao quản lý hoạt động dạy học đối với đào tạo từ xa nhằm khắc phục những hạn chế yếu kém, của công tác quản lý đối với loại hình đào tạo trên trong thời gian qua. Đồng thời phát huy những ưu điểm đã có để đưa hoạt động dạy học đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn giúp trung tâm phát triển bền vững và có những đóng góp tích cực cho ngành giáo dục đào tạo tỉnh nhà góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội địa phương.

- Các nhóm biện pháp quản lý đã đề cập trong luận văn có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong việc nâng cao hiệu quả quản lý. Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy các biện pháp trên là rất cần thiết và khả thi, phù hợp với đặc điểm của loại hình đào tạo từ xa tại trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên CBQL trung tâm cần căn cứ vào tình hình thực tế của trung tâm và tình hình kinh tế xã hội của địa phương mình để lựa chọn các biện pháp cho phù hợp, bên cạnh đó cần phối hợp các nhóm biện pháp một cách linh hoạt, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả của trung tâm.

- Kết quả nghiên cứu trên chỉ là bước đầu, do thời gian và khả năng còn hạn chế, luận văn chưa thể đề cập một cách đầy đủ và toàn diện các vấn đề cần nghiên cứu. Vì vậy các biện pháp trên đây cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện trong qua trình thực tiễn và quá trình phát triển trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An.

2. KIẾN NGHỊ

Từ các kết quả nghiên cứu thực tế về khả năng học của học viên học từ xa ở Nghệ An nói riêng và những hiểu biết về đối tượng học đào tạo từ xa, quy trình đào tạo từ xa của các trường, cơ sở đào tạo từ xa nói chung, chúng tôi mạnh dạn đưa ra những kiến nghị như sau:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo

- Cần phải thống nhất về chương trình đào tạo từ xa, thời gian đào tạo cho các hệ đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn, tránh tình trạng cạnh tranh về số lượng đào tạo dẫn đến việc tuỳ tiện rút ngắn thời gian đào tạo của một số trường và cơ sở đào tạo từ xa. Bộ cần có chỉ đạo để khắc phục các thiếu sót, các mặt chưa hợp lý về chương trình đào tạo, nội dung và tài liệu đào tạo từ xa, cách thức tổ chức, biện pháp kiểm tra đánh giá chất lượng. Cần chú trọng về phương pháp, thời gian để có thể hình thành và nâng cao các KN học tập

nhất là các KN tự học của người học từ xa để sau khi hoàn thành khoá học người học có khả năng tự học tập, tự nghiên cứu và bồi dưỡng suốt đời.

- Bộ GD&ĐT và các trường, cơ sở đào tạo từ xa cần phải quan tâm đến việc hình thành và phát triển hệ thống KN học tập, nhất là các KN đọc, hiểu tài liệu, hệ thống hoá kiến thức, KN tự kiểm tra đánh giá, nghiên cứu chuyên môn cho người học từ xa. Nên dành một thời lượng nhất định cho việc huấn luyện, giảng dạy chuyên sâu các KN học trong quá trình đào tạo các học phần chuyên môn (có thể xây dựng chuyên đề bồi dưỡng các KN tự học tập, nghiên cứu trong chương trình đào tạo các học phần chuyên môn (có thể xây dựng chuyên đề bồi dưỡng các KN tự học tập, nghiên cứu trong chương trình đào tạo).

- Cho mở rộng mô hình đào tạo Thạc sỹ theo hình thức từ xa. Đây không phải là vấn đề mới đối với các nước trên thế giới, và hơn nữa, đối tượng đào tạo thạc sỹ là rất phù hợp với công tác tự học, tự nghiên cứu nên chắc chắn chất lượng đào tạo sẽ không thấp.

2.2. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An

- Quan tâm hơn nữa việc đầu tư cho trung tâm GDTX tỉnh, đặc biệt là xây dựng CSVC và tăng cường trang cấp thiết bị dạy học.

- Cần có sự nhìn nhận đúng đắn về chức năng, nhiệm vụ và vai trò của GDTX đối với mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và sự nghiệp CNH –HĐH của tỉnh, để từ đó có chuyển biến trong nhận thức đề ra chủ trương, định hướng đầu tư đúng mức, tạo điều kiện thuận lợi cho các trung tâm GDTX ngày càng phát triển.

- Tăng định mức thu học phí cho nghành học GDTX (vì mức thu do UBND tỉnh quy định từ năm 1998 đến nay không còn phù hợp) đảm bảo cho các hoạt động của trung tâm, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

2.3. Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Nghệ An.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho trung tâm GDTX tỉnh về chỉ tiêu đào tạo. Tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, tham quan học tập kinh nghiệm quản lý trung tâm GDTX có uy tín chất lượng ở trong nước, ngoài nước.

- Quan tâm đầu tư, hỗ trợ về CSVC – TBDH cho trung tâm để đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay.

2.4. Đối với các trường, Cơ sở đào tạo từ xa

- Cần xây dựng quy trình đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo theo hướng nâng cao các KN học cho người học như: cải tiến nội dung học, cách thức tương tác giữa người học với cơ sở đào tạo, GV, cải tiến nội dung đề thi, cách chấm điểm, đánh giá để người học học một cách tích cực, biết phân tích, tránh sao chép tài liệu một cách máy móc. Người học phải chú trọng hình thành và hoàn thiện các KN học đặc thù của đào tạo từ xa như KN sử dụng máy vi tính, KN tra tìm tài liệu, thảo luận, tự kiểm tra, đánh giá kết quả trên mạng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết đi ̣nh số 112/2005/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ về viê ̣c phê duyê ̣t đề án,“Xây dựng xã hội học tập” giai đoa ̣n 2005-2015.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002),Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 BCHTW khoá

IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4.Sở GD&ĐT Nghệ An (2008), Tài liê ̣u Hội nghi ̣ tổng kết năm học (2007

-2008).

5. Quyết đi ̣nh số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001của Thủ tướng chính phủ, Về chiến lược phát triển giáo du ̣c 2001-2010.

6. PGS.TS Phùng Đình Mẫn, Một số kỹ năng cơ bản đối việc tự học của Sinh

viên đào tạo từ xa, Tập chí Tâm lý học Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Số 5,

05-2008.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. RandyGaríson, Giáo dục từ xa và giáo dục người trưởng thành.

Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục.Trường Cán bộ quản lý GD - ĐT TW1, Hà Nội.

9. Quy chế đào tạo đại học theo hình thức giáo dục từ xa của bộ Giáo dục và Đào tạo (Ban hành theo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 8/8/2003

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

11.NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Luật Giaó dục (2005).

12. Hà Thế Ngữ – Đă ̣ng Vũ Hoa ̣t (1998), Giáo dục tập 1,2, NXB Giáo du ̣c Hà Nô ̣i.

13. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về

quản lý, trường Cán bộ quản lý GD –ĐTTW1, Hà Nội.

14. Hoàng Phê (1992).Từ điển Tiếng Viê ̣t, Viê ̣n Ngôn ngữ ho ̣c, NXB Hà Nô ̣i. 15. Lê Hải Yến – Đỗ Xuân Thảo, Các yếu tố đảm bảo chất lượng hê ̣ đào tạo

từ xa.Ta ̣p chí Giáo du ̣c từ xa và Ta ̣i chức số 27 tháng 12-2010 trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các lớp đại học hệ từ xa ở trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w